Tín hiệu đèn giao thông được quy định như thế nào?

bởi HoaiThu

Đèn tín hiệu có vai trò quan trọng trong việc điều tiết giao thông, tạo sự thuận tiện cho các phương tiện khi lưu thông trên đường. Vậy tín hiệu đèn giao thông được quy định như thế nào? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu!

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Tín hiệu đèn giao thông được quy định

Đèn tín hiệu giao thông là một trong những yếu tố giúp đảm bảo an toàn giao thông cho người tham gia giao thông, hạn chế ùn tắt giao thông vào những giờ cao điểm.

Hiện nay, khi tham gia giao thông, nhiều người thấy tín hiệu giao thông chuyển sang màu vàng nhanh chóng tăng ga để khỏi phải dừng đèn đỏ, một số trường hợp thấy đèn vàng thì dừng xe đột ngột nên xảy ra tai nạn không đáng có. Vì vậy, mọi người cần phải nắm vững các quy định về tín hiệu đèn giao thông để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông cũng như thực hiện đúng theo các quy định của pháp luật.

Hệ thống điều khiển đèn tín hiệu giao thông

Người tham gia giao thông điều khiển phương tiện giao thông theo tín hiệu của đèn giao thông,  khi thấy đèn tín hiệu Đèn xanh tức là cho phép đi, Đèn vàng báo hiệu sự thay đổi tín hiệu của đèn từ xanh sang đỏ.

Khi tín hiệu vàng bật sáng, người điều khiển phương tiện phải cho xe dừng trước vạch sơn “Vạch dừng xe”, nếu không có vạch sơn “Vạch dừng xe” thì phải dừng phía trước đèn tín hiệu theo chiều đi.

Tín hiệu vàng bật sáng, phải dừng lại trước vạch dừng, trường hợp đã đi quá vạch dừng hoặc đã quá gần vạch dừng nếu dừng lại thấy nguy hiểm thì được đi tiếp. Trường hợp người tham gia nhìn thấy tín hiệu vàng nhấp nháy, tức là báo hiệu được đi nhưng phải chú ý và thận trọng quan sát, nhường đường cho người đi bộ sang đường hoặc các phương tiện khác theo quy định của Luật Giao thông đường bộ.

Đèn đỏ là đèn báo hiệu phải dừng lại trước vạch dừng xe. Nếu không có vạch sơn “Vạch dừng xe”, thì phải dừng trước đèn tín hiệu theo chiều đi.

Tín hiệu đèn giao thông được quy định như thế nào?

Không chấp hành theo hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông thì bị xử phạt bao nhiêu?

Đối với hành vi không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông được quy định xử phạt tại Nghị định số 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, cụ thể:

  • Đối với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng, tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;
  • Đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy bị phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng, tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;
  • Đối với người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng, tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 01 tháng đến 03 tháng;

Các hình thức xử phạt vi phạm giao thông

Căn cứ Điều 21 Luật Xử lý vi phạm hành chính và đối chiếu với quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP; các hình thức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông bao gồm:

  • Cảnh cáo;
  • Phạt tiền;
  • Tước giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn/đình chỉ hoạt động có thời hạn;
  • Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.

Trong đó, đối với hành vi vi phạm giao thông thì phạt cảnh cáo và phạt tiền là hình thức xử phạt chính, các hình thức còn lại là hình thức xử phạt bổ sung.

Đối với mỗi vi phạm hành chính, cá nhân, tổ chức vi phạm sẽ chỉ bị áp dụng một hình thức xử phạt chính nhưng có thể bị áp dụng một/nhiều hình thức xử phạt bổ sung.

Hình thức xử phạt bổ sung chỉ được áp dụng kèm theo hình thức xử phạt chính. 

Mời bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ Luật sư X

Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề Tín hiệu đèn giao thông được quy định như thế nào?. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, giải thể công ty tnhh 1 thành viên; xác nhận độc thân, thủ tục cho công ty tạm ngừng kinh doanh, …. của Luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:

Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Không chấp hành theo hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông thì bị phạt thế nào?

Đối với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng, tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;
Đối với người điều khiển xe mô tô; xe gắn máy; các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy bị phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng, tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;
Đối với người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng, tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 01 tháng đến 03 tháng;

Các hình thức nộp phạt giao thông?

hình thức xử phạt vi phạm giao thông
– Cảnh cáo.
– Phạt tiền.
– Tước giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn/đình chỉ hoạt động có thời hạn.
– Tịch thu tang vật; phương tiện vi phạm hành chính.

Có được nộp phạt giao thông qua bưu điện?

Tại Nghị quyết 10/NQ-CP năm 2016, Chính phủ mới chính thức cho phép “thực hiện dịch vụ thu, nộp hộ tiền phạt vi phạm hành chính và chuyển phát giấy tờ tạm giữ cho người bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên phạm vi toàn quốc qua hệ thống bưu điện”.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm