Thủ tục cấp sổ đỏ lần đầu là một trong những thủ tục mà người dân hay thắc mắc trong việc mua bán nhà ở, đất đai. Bài viết dưới đây của Luật sư X sẽ gửi đến bạn thủ tục xin cấp sổ đỏ lần đầu. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích cho bạn đọc
Căn cứ pháp lý
Thủ tục xin cấp sổ đỏ lần đầu.
Luật Đất đai 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành có nhiều điều khoản quy định về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu (cấp Sổ đỏ, Sổ hồng lần đầu) nhưng không có quy định giải thích thế nào là cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu. Mặc dù vậy, đều có cách hiểu thống nhất về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu như sau:
Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu là việc Nhà nước cấp chứng thư pháp lý để xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất; đối tượng được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu là thửa đất, tài sản gắn liền với đất chưa được cấp Giấy chứng nhận hoặc đã cấp nhưng trái quy định pháp luật.
Như vậy, mỗi thửa đất, tài sản gắn liền với đất chỉ được cấp 01 Giấy chứng nhận; nếu Giấy chứng nhận bị mất sẽ đề nghị cấp lại, nếu bị rách, hỏng, nhòe, ố sẽ tiến hành thủ tục cấp đổi.
Trình tự thủ tục xin cấp sổ đỏ lần đầu.
Trường hợp 1: Có giấy tờ về quyền sử dụng đất
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 8 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT, hồ sơ đề nghị xin làm của hộ gia đình và cá nhân khi có giấy tờ về quyền sử dụng đất gồm các giấy tờ:
1. Đơn đăng ký, cấp Sổ đỏ theo Mẫu 4a/ĐK;
2. Một trong những giấy tờ về quyền sử dụng đất được quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 và Điều 18 của Nghị định 43/2014/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Giấy tờ theo quy định Điều 100 Luật Đất đai 2013, gồm:
- Giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất tạm thời do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hay có tên trong Sổ đăng ký ruộng đất, Sổ địa chính trước 15/10/1993 (ngày Luật Đất đai 1993 có hiệu lực);
- Những giấy tờ về quyền sử dụng đất từ trước ngày 15/10/1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong suốt quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
- Giấy tờ liên quan đến chuyển nhượng quyền sử dụng đất và mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15/10/1993 do UBND cấp xã (xã, phường, thị trấn) xác nhận là đã sử dụng từ trước ngày 15/10/1993;
- Giấy tờ thanh lý và hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; giấy tờ mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo đúng quy định của pháp luật
- Giấy tờ hợp pháp về thừa kế và tặng cho quyền sử dụng đất hay các tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa và nhà tình thương gắn liền với đất;
- Các loại giấy tờ theo đúng quy định trên mà đứng tên người khác (có kèm theo giấy chuyển quyền sử dụng đất có chữ ký);
- Bản án hay quyết định của Tòa án về quyền sử dụng đất của hộ gia đình và cá nhân…;
- Quyết định giao đất và cho thuê đất của Nhà nước cho hộ gia đình, cá nhân từ trước ngày 15/10/1993 mà đến ngày 01/07/2014 chưa được cấp Sổ đỏ;
- Giấy tờ về quyền sử dụng đất được các cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho những người sử dụng đất như: Bằng khoán điền thổ; Văn tự mua bán nhà ở và tặng cho nhà ở, đổi nhà ở, thừa kế nhà ở mà gắn liền với đất ở có chứng nhận của cơ quan thuộc chế độ cũ (hướng dẫn tại Điều 15 Thông tư 02/2015/TT-BTNMT).
Giấy tờ về quyền sử dụng đất được quy định tại Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 01/2017/NĐ-CP): Sổ mục kê đất và sổ kiến điền lập trước ngày 18/12/1980.
3 Giấy tờ về tài sản gắn liền với đất đai như: giấy chứng nhận công trình xây dựng không phải là nhà ở, giấy chứng nhận về quyền sở hữu nhà ở, chứng nhận quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng và chứng nhận quyền sở hữu cây lâu năm (nếu có tài sản và có yêu cầu về chứng nhận quyền sở hữu).
Trường hợp đăng ký về quyền sở hữu nhà ở, các công trình xây dựng thì phải có sơ đồ nhà ở, và công trình xây dựng (trừ trường hợp trong giấy tờ về quyền sở hữu nhà ở và công trình xây dựng đã có sơ đồ phù hợp với hiện trạng nhà ở và công trình đã xây dựng).
4. Chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính (như biên lai nộp thuế và tiền sử dụng đất…); giấy tờ liên quan đến việc miễn và giảm nghĩa vụ tài chính về đất đai, và các tài sản gắn liền với đất (nếu có). Ngoài các giấy tờ theo quy định trên, khi làm thủ tục cấp Sổ đỏ lần đầu cần xuất trình giấy chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân.
Lưu ý:
- Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc nhóm đối tượng và đủ điều kiện được sở hữu nhà ở và việc sử dụng đất ở Việt Nam thì phải giấy chứng minh theo quy định.
- Trường hợp người sử dụng đất đã đăng ký đất đai mà nay có thêm nhu cầu được cấp sổ đỏ thì chỉ cần nộp đơn đề nghị cấp sổ đỏ
Trường hợp 2. Không có giấy tờ quyền sử dụng đất
Trường hợp không có giấy tờ liên quan về quyền sử dụng đất (Theo Điều 101 Luật Đất đai năm 2013), khi có yêu cầu về cấp Sổ đỏ thì cần chuẩn bị hồ sơ với các giấy tờ sau:
- Xác nhận của UBND cấp xã về sử dụng đất ổn định và lâu dài;
- Xác nhận của UBND cấp xã về việc không có tranh chấp và phù hợp với quy hoạch;
- Đơn đăng ký và cấp sổ đỏ theo Mẫu số 04a/ĐK;
- Chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính như: Biên lai nộp thuế và tiền sử dụng đất
Mẫu đơn xin cấp sổ đỏ lần đầu.
Mời bạn tham khảo mẫu đơn sau:
Mời bạn xem thêm bài viết
- Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự
- Hồ sơ đề nghị miễn giảm tạm ứng án phí, án phí dân sự
- Trình độ chuyên môn của nhân viên là yếu tố
- Biện pháp ký cược bảo đảm thực hiện nghĩa vụ
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung tư vấn về “Thủ tục xin cấp sổ đỏ lần đầu“. Mong rằng mang lại thông tin hữu ích cho bạn đọc. Quý khách hàng nếu có thắc mắc về đăng ký xác nhận tình trạng hôn nhân, đăng ký nhãn hiệu hay tìm hiểu về mẫu giấy xác nhận tình trạng độc thân để nhận được tư vấn nhanh chóng giải quyết vấn đề pháp lý qua hotline: 0833 102 102 hoặc các kênh sau:
- Facebook : www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtobe: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Hiện nay, người sử dụng đất để được cấp Sổ đỏ thì phải có đủ điều kiện. Theo Luật Đất đai năm 2013, Nghị định 43/2014/NĐ-CP và Nghị định 01/2017/NĐ-CP thì điều kiện được cấp Sổ đỏ gồm 03 nhóm:
– Nhóm 1: Có giấy tờ về quyền sử dụng đất (dễ được cấp nhất);
– Nhóm 2: Không có giấy tờ về quyền sử dụng đất (chỉ áp dụng với hộ gia đình, cá nhân);
– Nhóm 3: Đất lấn, chiếm; đất được giao không đúng thẩm quyền;
+ Đây là trường hợp khó được cấp Sổ đỏ nhất vì là các trường hợp mà thời điểm lấn, chiếm hoặc giao đất thì vi phạm pháp luật về đất đai nhưng đã sử dụng ổn định, lâu dài nên điều kiện rất chặt chẽ;
+ Chỉ những hành vi lấn, chiếm, giao đất không đúng thẩm quyền trước ngày 01/7/2014 mới được cấp hoặc xem xét cấp Sổ đỏ; nếu xảy ra sau ngày 01/7/2014 sẽ bị xử lý, đất lấn, chiếm hoặc được giao không đúng thẩm quyền sẽ bị thu hồi.
Theo khoản 40 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP thời hạn cấp Sổ đỏ được quy định như sau:
– Không quá 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; không quá 40 ngày với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.
– Thời hạn cấp Sổ đỏ không tính thời gian các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật; không tính thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã, thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất; không tính thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật, thời gian trưng cầu giám định.