Phân biệt hộ chiếu và visa

bởi Luật Sư X
phân biệt

Hộ chiếu (Passport) và thị thực (visa) là một trong giấy tờ bắt buộc phải có nếu như muốn ra nước ngoài. Tuy nhiên, hiện nay có nhiều người vẫn còn rất mơ hồ về hai loại giấy tờ này và thường nhầm lẫn chúng là một. Bài viết này của Luật sư X sẽ giúp bạn phân biệt rõ ràng giữa hộ chiếu và visa.

Căn cứ:

  • Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam

Nội dung tư vấn

Căn cứ của quy định pháp luật hiện hành thì ta có thể phân biệt hộ chiếu và thị thực dựa trên các tiêu chí sau:

Hộ chiếu (Passport) Thị thực (Visa)
Khái niệm Là loại giấy tờ xác định quốc tịch nước ngoài do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài hoặc Liên hợp quốc cấp Là loại giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp, cho phép người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam.
Phân loại 

Hiện tại Việt Nam có ba loại hộ chiếu:

  • Hộ chiếu phổ thông: Loại hộ chiếu phổ biến cho mọi công dân Việt Nam. Để có hộ chiếu này, cá nhân nộp hồ sơ đề nghị cấp và nhận kết quả tại Phòng Quản lý Xuất nhập cảnh công an tỉnh, thành phố. Trong trường hợp đặc biệt thì có thể nộp hồ sơ tại Cục quản lý xuất nhập cảnh
  • Hộ chiếu công vụ: Hộ chiếu được cấp cho các quan chức chính phủ khi ra nước ngoài thực hiện công vụ của nhà nước giao
  • Hộ chiếu ngoại giao: Hộ chiếu dành cho những người giữ chức vụ cấp cao trong hệ thống cơ quan của Đảng và Nhà nước như Bí thư, Phó Bí thư, Chủ tịch UBND cấp tỉnh trở lên; Bộ trưởng, Thứ trưởng của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ
  • Thị thực nhập cảnh
  • Thị thực xuất cảnh
  • Thị thực quá cảnh
Cơ quan có thẩm quyền cấp
  • Hộ chiếu phổ thông: Cá nhân nộp hồ sơ đề nghị cấp và nhận kết quả tại Phòng Quản lý Xuất nhập cảnh công an tỉnh, thành phố. Trong trường hợp đặc biệt thì có thể nộp hồ sơ tại Cục quản lý xuất nhập cảnh
  • Hộ chiếu công vụ, ngoại giao: Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao và Sở Ngoại vụ, ở nước ngoài là cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự và cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài
  • Thủ tục xin visa với người nước ngoài muốn nhập cảnh vào Việt Nam: Người đó phải nằm trong các nước được miễn thị thực nhập cảnh hoặc có visa do Đại sứ quán Việt Nam ở nước người đó cư trú cấp phép
  • Thủ tục xin visa với người Việt Nam xin cấp visa ra nước ngoài: Thủ tục tùy theo quy định của từng quốc gia mà bạn muốn đến
Công dụng Giấy tờ chứng minh quốc tịch của một người Là một loại giấy cho phép một người xuất, nhập cảnh, lưu trú tại một quốc gia, vùng lãnh thổ mà người đó xin cấp
Thời hạn có hiệu lực Thời hạn của hộ chiếu phổ thông là 10 năm 

Thời hạn của hộ chiếu công vụ và ngoại giao là 05 năm

Thời hạn của thị thực ngắn nhất là không quá 30 ngày, dài nhất là không quá 5 năm.

Mối quan hệ giữa hộ chiếu và thị thực: 

  • Hộ chiếu là giấy tờ có trước, là một trong những tài liệu quan trọng, cần có để được cấp thị thực.
  • Thông thường, thị thực thường được cấp bằng cách đóng dấu hoặc dán vào hộ chiếu tùy theo quy định của các nước khác nhau. Tại Việt Nam, thị thực được cấp bằng cách đóng dấu vào hộ chiếu hoặc cấp rời

 Từ bài viết trên chúng ta có thể thấy được rằng hộ chiếu và visa là hai khái niệm khác nhau, chức năng của từng loại giấy tờ cũng là khác nhau.

Hi vọng bài viết hữu ích với bạn!

Khuyến nghị

  1. LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ luật sư tranh tụng tại Việt Nam
  2. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay

 

 

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm