Pháp luật Việt Nam ghi nhận và bảo vệ lao động nữ với tư cách là bảo vệ quyền con người trong lĩnh vực lao động. Điều này không chỉ nhằm bảo vệ sức lao động; quyền, lợi ích chính đáng, hợp pháp của lao động nữ mà còn trên nhiều phương diện, như: việc làm, nghề nghiệp, thu nhập, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, nhu cầu nghỉ ngơi,…Trong thời gian qua, rất nhiều lao động nữ đã gửi câu hỏi về Luật sư X; để hỏi về những quyền lợi riêng biệt đối với lao động nữ; và trách nhiệm của người sử dụng lao động với lao động nữ trong doanh nghiệp. Bài viết dưới đây Luật sư X sẽ tư vấn về các quyền lợi của lao đông nữ trong doanh nghiệp như sau:
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với lao động nữ
Điều 136 Bộ luật lao động năm 2019; quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với lao động nữ như sau:
1. Bảo đảm thực hiện bình đẳng giới và các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong tuyển dụng, bố trí, sắp xếp việc làm, đào tạo, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, tiền lương và các chế độ khác.
2. Tham khảo ý kiến của lao động nữ hoặc đại diện của họ khi quyết định những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích của phụ nữ.
3. Bảo đảm có đủ buồng tắm và buồng vệ sinh phù hợp tại nơi làm việc.
4. Giúp đỡ, hỗ trợ xây dựng nhà trẻ, lớp mẫu giáo hoặc một phần chi phí gửi trẻ, mẫu giáo cho người lao động.
Quyền bảo vệ thai sản
Trách nhiệm của người sử dụng lao động với lao động nữ; được quy định cụ thể tại Điều 137 Bộ luật Lao động về bảo vệ thai sản của lao động nữ, cụ thể:
– Người sử dụng lao động không được sử dụng người lao động làm việc ban đêm; làm thêm giờ và đi công tác xa trong trường hợp sau đây:
- Mang thai từ tháng thứ 07 hoặc từ tháng thứ 06; nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo
- Đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi; trừ trường hợp được người lao động đồng ý.
- Được chuyển sang làm công việc nhẹ hơn; an toàn hơn hoặc giảm bớt 01 giờ làm việc hằng ngày; nhưng phải thông báo cho người sử dụng lao động để được chuyển mà không bị cắt giảm tiền lương; và quyền, lợi ích cho đến hết thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi
- Làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; Hoặc làm nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con;
– Người sử dụng lao động không được sa thải; hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động; vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi; trừ trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích; hoặc đã chết hoặc người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động; hoặc không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền và nghĩa vụ đại diện theo pháp luật.
– Lao động nữ được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc khi nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động.
Quyền lợi của lao động nữ theo Bộ luật Lao động 2019
Quyền của lao động nữ mang thai
Căn cứ theo quy định tại Điều 138 BLLĐ; nữ lao động đang mang thai có quyền đơn phương chấm dứt tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động khi có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi.
Người lao động phải thông báo cho người sử dụng lao động; kèm theo xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.
Thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động do người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động. Thời gian tạm hoãn tối thiểu bằng thời gian do cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền chỉ định tạm nghỉ. Tuy nhiên, nếu không có thời gian chỉ định thì hai bên có thể tự thỏa thuận.
Nghỉ thai sản
Quyền nghỉ thai sản của lao động nữ được quy định tại Điều 139; trong đó quy định về thời gian được nghỉ và các chế độ về thai sản như sau:
Thời gian nghỉ thai sản
– Lao động nữ được nghỉ thai sản trước và sau sinh là 06 tháng; thời gian nghỉ trước khi sinh không quá 02 tháng;
-Trường hợp sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 02 trở đi; cứ mỗi con người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.
Ngoài ra, khi hết thời gian nghỉ thai sản như trên; nếu có nhu cầu, người lao động có thể thỏa thuận nghỉ thêm một thời gian không hưởng lương với người sử dụng lao động.
Quyền lợi trong thời gian nghỉ thai sản
– Lao động nữ được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội; (trợ cấp khi sinh con hoặc nuôi con nuôi);
– Có thể trở lại làm việc sớm khi đã nghỉ ít nhất được 04 tháng nhưng phải báo trước; được người sử dụng lao động đồng ý và có xác nhận của cơ sở khám; chữa bệnh về việc đi làm sớm không gây ảnh hưởng tới sức khỏe.
Trường hợp đi làm sớm, ngoài tiền lương của những ngày đi làm; thì người lao động vẫn được hưởng trợ cấp thai sản theo quy định của pháp luật.
Đảm bảo việc làm sau khi hết thời gian nghỉ thai sản
Tại Điều 140 BLLĐ quy định; lao động được bảo đảm việc làm cũ khi trở lại làm việc mà không bị cắt giảm tiền lương và quyền, lợi ích so với trước khi nghỉ.
Ngoài ra, trường hợp việc làm cũ không còn; thì người sử dụng lao động phải bố trí việc làm khác cho họ với mức lương không thấp hơn mức lương trước khi nghỉ thai sản.
Trợ cấp trong thời gian con ốm, thai sản và thực hiện các biện pháp tránh thai
Theo Điều 141, thời gian nghỉ việc khi chăm sóc con dưới 07 tuổi ốm đau; khám thai, sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu, phá thai bệnh lý, thực hiện các biện pháp tránh thai, triệt sản; lao động nữ được hưởng trợ cấp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
Các quyền lợi khác
Ngoài những quyền lợi nêu trên, căn cứ Điều 136; người lao động còn nhận được những quyền lợi sau:
– Được người sử dụng lao động bảo đảm thực hiện bình đẳng giới và các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong tuyển dụng, bố trí, sắp xếp việc làm, đào tạo, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, tiền lương và các chế độ khác;
– Lao động nữ hoặc đại diện của họ được cho ý kiến khi quyết định những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích của phụ nữ;
– Được bảo đảm có đủ buồng tắm và buồng vệ sinh phù hợp tại nơi làm việc.
Ngoài ra, khoản 4 Điều 137 còn quy định, lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ mỗi ngày 30 phút. Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Điều kiện và thủ tục hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ
- Thủ tục xin cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam
- Lao động nữ được nghỉ ngơi trong “ngày đèn đỏ”
Trên đây là tư vấn của chúng tôi về “Trách nhiệm của người sử dụng lao động với lao động nữ”. Nếu có thắc mắc gì cần hỗ trợ xin vui lòng liên hệ: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
1. Tiếp xúc với điện từ trường ở mức quá giới hạn cho phép;
2. Trực tiếp tiếp xúc với một số hoá chất mà sự tích luỹ của nó trong cơ thể ảnh hưởng xấu đến chuyển hoá tế bào, dễ gây sẩy thai, đẻ non, nhiễm trùng nhau thai, khuyết tật bẩm sinh, ảnh hưởng xấu tới nguồn sữa mẹ, viêm nhiễm đường hô hấp;
3. Nhiệt độ không khí trong nhà xưởng từ 45oC trở lên về mùa hè và từ 40oC trở lên về mùa đông hoặc chịu ảnh hưởng của bức xạ nhiệt cao;
4. Trong môi trường có độ rung cao hơn tiêu chuẩn cho phép;
5. Tư thế làm việc gò bó, hoặc thiếu dưỡng khí.
Căn cứ theo Điểm 12, Mục II Nghị quyết 68/NQ-CP của Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch covid-19, cụ thể:
“12. Đối với lao động không có giao kết hợp đồng lao động (lao động tự do) và một số đối tượng đặc thù khác:
Căn cứ điều kiện cụ thể và khả năng ngân sách của địa phương, các tỉnh, thành phố xây dựng tiêu chí, xác định đối tượng, mức tiền hỗ trợ nhưng mức hỗ trợ không thấp hơn 1.500.000 đồng/người/lần hoặc 50.000 đồng/người/ngày căn cứ theo thực tế số ngày tạm dừng hoạt động theo yêu cầu của địa phương.”