“Trích lục Giấy khai sinh là việc thường xuyên diễn ra trong cuộc sống vì nhiều lý do khác nhau. Vậy trích lục khai sinh là gì, thủ tục trích lục khai sinh như thế nào? Hãy tham khảo bài viết này để nắm rõ hơn về Thủ tục trích lục Giấy khai sinh nhé!”
Căn cứ pháp lý
- Luật hộ tịch năm 2014
- Nghị định 123/2015/NĐ-CP
- Thông tư 15/2015/TT-BTP
Nội dung tư vấn
1. Những đối tượng được yêu cầu trích lục
Không phải cũng có quyền yêu cầu trích lục khai sinh cho người người khác mà chỉ trong những trường hợp nhất định mà thôi. Có hai trường hợp để yêu cầu trích lục Giấy khai sinh đó là:
- Công dân yêu cầu trích lục
- Cơ quan, tổ chức trong quá trình thực hiện công vụ yêu cầu
Khi công dân có yêu cầu trích lục giấy khai sinh thì có thể ủy quyền cho cá nhân khác đại diện thực hiện hoặc tự mình thực hiện. Khi nhờ người khác thực hiện trích lục thì cần có giấy ủy quyền (nhiều trường hợp sẽ cần công chứng chứng thực văn bản này).
Thủ tục trích lục giấy khai sinh thế nào ?
Những trường hợp cần trích lục khai sinh
Như đã đề cập, trích lục khai sinh là thủ tục mà nhiều người sẽ phải thực hiện bởi lẽ giấy tờ hành chính trong quá trình nhiều năm sinh sống rất dễ thất lạc, mất mát, nhàu nát… do đó cần trích lục lại để làm căn cứ. Ngoài ra, nhiều văn phòng công chứng, nhiều thủ tục hành chính yêu cầu văn bản trích lục khai sinh thay cho Giấy khai sinh bản gốc, ví dụ:
- Xin visa đi du học, visa đi làm ở nước ngoài (Những nước châu Âu rất chặt chẽ và thường yêu cầu)
- Bố mẹ đăng ký khai sinh cho con cái (Đặc biệt khi đang ở nước ngoài)
- Thực hiện thừa kế, kê khai di sản thừa kế
- Những trường hợp khác
Thực hiện tại đâu
Thông thường, bạn sẽ thực hiện thủ tục này tại UBND cấp xã nơi trước đây bạn làm thủ tục đăng ký khai sinh.
Tuy nhiên, căn cứ vào Điều 63 Luật hộ tịch 2014 thì cá nhân có quyền yêu cầu Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch cấp bản sao trích lục hộ tịch về sự kiện hộ tịch của mình đã được đăng ký không phụ thuộc vào nơi cư trú.
Mà Khoản 5, Điều 4 Luật hộ tịch 2014 cũng có quy định như sau:
“Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch gồm cơ quan đăng ký hộ tịch, Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao và cơ quan khác được giao thẩm quyền theo quy định của pháp luật.”
Như vậy, ngoài UBND cấp xã bạn có thể yêu cầu một số những cơ quan nêu trên thực hiện thủ tục tục tương tự. Nhưng, để đơn giản và thuận tiện nhất, bạn nên thực hiện tại UBND cấp xã nơi đăng lý khai sinh.
Quy trình thực hiện thủ tục trích lục giấy khai sinh
Bước 1 – Bước soạn hồ sơ
Một bộ hồ sơ xin trích lục giấy khai sinh bao gồm những thành phần sau:
- Tờ khai cấp bản sao trích lục hộ tịch (theo mẫu);
- Giấy tờ chứng thực cá nhân;
- Sổ hộ khẩu của người yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch;
- Giấy tờ ủy quyền, trong trường hợp ủy quyền thực hiện thủ tục:
- Đối với trường hợp người được ủy quyền không phải là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột thì phải có Văn bản ủy quyền được công chứng, chứng thực.
- Đối với trường hợp người được ủy quyền là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột thì phải có Giấy tờ chứng minh mối quan hệ với người ủy quyền.
Bước 2 – Bước nộp hồ sơ:
Như đã nói ở trên, bạn có thể nộp hồ sơ ngay tại UBND cấp xã nơi bạn đăng ký khai sinh.
Người làm công tác hộ tịch tiếp nhận hồ sơ của bạn sẽ xem xét thành phần hồ sơ, nội dung trong các văn bản đó để kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ.
Nếu hồ sơ còn thiếu thành phần hoặc nội dung trong các văn bản còn chưa chính xác, họ sẽ hướng dẫn bạn điều chỉnh.
Còn nếu hồ sơ đã hợp lệ, thì bạn sẽ được cấp giấy biên nhận, đồng thời cũng chính là giấy hẹn trả kết quả thủ tục hành chính.
Bước 3 – Bước nhận kết quả:
Sau khi, nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, Người làm công tác hộ tịch sẽ rà soát hồ sơ hộ tịch và trả kết quả cho bạn theo ngày trên giấy hẹn trả. Theo đúng ngày đó, bạn quay lại nơi nộp hồ sơ thể nhận kết quả.
Trên đây là những hướng dẫn cơ bản để bạn có thể hiểu về thủ tục xin trích lục giấy khai sinh. Tuy nhiên, thực tế không không bao giờ giống hoàn toàn với lý thuyết, bạn có thể sẽ gặp muôn vàn những khó khăn khi tự thực hiện thủ tục này như: hồ sơ không đúng, đủ; thời gian trả kết quả không như giấy hẹn; bị Người làm công tác hộ tịch gây khó khăn .v.v.
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Luật sư X là đơn vị Luật uy tín; chuyên nghiệp, được nhiều cá nhân và tổ chức đặt trọn niềm tin. Được hỗ trợ và đồng hành giải quyết khó khăn về mặt pháp lý của quý khách là mong muốn của Luật sư X.
Để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833102102
Câu hỏi liên quan
Hiện nay, việc khai sinh cho trẻ không phải trả phí. Đối với trường hợp đăng ký khai sinh không đúng hạn: theo mức thu lệ phí do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định.
Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con, dù đã đăng ký kết hôn hay là chưa, cha hoặc mẹ có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con. Như đã nêu ở trên, trường hợp đăng ký khai sinh cho con không đúng hạn thì sẽ phải nộp thêm lệ phí do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định.
Trong một số trường hợp, khi bị mất Giấy khai sinh bản gốc, công dân phải thực hiện thủ tục đăng ký lại khai sinh. Tuy nhiên, hầu hết mất giấy khai sinh bản gốc chỉ được cấp bản sao trích lục giấy khai sinh.