UBND xã là cơ quan hành chính nhà nước ở cấp thấp nhất, trực tiếp giải quyết các thủ tục, các vấn đề hành chính cho người dân, bao gồm cả lĩnh vực đất đai. Tuy nhiên, UBND xã có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không? Sau đây, hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về vấn đề “Trách nhiệm của UBND xã trong việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất” qua bài viết sau đây nhé!
Trách nhiệm của UBND xã trong việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Theo quy định tại Điều 105 Luật Đất đai năm 2013 thì:
“Điều 105. Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho tổ chức, cơ sở tôn giáo; người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện dự án đầu tư; tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được ủy quyền cho cơ quan tài nguyên và môi trường cùng cấp cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
2. Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.
3. Đối với những trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng mà thực hiện các quyền của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng thì do cơ quan tài nguyên và môi trường thực hiện theo quy định của Chính phủ.”
Trên đây là trích dẫn các điều luật quy định về thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của pháp luật Việt Nam kể từ ngày có Luật Đất đai năm 1987 đến Luật Đất đai hiện hành. Có thể thấy, thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là thuộc về Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, ủy ban nhân dân cấp huyện và một số trường hợp đặc biệt khác, nhưng thẩm quyền cấp cũng từ cấp huyện trở lên. Và chưa bao giờ UBND cấp xã có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong lịch sử hình thành Luật đất đai ở nước ta.
Khiếu nại việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Việc cấp giấy chứng nhận được quy định tại Điều Điều 99 và 100 Luật đất đai 2013 và Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều, khoản của Luật Đất đai quy định:
” Điều 99. Trường hợp sử dụng đất được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
1. Nhà nước cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho những trường hợp sau đây:
a) Người đang sử dụng đất có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định tại các điều 100, 101 và 102 của Luật này;
b) Người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất từ sau ngày Luật này có hiệu lực thi hành;
c) Người được chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, được thừa kế, nhận tặng cho quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất; người nhận quyền sử dụng đất khi xử lý hợp đồng thế chấp bằng quyền sử dụng đất để thu hồi nợ;
d) Người được sử dụng đất theo kết quả hòa giải thành đối với tranh chấp đất đai; theo bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án hoặc quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành;
……………….
” Điều 100. Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư đang sử dụng đất có giấy tờ về quyền sử dụng đất
1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định mà có một trong các loại giấy tờ sau đây thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất:
a) Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
b) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong Sổ đăng ký ruộng đất, Sổ địa chính trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;
c) Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa, nhà tình thương gắn liền với đất;
d) Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;
đ) Giấy tờ thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; giấy tờ mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật;
e) Giấy tờ về quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất;
g) Các loại giấy tờ khác được xác lập trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 theo quy định của Chính phủ.
Thẩm quyền quản lý đất đai của UBND cấp xã
Thẩm quyền quản lý
Đối với đất công ích:
Khoản 2 Điều 7 Luật đất đai 2013 quy định về Người chịu trách nhiệm trước Nhà nước đối với việc sử dụng đất như sau:
“Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn đối với việc sử dụng đất nông nghiệp vào mục đích công ích; đất phi nông nghiệp đã giao cho Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) để sử dụng vào mục đích xây dựng trụ sở Ủy ban nhân dân, các công trình công cộng phục vụ hoạt động văn hóa, giáo dục, y tế, thể dục thể thao, vui chơi, giải trí, chợ, nghĩa trang, nghĩa địa và công trình công cộng khác của địa phương.”
Khoản 2 Điều 8 Luật đất đai 2013 quy định về Người chịu trách nhiệm trước Nhà nước đối với đất được giao để quản lý như sau:
“Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã chịu trách nhiệm đối với việc quản lý đất sử dụng vào mục đích công cộng được giao để quản lý, đất chưa giao, đất chưa cho thuê tại địa phương.”
Đối với đất bãi bồi ven sông, ven biển:
Thẩm quyền quản lý đất đai cấp xã đối với đất bãi bồi ven sông, ven biển được quy định tại Khoản 2 Điều 141 Luật đất đai 2013 như đã nói ở trên.
Đối với đất chưa sử dụng:
Thẩm quyền quản lý nhà nước về đất đai của UBND cấp xã đối với đất chưa sử dụng được quy định tại Điều 164 Luật đất đai 2013 mà bài viết vừa đề cập ở trên.
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai
Tranh cấp đất đai là điều xảy ra thường xuyên giữa các gia đình hoặc trong cùng một gia đình. Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất trong quan hệ đất đai.
Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp tự hòa giải với nhau hoặc hòa giải ở cơ sở.
Trong trường hợp hòa giải không thành thì gửi đơn đến UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp để được hòa giải.
Chủ tịch UBND cấp xã có trách nhiệm phối hợp với UBMTTQ cấp xã, các tổ chức thành viên của mặt trận, các tổ chức xã hội thực hiện hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình. Thời hạn thực hiện thủ tục hòa giải tại UBND cấp xã không quá 45 ngày kể từ ngày nhận được đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai.
Thẩm quyền xử lý vi phạm
- Nếu công chức địa chính cấp xã phát hiện các hành vi vi phạm đất đai thì phải báo cáo ngay cho Chủ tịch UBND cấp xã để ngăn chặn kịp thời và xử lý.
- Nếu Chủ tịch UBND cấp xã phát hiện vi phạm hoặc được báo cáo có vi phạm thì tổ chức kiểm tra, lập biên bản, ra quyết định đình chỉ hành vi bi phạm và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luât. Trong trường hợp vượt quyền thì báo cáo với UBND cấp huyện để được giải quyết.
- Trong trường hợp người vi phạm không chấp hành, UBNF cấp xã sẽ báo cáo với UBND cấp huyện để tổ chức thanh tra, kiểm tra và xử lý.
- Nếu người sử dụng đất do UBND cấp xã quản lý nhưng không sử dụng đúng mục đích, không tuân theo hợp đồng đã lý kết thì UBND cấp xã có quyền hủy bỏ hợp đồng.
Thẩm quyền xử phạt
Khoản 1 Điều 38 Nghị định 91/2019/NĐ/CP quy định về thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND cấp xã xử phạt trong lĩnh vực đất đai như sau:
– Phạt cảnh cáo;
– Phạt tiền đến 5 triệu đồng;
– Tịch thu các loại giấy tờ làm sai lệch nội dung, giấy tờ giả;
– Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm.
Trách nhiệm của UBND xã trong quản lý đất đai
– Xác định nguồn gốc, tình trạng đất đai để làm các thủ tục hành chính về đất đai như cấp Giấy chứng nhận, chuyển quyền sử dụng đất hoặc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất.
– Đối với trách nhiệm quản lý đất công ích, UBND cấp xã có trách nhiệm trích lập quỹ đất công ích cấp xã để trình HĐND xét duyệt; quản lý và sử dụng quỹ đất công ích đúng với mục đích, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
– Đối với đất chưa sử dụng, UBND cấp xã có trách nhiệm quản lý, bảo vệ quỹ đất chưa sử dụng trên địa bàn và đăng ký vào hồ sơ địa chính; đề xuất phương án sử dụng đất bãi bồi ven sông, ven biển có diện tích chưa sử dụng để trình UBND cấp huyện duyệt.
– Rà soát hiện trạng sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân, tổ chức trên địa bàn để xử lý những vấn đề liên quan; phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc thống kê, kiểm kê đất đai theo quy định.
– Đối với việc quản lý hồ sơ địa chính, UBND cấp xã có trách nhiệm phối hợp cùng các cơ quan chuyên môn để thiết lập, quản lý hồ sơ địa chính; đồng thời sử dụng, bảo quản, khai thác thông tin đất đai từ hồ sơ địa chính theo đúng quy định của pháp luật.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Luật chia đất đai cho con khi bố mẹ mất
- Gửi đơn khiếu nại đất đai ở đâu?
- Quy trình cưỡng chế vi phạm đất đai
- Hạn mức đất ở theo luật đất đai 2013
- Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai không có giấy tờ
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về chủ đề “Trách nhiệm của UBND xã trong việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất”. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết có giúp ích được cho bạn.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật sư X về thủ tục đăng ký bảo hộ logo, coi mã số thuế cá nhân, cấp phép bay flycam, tra cứu thông tin quy hoạch, xin xác nhận độc thân, dịch vụ hợp thức hóa lãnh sự, đơn xin xác nhận tình trạng hôn nhân, tạm dừng công ty, mẫu đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, trích lục khai tử, các quy định pháp luật về điều kiện thành lập;… Hãy liên hệ qua số điện thoại: 0833.102.102
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.
Câu hỏi thường gặp
Điều 19 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định các trường hợp không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: “…Người đang quản lý, sử dụng đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn…”
Như vậy, đất thuộc quỹ đất công ích của xã thì sẽ không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được thực hiện theo quy định tại Luật đất đai số 45/2013/QH13 của Quốc hội và Nghị định số 43/2014/NĐ-CP của Chính phủ : Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai:
– Người sử dụng đất nộp một bộ hồ sơ đăng ký, gồm:
+ Đơn đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo Mẫu số 04/ĐK;
+ Một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai và Điều 18 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai (sau đây gọi là Nghị định số 43/2014/NĐ-CP) đối với trường hợp đăng ký về quyền sử dụng đất;
+ Chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính; giấy tờ liên quan đến việc miễn, giảm nghĩa vụ tài chính về đất đai, tài sản gắn liền với đất (nếu có);
Thời hạn giải quyết đối với trường hợp đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là không quá 30 ngày.