Xin chào Luật sư. Tôi có thắc mắc liên quan đến quy định đất đai, mong được Luật sư hỗ trợ giải đáp. Cụ thể là trước đây tôi có mua một mảnh đất để mở cửa hàng bán đồ ăn, tôi chưa làm sổ đỏ cho đất này. Nay tôi muốn xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với mảnh đất đó nhưng chưa biết cần chuẩn bị hồ sơ, thủ tục thực hiện ra làm sao? Và hiện nay trách nhiệm của UBND xã trong việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu là gì? Mong được Luật sư giải đáp, tôi xin chân thành cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư X. Đất đai là tài nguyên có giá trị lớn, người chủ sở hữu đất bao giờ cũng muốn chứng nhận quyền của mình đối với đất đó. Tại nội dung bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc nêu trên cho bạn. Hi vọng những quy định pháp luật chúng tôi chia sẻ sẽ mang lại nhiều thông tin hữu ích đến bạn.
Căn cứ pháp lý
Trường hợp nào đăng ký Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu?
Căn cứ theo Điều 95 Luật Đất đai 2013 quy định:
“Điều 95. Đăng ký đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
1. Đăng ký đất đai là bắt buộc đối với người sử dụng đất và người được giao đất để quản lý; đăng ký quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thực hiện theo yêu cầu của chủ sở hữu.
2. Đăng ký đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất gồm đăng ký lần đầu và đăng ký biến động, được thực hiện tại tổ chức đăng ký đất đai thuộc cơ quan quản lý đất đai, bằng hình thức đăng ký trên giấy hoặc đăng ký điện tử và có giá trị pháp lý như nhau.
3. Đăng ký lần đầu được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
a) Thửa đất được giao, cho thuê để sử dụng;
b) Thửa đất đang sử dụng mà chưa đăng ký;
c) Thửa đất được giao để quản lý mà chưa đăng ký;
d) Nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất chưa đăng ký.
…”
Theo đó, đăng ký đất đai là bắt buộc đối với người sử dụng đất và người được giao đất để quản lý; đăng ký quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thực hiện theo yêu cầu của chủ sở hữu.
Đăng ký lần đầu được thực hiện trong các trường hợp sau:
– Thửa đất được giao, cho thuê để sử dụng;
– Thửa đất đang sử dụng mà chưa đăng ký;
– Thửa đất được giao để quản lý mà chưa đăng ký;
– Nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất chưa đăng ký.
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu
Hồ sơ nộp khi thực hiện thủ tục đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu được quy định tại khoản 1 Điều 8 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT, bao gồm:
– Đơn đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo Mẫu số 04a/ĐK;
– Một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai và Điều 18 của Nghị định 43/2014/NĐ-CP đối với trường hợp đăng ký về quyền sử dụng đất;
– Một trong các giấy tờ quy định tại các Điều 31, 32, 33 và 34 của Nghị định 43/2014/NĐ-CP đối với trường hợp đăng ký về quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.
Trường hợp đăng ký về quyền sở hữu nhà ở hoặc công trình xây dựng thì phải có sơ đồ nhà ở, công trình xây dựng (trừ trường hợp trong giấy tờ về quyền sở hữu nhà ở, công trình xây dựng đã có sơ đồ phù hợp với hiện trạng nhà ở, công trình đã xây dựng);
– Báo cáo kết quả rà soát hiện trạng sử dụng đất đối với trường hợp tổ chức trong nước, cơ sở tôn giáo đang sử dụng đất từ trước ngày 01/07/2004 theo Mẫu số 08a/ĐK và 08b/ĐK;
– Chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính; giấy tờ liên quan đến việc miễn, giảm nghĩa vụ tài chính về đất đai, tài sản gắn liền với đất (nếu có);
– Trường hợp có đăng ký quyền sử dụng hạn chế đối với thửa đất liền kề phải có hợp đồng hoặc văn bản thỏa thuận hoặc quyết định của Tòa án nhân dân về việc xác lập quyền sử dụng hạn chế thửa đất liền kề, kèm theo sơ đồ thể hiện vị trí, kích thước phần diện tích thửa đất mà người sử dụng thửa đất liền kề được quyền sử dụng hạn chế.
Thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu
Bước 1. Nộp hồ sơ
Căn cứ theo Điều 70 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, nơi nộp hồ sơ đề nghị làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được quy định như sau:
Trường hợp 1: Cá nhân, hộ gia đình nộp hồ sơ tại UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất nếu có nhu cầu.
Trường hợp 2: Cá nhân, hộ gia đình không nộp tại UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất.
– Địa phương có bộ phận một cửa thì nộp hồ sơ và nhận kết quả tại bộ phận một cửa.
– Địa phương chưa thành lập một phận một cửa thì nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan đăng ký đất đai (Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương hoặc nộp tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất nếu chưa có Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai).
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ
– Trường hợp nhận hồ sơ chưa đầy đủ, chưa nộp lệ phí thì trong thời gian tối đa 03 ngày, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ sẽ thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung và hoàn chỉnh hồ sơ.
– Sau khi nhận đủ hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ sẽ ghi đầy đủ thông tin vào Sổ tiếp nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả.
Bước 3: Giải quyết hồ sơ
Trong giai đoạn này, khi nhận được thông báo nộp tiền của cơ quan thuế, người nộp hồ sơ nộp theo đúng số tiền, thời hạn như thông báo và lưu giữ chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính để xuất trình khi nhận Giấy chứng nhận.
Bước 4: Trả kết quả
Giấy chứng nhận sẽ được trao cho người dân trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày thực hiện xong thủ tục.
– Thời gian thực hiện: Không quá 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
Đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn thì thời gian thực hiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu được tăng thêm 15 ngày.
Trách nhiệm của UBND xã trong việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu
UBND xã có trách nhiệm đối chiếu với hồ sơ quản lý đất đai, quy hoạch và quy định tại Quy định này để kiểm tra; xác nhận về nguồn gốc sử dụng đất; thời điểm bắt đầu sử dụng đất vào mục đích hiện nay; nguồn gốc tạo lập tài sản; thời điểm hình thành tài sản; tình trạng tranh chấp về đất đai, tài sản gắn liền với đất; sự phù hợp với quy hoạch; sự phù hợp quy định về hành lang bảo vệ an toàn các công trình công cộng; di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng (nếu có);
– Xác nhận và đề nghị được ghi nợ tiền sử dụng đất; ghi nợ lệ phí trước bạ đối với các trường hợp có có đơn đề nghị được ghi nợ;
Trích lục bản đồ thửa đất đối với khu vực đã hoàn thành công tác đo đạc; lập bản đồ địa chính;
- Đối với khu vực chưa hoàn thành công tác đo đạc; lập bản đồ địa chính hoặc trường hợp chưa có sơ đồ nhà ở; công trình xây dựng thì trước khi thực hiện; UBND cấp xã thông báo cho Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai và người đề nghị công nhận quyền sử dụng đất thực hiện trích đo địa chính thửa đất; sơ đồ nhà ở; công trình xây dựng hoặc kiểm tra bản trích đo địa chính thửa đất, sơ đồ nhà ở; công trình xây dựng do người sử dụng đất nộp (nếu có)
- Thời gian trích đo hoặc kiểm tra bản trích đo không quá (10) ngày làm việc và không tính vào thời gian giải quyết thủ tục công nhận quyền sử dụng đất;
– Thông báo công khai kết quả kiểm tra tại trụ sở UBND cấp xã và tổ dân phố, khu dân cư nơi có thửa đất đối với trường hợp xét thấy đủ điều kiện để trình UBND cấp huyện cấp Quyết định công nhận quyền sử dụng đất trong thời gian 15 ngày;
– Lập biên bản kết thúc công khai; sau thời gian thông báo công khai nếu không phát sinh khiếu kiện thì lập Tờ trình kèm theo hồ sơ gửi UBND cấp huyện (phòng Tài nguyên và Môi trường) đề nghị công nhận quyền sử dụng đất;
Có thể bạn quan tâm
- Có được cung cấp thông tin đất đai của người khác không?
- Cá nhân có được cung cấp thông tin đất đai của người khác không?
- Quy định doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo Luật đất đai?
Thông tin liên hệ:
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Trách nhiệm của UBND xã trong việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu là gì?“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như tư vấn soạn thảo hợp đồng cho thuê nhà và đất. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102
Câu hỏi thường gặp:
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (hay Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hay còn gọi là sổ đỏ) là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.
– UBND cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho tổ chức, cơ sở tôn giáo; người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện dự án đầu tư; tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao.
UBND cấp tỉnh được ủy quyền cho cơ quan tài nguyên và môi trường cùng cấp cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
– UBND cấp huyện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có thể được cấp cho một cá nhân, một nhóm cá nhân theo hình thức đồng sở hữu, cấp cho hộ gia đình hoặc cấp cho cơ quan, đơn vị, tổ chức đang sử dụng đất.
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có bìa màu hồng cánh sen, bao gồm 4 trang khác với các loại Giấy chứng nhận khác.
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thể hiện đầy đủ thông tin của người sử dụng, những thông tin thay đổi sau khi đã được cấp Giấy chứng nhận.
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất giống như một bản đồ địa chính thu hẹp, thể hiện hướng đất, diện tích đất, chiều dài của các cạnh, tiếp giáp với diện tích đất của nhà ai, có nhà và các tài sản gì gắn liền với đất.
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chỉ được cấp cho 7 đối tượng theo quy định của Luật Đất đai trong đó không bao gồm người nước ngoài.