Trích lục giấy khai sinh cần giấy tờ gì?

bởi Luật Sư X
Trích lục giấy khai sinh cần giấy tờ gì?

Giấy khai sinh là một trong những giấy tờ quan trọng nhất của một người. Vậy trong trường hợp giấy khai sinh này bị mất, bị mờ chữ hay bị rách thì cần những giấy tờ gì để xin cấp lại trích lục giấy khai sinh? Trong khuôn khổ bài viết dưới đây, hãy cùng  LSX tìm hiểu nhé.

Xin chào Luật sư, tôi đang thực hiện thủ tục trích lục giấy khai sinh và tôi đang băn khoăn rằng khi trích lục giấy khai sinh thì cần giấy tờ gì? Mong Luật sư giải đáp, xin cảm ơn!

Căn cứ pháp lí

  • Luật hộ tịch 2014;
  • Nghị định 123/2015/NĐ-CP;
  • Thông tư 15/2015/NĐ-CP.

Nội dung tư vấn

1. Trích lục giấy khai sinh là gì?

Căn cứ theo Khoản 9 Điều 4 Luật hộ tịch 2014:

Điều 4. Giải thích từ ngữ Trong Luật này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: … 9. Trích lục hộ tịch là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp nhằm chứng minh sự kiện hộ tịch của cá nhân đã đăng ký tại cơ quan đăng ký hộ tịch. Bản chính trích lục hộ tịch được cấp ngay sau khi sự kiện hộ tịch được đăng ký. Bản sao trích lục hộ tịch bao gồm bản sao trích lục hộ tịch được cấp từ Cơ sở dữ liệu hộ tịch và bản sao trích lục hộ tịch được chứng thực từ bản chính.

Như vậy, có thể hiểu: Trích lục khai sinh là văn bản chứng minh rằng cá nhân đó đã thực hiện đăng ký khai sinh tại cơ quan có thẩm quyền. Người xin cấp trích lục khai sinh sẽ được cấp bản sao chứng thực từ bản chính hoặc từ Cơ sở dữ liệu hộ tịch.

2. Cơ quan có thẩm quyền cấp trích lục giấy khai sinh

Trích lục giấy khai sinh là một phần của cơ sở dữ liệu hộ tịch. Vì vậy, thẩm quyền cấp trích lục giấy khai sinh được quy định tại Khoản 5 Điều 4 Luật hộ tịch 2014 như sau:

Điều 4. Giải thích từ ngữ Trong Luật này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: … 5. Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch gồm cơ quan đăng ký hộ tịch, Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao và cơ quan khác được giao thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Như vậy, khi muốn xin cấp trích lục giấy khai sinh, bạn cần tới cơ quan bạn đã đăng ký khai sinh tại địa phương hoặc Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao,…

3. Các giấy tờ cần có khi xin cấp trích lục giấy khai sinh

Cá nhân khi yêu cầu cấp trích lục khai sinh cần chuẩn bị hồ sơ với đầy đủ các giấy tờ quy định tại Khoản 1 Điều 2 Nghị định 123/2015/NĐ-CP và Điều 2 Thông tư 15/2015/TT-BTP:

Điều 2. Quy định về xuất trình, nộp giấy tờ khi đăng ký hộ tịch, cấp bản sao trích lục hộ tịch 1. Người yêu cầu đăng ký hộ tịch, cấp bản sao trích lục hộ tịch xuất trình bản chính một trong các giấy tờ là hộ chiếu, chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng (sau đây gọi là giấy tờ tùy thân) để chứng minh về nhân thân. Trong giai đoạn chuyển tiếp, người yêu cầu đăng ký hộ tịch phải xuất trình giấy tờ chứng minh nơi cư trú.

Và Điều 2 Thông tư 15/2015/TT-BTP:

Điều 2. Ủy quyền đăng ký hộ tịch 1. Người yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch, yêu cầu đăng ký các việc hộ tịch theo quy định tại Điều 3 của Luật hộ tịch được uỷ quyền cho người khác thực hiện thay, trừ trường hợp đăng ký kết hôn, đăng ký lại việc kết hôn, đăng ký nhận cha, mẹ, con. 2. Việc ủy quyền phải được lập thành văn bản, được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật; phạm vi uỷ quyền có thể gồm toàn bộ công việc theo trình tự, thủ tục đăng ký hộ tịch từ khi nộp hồ sơ đến khi nhận kết quả đăng ký hộ tịch. Trường hợp người được ủy quyền là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột của người ủy quyền thì văn bản ủy quyền không phải công chứng, chứng thực, nhưng phải có giấy tờ chứng minh mối quan hệ với người uỷ quyền. 3. Khi nộp hồ sơ đăng ký kết hôn, đăng ký lại việc kết hôn, đăng ký nhận cha, mẹ, con, một bên có yêu cầu có thể trực tiếp nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký hộ tịch có thẩm quyền mà không cần có văn bản ủy quyền của bên còn lại.

Từ quy định của pháp luật, người yêu cầu cấp trích lục khai sinh cần chuẩn bị các giấy tờ sau:

  • Tờ khai cấp bản sao trích lục hộ tịch;
  • Giấy tờ tùy thân (hộ chiếu/CMND/thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng);
  • Giấy tờ ủy quyền (Trong trường hợp ủy quyền thực hiện thủ tục)
    • Văn bản ủy quyền được công chứng, chứng thực theo quy định. Đối với trường hợp người được ủy quyền không phải là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột của người được ủy quyền.
    • Giấy tờ chứng minh mối quan hệ với người ủy quyền. Đối với trường hợp người được ủy quyền là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột của người được ủy quyền.
  • Sổ hộ khẩu của người yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch.

4. Thủ tục xin cấp trích lục giấy khai sinh

Theo quy định tại Điều 64 Luật hộ tịch 2014, Điều 3 Nghị định 123/2015/NĐ-CP và hướng dẫn tại Thông tư 15/2015/NĐ-CP, người yêu cầu cấp trích lục khai sinh thực hiện thủ tục theo các bước như sau:

Bước 1: Người có yêu cầu trích lục giấy khai sinh nộp hồ sơ tại Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch có thẩm quyền.

Bước 2: Người tiếp nhận có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu thông tin trong Tờ khai và tính hợp lệ của giấy tờ do người yêu cầu xuất trình hoặc nộp.

+ Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ người tiếp nhận hồ sơ viết giấy tiếp nhận, trong đó ghi rõ ngày, giờ trả kết quả;

+ Nếu hồ sơ chưa đầy đủ thì hướng dẫn người nộp hồ sơ hoàn thiện theo quy định.

Trên cơ sở báo cáo của công chức Tư pháp hộ tịch, Thủ trưởng cơ quan cấp trích lục khai sinh cho người yêu cầu.

Hiện nay, kết quả trích lục khai sinh có thể là “Bản sao trích lục khai sinh” hoặc “bản sao giấy khai sinh” tùy từng địa phương trích lục:

làm lại giấy khai sinh, trích lục khai sinh
làm lại giấy khai sinh, trích lục khai sinh

Mong bài viết hữu ích cho các bạn!

Khi quý khách có nhu cầu, đừng ngần ngại nhấc máy và gọi cho tôi: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

[sc_fs_multi_faq headline-0=”h4″ question-0=”Căn cứ pháp lí cho việc trích lục khai sinh” answer-0=”Quy định cụ thể tại: Luật hộ tịch 2014; Nghị định 123/2015/NĐ-CP; Thông tư 15/2015/NĐ-CP.” image-0=”” headline-1=”h4″ question-1=”Trích lục giấy khai sinh là gì?” answer-1=”9. Trích lục hộ tịch là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp nhằm chứng minh sự kiện hộ tịch của cá nhân đã đăng ký tại cơ quan đăng ký hộ tịch. Bản chính trích lục hộ tịch được cấp ngay sau khi sự kiện hộ tịch được đăng ký. Bản sao trích lục hộ tịch bao gồm bản sao trích lục hộ tịch được cấp từ Cơ sở dữ liệu hộ tịch và bản sao trích lục hộ tịch được chứng thực từ bản chính. ” image-1=”” headline-2=”h4″ question-2=”Cơ quan có thẩm quyền cấp trích lục giấy khai sinh” answer-2=”5. Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch gồm cơ quan đăng ký hộ tịch, Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao và cơ quan khác được giao thẩm quyền theo quy định của pháp luật. ” image-2=”” count=”3″ html=”true” css_class=””]

Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm