Căn cứ pháp lý:
- Luật hộ tịch năm 2014
- Luật hôn nhân và gia đình 2014
- Bộ luật dân sự 2015
- Nghị định 123/2015/NĐ-CP
- Thông tư 15/2015/TT-BTP
Nội dung tư vấn
1. Trích lục là gì?
Thực tế, trích lục là thủ tục khá quen và cũng khá lạ đối với nhiều người. Trích lục là hành động không được định nghĩa cụ thể trong các văn bản pháp luật, hiện nay chỉ có Điều 4 Luật hộ tịch 2014 định nghĩa trích lục hộ tịch là như sau:
9. Trích lục hộ tịch là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp nhằm chứng minh sự kiện hộ tịch của cá nhân đã đăng ký tại cơ quan đăng ký hộ tịch. Bản chính trích lục hộ tịch được cấp ngay sau khi sự kiện hộ tịch được đăng ký. Bản sao trích lục hộ tịch bao gồm bản sao trích lục hộ tịch được cấp từ Cơ sở dữ liệu hộ tịch và bản sao trích lục hộ tịch được chứng thực từ bản chính.
Trong thực tế cuộc sống thì có rất nhiều giấy tờ, hồ sơ chúng ta cần thiết phải xin trích lục – không chỉ riêng hộ tịch. Ví dụ: Giấy tờ đất, ghi chú ly hôn, hồ sơ hành chính bên cạnh những loại trích lục khai sinh, khai tử và kết hôn.
Dựa trên định nghĩa về “trích lục hộ tịch” ở phía trên thì trích lục được hiểu là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp lại bản sao các giấy tờ, thông tin của cá nhân có yêu cầu. Bản sao trích lục có giá trị tương đương bản chính.
Ví dụ: Khi bị mất giấy khai sinh, công dân có quyền yêu cầu nhà nước cấp lại một bản trích lục có giá trị như bản chính. Trên thực tế bản trích lục sẽ không giống bản gốc nhưng là văn bản có giá trị tương đương.
2. Những thủ tục trích lục cần biết
Bản chất thì khi công dân hoàn thiện hồ sơ xin cấp một giấy tờ bất kỳ thì cơ quan nhà nước sẽ lưu giữ hồ sơ gốc trong một khoảng thời gian phòng trường hợp công dân bị mất mát, thất lạc giấy. Cơ quan nhà nước sẽ cấp lại khi công dân có yêu cầu và đáp ứng hồ sơ hợp lệ.
Trên đây là các bài viết chứa thông tin các thủ tục trích lục trong cuộc sống mà bạn hay gặp phải:
- Thủ tục trích lục khai sinh
- Thủ tục trích lục khai tử
- Thủ tục trích lục kết hôn
- Thủ tục trích lục hộ khẩu
- Thủ tục trích lục sổ đỏ