Thủ tục xin chuyển đất nông nghiệp sang đất thổ cư như thế nào?

bởi Ngọc Gấm
Thủ tục gia hạn thời hạn sử dụng đất như thế nào năm 2023?

Chào Luật sư, để có thể xây nhà hợp pháp tại Thành phố Cao Lãnh gia đình tôi phải chuyển 100m2 đất trồng xoài sang đất thổ cư. Tuy nhiên một tháng trôi qua mặt dù đã nhiều lần nộp hồ sơ nhưng Văn phòng đăng ký đất đai tại địa phương vẫn trả hồ sơ xin chuyển đất nông nghiệp của gia đình tôi. Chính vì thế, cuối cùng gia đình tôi quyết định nhờ Luật sư tư vấn giúp gia đình chúng tôi các thủ tục xin chuyển đất nông nghiệp sang đất thổ cư tại Việt Nam.

Để giải quyết cho tình huống này, LSX xin được phép cung cấp cho bạn thông tin về việc thủ tục xin chuyển đất nông nghiệp sang đất thổ cư như thế nào? Mời bạn quý bạn đọc tham khảo bài viết sau đây của chúng tôi.

Điều kiện chuyển đất nông nghiệp sang đất thổ cư

Để có thể biết được người dân Việt Nam có thể chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất thổ cư hay không thì bạn cần phải tìm hiểu về các điều kiện về việc chuyển mục đích sử dụng đất tại Việt Nam. Theo đó, người đất Việt Nam được phép chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp tại Việt Nam sang đất thổ cư tuy nhiên phải được sự cho phép của cơ quan quản lý đất đai tại địa phương.

Theo quy định tại Điều 57 Luật Đất đai 2013 quy định về chuyển mục đích sử dụng đất như sau:

“– Các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền bao gồm:

  • Chuyển đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối;
  • Chuyển đất trồng cây hàng năm khác sang đất nuôi trồng thủy sản nước mặn, đất làm muối, đất nuôi trồng thủy sản dưới hình thức ao, hồ, đầm;
  • Chuyển đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất sang sử dụng vào mục đích khác trong nhóm đất nông nghiệp;
  • Chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp;
  • Chuyển đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất sang đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất;
  • Chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở;
  • Chuyển đất xây dựng công trình sự nghiệp, đất sử dụng vào mục đích công cộng có mục đích kinh doanh, đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ sang đất thương mại, dịch vụ; chuyển đất thương mại, dịch vụ, đất xây dựng công trình sự nghiệp sang đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp.

– Khi chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định tại khoản 1 Điều này thì người sử dụng đất phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật; chế độ sử dụng đất, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất được áp dụng theo loại đất sau khi được chuyển mục đích sử dụng.”

Thủ tục xin chuyển đất nông nghiệp sang đất thổ cư như thế nào?

Để biết được thủ tục chuyển đất nông nghiệp tại Đồng Tháp nói chung thì bạn có thể tìm hiểu quy trình, thủ tục tại Quyết định 1860/QĐ-UBND-HC ban hành vào ngày ngày 07 tháng 12 năm 2021. Theo đó, Quyết định sẽ hướng dẫn bốn bước mà người dân nhất định phải thực hiện khi tiến hành chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất thổ cư. Bao gồm bước một nộp hồ sơ, bước hai, bước ba hồ sơ được tiếp nhận và xử lý và bước bốn là trả kết quả chuyển mục đích sử dụng đất.

TTTrình tự thực hiệnCách thức thực hiệnThời gian giải quyếtGhi chú
Bước 1Nộp hồ sơ thủ tục hành chính: Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư chuẩn bị hồ sơ đầy đủ theo quy định và nộp hồ sơ qua các cách thức sau: Nộp trực tiếp qua tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện.  Hoặc thông qua dịch vụ bưu chính công ích  Nộp hồ sơ tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã nếu có nhu cầu.  Sáng: từ 07 giờ đến 11 giờ 30 phút; chiều: từ 13 giờ 30 đến 17 giờ của các ngày làm việc (thứ Bảy làm việc buổi sáng). Không quy định (tùy khách hàng) 
4. Hoặc nộp trực tuyến tại website cổng Dịch vụ công của tỉnh Đồng Tháp: http://dichvucong.dongthap.gov.vn
Bước 2Tiếp nhận và chuyển hồ sơ thủ tục hành chính       1.Đối với hồ sơ được nộp trực tiếp qua Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc thông qua dịch vụ bưu chính công ích công chức, viên chức tiếp nhận hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả xem xét, kiểm tra tính chính xác, đầy đủ của hồ sơ; quét (scan) và lưu trữ hồ sơ điện tử, cập nhật vào cơ sở dữ liệu của phần mềm một cửa điện tử của huyện. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa chính xác theo quy định, công chức, viên chức tiếp nhận hồ sơ phải hướng dẫn đại diện tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định và nêu rõ lý do kèm theo mẫu Phiếu yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ. Trường hợp từ chối nhận hồ sơ, công chức, viên chức tiếp nhận hồ sơ phải nêu rõ lý do theo mẫu Phiếu từ chối giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính. Trường hợp hồ sơ đầy đủ, chính xác theo quy định, công chức, viên chức tiếp nhận hồ sơ và lập Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả; đồng thời, chuyển cho cơ quan có thẩm quyền để giải quyết theo quy trình.Chuyển ngay hồ sơ tiếp nhận trực tiếp trong ngày làm việc (không để quá 02 giờ làm việc) hoặc chuyển vào đầu giờ ngày làm việc tiếp theo đối với trường hợp tiếp nhận sau 16 giờ hàng ngày. 
Thủ tục xin chuyển đất nông nghiệp sang đất thổ cư như thế nào?
TTTrình tự thực hiệnCách thức thực hiệnThời gian giải quyếtGhi chú
  2. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư nộp hồ sơ tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã thì trong 03 ngày Ủy ban nhân dân cấp xã chuyển hồ sơ đến Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện.03 ngày 
  3. Đối với hồ sơ được nộp trực tuyến thông qua Cổng Dịch vụ công của tỉnh, công chức, viên chức tiếp nhận hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả phải xem xét, kiểm tra tính chính xác, đầy đủ của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa chính xác hoặc không thuộc thẩm quyền giải quyết theo quy định, công chức, viên chức tiếp nhận phải có thông báo nêu rõ lý do và hướng dẫn cụ thể, đầy đủ một lần để tổ chức, cá nhân bổ sung đầy đủ, chính xác hoặc gửi đúng đến cơ quan có thẩm quyền. Việc thông báo được thực hiện thông qua chức năng gửi thư điện tử, gửi tin nhắn tới người dân của Cổng Dịch vụ công của tỉnh; Nếu hồ sơ của tổ chức, cá nhân đầy đủ, hợp lệ thì công chức, viên chức tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả và chuyển cho cơ quan có thẩm quyền để giải quyết theo quy trình.Không quá 0,5 ngày kể từ ngày phát sinh hồ sơ trực tuyến   
Bước 3Giải quyết thủ tục hành chínhSau khi nhận hồ sơ thủ tục hành chính từ Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả công chức, viên chức xử lý xem xét, thẩm định hồ sơ, trình phê duyệt kết quả giải quyết thủ tục hành chính:  
1. Trường hợp Cấp GCN mới 
a) Trường hợp có đo đạc tách thửa, xác định vị trí xin chuyển mục đích (trừ trường hợp xin chuyển mục đích từ đất trồng lúa nước sang đất phi nông nghiệp)27 ngày
b) Trường hợp có đo đạc tách thửa, xác định vị trí xin chuyển mục đích từ đất trồng lúa nước sang đất phi nông nghiệp.27 ngày
* Trường hợp không đo đạc xác định vị trí xin chuyển mục đích (trừ trường hợp xin chuyển mục đích từ đất trồng lúa nước sang đất phi nông nghiệp)20 ngày
Bước 4Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính  (Kết quả giải quyết thủ tục hành chính gửi trả cho Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư phải bảo đảm đầy đủ theo quy định mà cơ quan có thẩm quyền trả cho tổ chức, cá nhân sau khi giải quyết xong thủ tục hành chính)Công chức tiếp nhận và trả  kết quả nhập vào sổ theo dõi hồ sơ và phần mềm điện tử thực hiện như sau: Thông báo cho Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư biết trước qua tin nhắn, thư điện tử, điện thoại hoặc qua mạng xã hội được cấp có thẩm quyền cho phép đối với hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính trước thời hạn quy định. – Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính theo thời gian, địa điểm ghi trên Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả (xuất trình giấy hẹn trả kết quả). Công chức trả kết quả kiểm tra phiếu hẹn và yêu cầu người đến nhận kết quả ký nhận vào sổ và trao kết quả.  – Trường hợp nhận kết quả thông qua dịch vụ bưu chính công ích, đăng ký theo hướng dẫn của Bưu điện  Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ công trực tuyến, nhận kết quả trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã  khi đi mang theo hồ sơ gốc để đối chiếu và nộp lại cho cán bộ tiếp nhận hồ sơ.02 giờ – Thời gian trả kết quả: Sáng: từ 07 giờ đến 11 giờ 30 phút; chiều: từ 13 giờ 30 đến 17 giờ của các ngày làm việc (thứ Bảy làm việc buổi sáng).

Chi phí chuyển đất nông nghiệp sang đất thổ cư

Chi phí chuyển đất nông nghiệp sang đất thổ cư tại Đồng Tháp được Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định công khai trên trang Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính tỉnh Đồng Tháp. Theo đó đối với việc chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất ở, người dân sẽ phải đóng chi phí 150,000 đồng, lệ phí 35,000 đồng. Đây được xem là một mức tiền đóng xử lý thủ tục hành chính khá hợp lý đối với nhiều người dân tại Đồng Tháp.

Đối với đất ở: 150.000đ/hồ sơ (bằng chữ: Một trăm năm mươi nghìn đồng chẳn)
Đối với đất sản xuất, kinh doanh: 200. 000đ/hồ sơ (bằng chữ: Hai trăm năm mươi nghìn đồng chẳn)
Lệ phí:
– Mức thu áp dụng đối với hộ gia đình, cá nhân tại các phường nội ô thuộc thành phố, thị xã trực thuộc tỉnh: lệ phí: 25.000đ/giấy (bằng chữ: Hai mươi năm nghìn đồng chẳn)
– Mức thu áp dụng đối với hộ gia đình, cá nhân tại khu vực khác: lệ phí: 12.500đ/giấy (bằng chữ: Mười hai nghìn năm trăm đồng chẳn)
– Đơn giá trích đo địa chính: Thu theo Quyết định số 71/2016/QĐ-UBND ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp về việc quy định giá dịch vụ đo đạc, lập bản đồ địa chính, trích đo địa chính ở những nơi chưa có bản đồ địa chính có tọa độ trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.

Ngoài ra bạn có thể tìm hiểu thêm về Chuyển đất ruộng lên thổ cư của chúng tôi ngay trên trang web LSX với những thông tin vô cùng bổ ích.

Thẩm quyền cho phép chuyển đất nông nghiệp sang đất thổ cư

Thẩm quyền cho phép chuyển đất nông nghiệp sang đất thổ cư hiện nay tại Việt Nam sẽ thuộc về Uỷ ban nhân dân cấp Huyện mà cụ thể ở đây chính là Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp Huyện. Chính vì thế khi bạn nộp hồ sơ chuyển mục đích sử dụng đất tại xã hoặc văn phòng đăng ký đất đai thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ sẽ chuyển hồ sơ của bạn sang cho Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện giải quyết.

Theo quy định tại Điều 69 Nghị định 43/2014/NĐ-CP trình tự thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất như sau:

“1. Người sử dụng đất nộp đơn xin phép chuyển mục đích sử dụng đất kèm theo Giấy chứng nhận đến cơ quan tài nguyên và môi trường. Trường hợp nhận hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong thời gian không quá 3 ngày làm việc phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.

2. Cơ quan tài nguyên và môi trường có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ; xác minh thực địa, thẩm định nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất; hướng dẫn người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật; trình Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; chỉ đạo cập nhật, chỉnh lý cơ sở dữ liệu đất đai, hồ sơ địa chính. Đối với trường hợp nhà đầu tư nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất của người đang sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư thì thực hiện thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất đồng thời với thủ tục cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.

3. Người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định.

4. Phòng Tài nguyên và Môi trường trao quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân sau khi cá nhân thực hiện nghĩa vụ tài chính.”

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ LSX

Vấn đề “Thủ tục xin chuyển đất nông nghiệp sang đất thổ cư như thế nào?” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. LSX luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện

Câu hỏi thường gặp

Chuyển quyền sử dụng đất có giống chuyển mục đích sử dụng đất?

Chuyển quyền sử dụng đất là được hiểu là việc chuyển giao quyền sử dụng đất từ người này sang người khác thông qua các hình thức chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất và góp vốn bằng quyền sử dụng đất.

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chuyển mục đích sử dụng sẽ là loại giấy gì?

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.

Đất hộ gia đình chuyển mục đích được hiểu như thế nào là đúng?

Hộ gia đình sử dụng đất là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất.

5/5 - (2 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm