Vợ chồng sau khi kết hôn được pháp luật quy định cụ thể tài sản trong thời kì hôn nhân là tài sản chung. Như vậy sẽ giúp cho mục đích hôn nhân thêm bền chặt, củng cố sự gắn kết giữa vợ chồng, đảm bảo được việc xây dựng gia đình. Tuy nhiên, mọi công dân đều có quyền sở hữu tài sản cho riêng mình và vợ chồng cũng không ngoại lệ. Tài sản chung chỉ rằng buộc trong thời kì hôn nhân, vậy nên trước khi kết hôn ai cũng sẽ có tài sản của riêng minh. Vậy làm thế nào để xác nhận tài sản riêng? Thủ tục xác nhận tài sản riêng như thế nào?
LSX sẽ giải đáp những thắc mắc liên quan đến vấn đề trong bài viết sau.
Căn cứ pháp lý
Tài sản riêng là gì?
Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014. cụ thể: “Khi hôn nhân tồn tại, vợ chồng có quyền thỏa thuận chia một phần hoặc toàn bộ tài sản chung; việc chia tài sản chung phải lập thành văn bản; nếu không thoả thuận được thì có quyền yêu cầu Toà án giải quyết.” và “Trong trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng thì phần tài sản được chia, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của mỗi bên sau khi chia tài sản chung là tài sản riêng của vợ, chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác. Phần tài sản còn lại không chia vẫn là tài sản chung của vợ chồng”.
Vợ, chồng có quyền nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung.
Cơ sở xác định tài sản riêng
Điều 43 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định tài sản riêng của vợ, chồng gồm: tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân (theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014); tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.
Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 40 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.
Điều 11 Nghị định số 126/2014/NĐ-CP quy định tài sản riêng khác của vợ, chồng theo quy định của pháp luật là: (i) Quyền tài sản đối với đối tượng sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ; (ii) tài sản mà vợ, chồng xác lập quyền sở hữu riêng theo bản án, quyết định của Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác; (iii) khoản trợ cấp, ưu đãi mà vợ, chồng được nhận theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng; quyền tài sản khác gắn liền với nhân thân của vợ, chồng.
Các loại tài sản riêng bao gồm những gì?
Các loại tài sản riêng của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân bao gồm:
- Tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn;
- Tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân;
- Tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật Hôn nhân và gia đình 2014;
- Tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng;
- Tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng:
- Quyền tài sản đối với đối tượng sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ.
- Tài sản mà vợ, chồng xác lập quyền sở hữu riêng theo bản án, quyết định của Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác.
- Khoản trợ cấp, ưu đãi mà vợ, chồng được nhận theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng; quyền tài sản khác gắn liền với nhân thân của vợ, chồng.
- Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng.
- Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của mỗi bên sau khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân là tài sản riêng của vợ, chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác;
- Tài sản mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản riêng.
Làm sao để chứng minh tài sản riêng vợ, chồng?
Theo phân tích ở trên, có thể thấy, tài sản riêng của vợ, chồng sẽ thuộc sở hữu riêng mình vợ, chồng, trong khi đó, tài sản chung thuộc sở hữu hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung vợ, chồng (căn cứ khoản 2 Điều 33 Luật Hôn nhân và Gia đình).
Từ những loại tài sản riêng được nêu ở trên, để chứng minh tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân của vợ, chồng cần dựa vào các yếu tố sau:
Thời điểm hình thành tài sản:
Đây là một trong những vấn đề có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định tài sản chung, tài sản riêng vợ, chồng.
Cụ thể, nếu không có thỏa thuận khác thì khi tài sản hình thành trước khi vợ, chồng đăng ký kết hôn tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thì tài sản đó sẽ được coi là tài sản riêng của vợ hoặc chồng.
Theo đó, có thể dựa vào hợp đồng mua bán, hóa đơn, chứng từ mua bán, tặng cho, thừa kế… có được trước khi kết hôn để chứng minh tài sản này là tài sản riêng vợ chồng.
Nguồn gốc của tài sản
Ngoài thời điểm thì nguồn gốc hình thành tài sản cũng là một trong những căn cứ quan trọng để chứng minh tài sản riêng của vợ, chồng. Cụ thể gồm một trong các giấy tờ sau:
Tài sản được thừa kế, tặng cho riêng: Hợp đồng tặng cho, văn bản thỏa thuận di sản thừa kế…
Quyền với đối tượng sở hữu trí tuệ: Giấy chứng nhận đăng ký đối tượng sở hữu trí tuệ tương ứng với tài sản của vợ hoặc chồng theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.
Bản án, quyết định của Tòa án hoặc cơ quan khác để chứng minh xác lập tài sản riêng.
Văn bản thỏa thuận tài sản chung vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân…
Thủ tục xác nhận tài sản riêng như thế nào?
Theo quy định của Điều 38 Luật hôn nhân gia đình 2014:
Trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận chia một phần hoặc toàn bộ tài sản chung, trừ trường hợp quy định tại Điều 42 của Luật này;
Nếu không thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.
Thủ tục xác nhận tài sản riêng của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân có 02 con đường:
- Văn bản thỏa thuận phân chia tài sản chung tại văn phòng công chứng;
- Khởi kiện yêu cầu phân chia tài sản chung gửi Tòa án có thẩm quyền.
Lập Văn bản thỏa thuận phân chia tài sản chung của vợ chồng và yêu cầu công chứng tại tổ chức công chứng trên địa bàn nơi mình sinh sống
Thủ tục công chứng được thực hiện theo quy định của Luật Công chứng và văn bản hướng dẫn. Hồ sơ yêu cầu công chứng (Điều 40 Luật Công chứng năm 2014):
- Phiếu yêu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch theo mẫu
- Dự thảo hợp đồng, giao dịch;
- Bản sao giấy tờ tùy thân của người yêu cầu công chứng;
- Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng trong trường hợp hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản đó;
- Bản sao giấy tờ khác có liên quan mà pháp luật quy định phải có, như: Giấy đăng ký kết hôn, hộ khẩu thường trú của hai vợ chồng bạn….
Khởi kiện yêu cầu phân chia tài sản chung gửi Tòa án có thẩm quyền
- Vợ chồng khi có yêu cầu xác nhận tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân thì hai bên có thể lựa chọn nộp đơn ở TOÀ ÁN nhân dân cấp huyện/tỉnh nơi mà vợ chồng đó đang cư trú.
- Trình tự thủ tục xác nhận tài sản riêng vợ chồng được thực hiện theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Trình tự, thủ tục thêm tên vợ vào tài sản riêng của chồng
- Thủ tục bán tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân năm 2023
- Phân biệt tài sản chung, tài sản riêng vợ chồng
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Thủ tục xác nhận tài sản riêng như thế nào năm 2023?” Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như hợp đồng thuê nhà chấm dứt khi nào. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định, tài sản thuộc sở hữu chung của cả hai vợ chồng thì trên giấy chứng nhận quyền sở hữu phải ghi tên của cả hai, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.
Chiếc xe ô tô mà hai vợ chồng bạn mua được xem là tài sản chung vì đây là tài sản được phát sinh trong thời kỳ hôn nhân. Khi bạn đi làm giấy đăng ký xe thì trên giấy đấy phải có cả tên bạn và vợ bạn, tuy nhiên là hai vợ chồng bạn có thể thỏa thuận ai là người đứng tên đại diện.
Điều 10 Nghị định số 126/2014/NĐ-CP quy định: Hoa lợi phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng là sản vật tự nhiên mà vợ, chồng có được từ tài sản riêng của mình. Lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng là khoản lợi mà vợ, chồng thu được từ việc khai thác tài sản riêng của mình.
Để xác định tài sản của vợ chồng liên quan đến hoa lợi, lợi tức, có các trường hợp như sau:
Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản chung của vợ chồng là tài sản chung của vợ chồng (tài sản do hoạt động sản xuất, kinh doanh).
Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ chồng mà trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung của vợ chồng (khoản 1 Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014).
Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng được chia trong thời kỳ hôn nhân là tài sản riêng của vợ chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác (khoản 1 Điều 40 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014).