Thủ tục đăng ký khai sinh là một thủ tục phổ biến mà ai cũng cần biết. Khi một đứa trẻ được sinh ra thì có quyền được đăng ký khai sinh. Vậy thủ tục đăng ký khai sinh như thế nào? Và khi khai sinh muộn (chậm); khai sinh không đúng thời gian quy định sẽ bị xử phạt như thế nào và phạt bao nhiêu tiền? Hãy cùng với Luật sư X làm rõ các nội dung trên qua bài viết dưới đây.
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Quy định của pháp luật về khai sinh muộn
Theo quy định của pháp luật thì việc đăng ký khai sinh được thực hiện trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con. Căn cứ vào Điều 15 Luật hộ tịch 2014 thì luật quy định cụ thể như sau:
- Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con, cha hoặc mẹ có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con; trường hợp cha, mẹ không thể đăng ký khai sinh cho con thì ông hoặc bà hoặc người thân thích khác hoặc cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ em có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em.
- Công chức tư pháp – hộ tịch thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc đăng ký khai sinh cho trẻ em trên địa bàn trong thời hạn quy định; trường hợp cần thiết thì thực hiện đăng ký khai sinh lưu động.
Theo như quy định nêu trên thì cha hoặc mẹ phải có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con. Trong vòng 60 ngày kể từ ngày sinh.
Khai sinh muộn có bị xử phạt không?
Theo quy định tại Điều 37 Nghị định 82/2020/NĐ-CP. Quy định về xử phạt các hành vi vi phạm đăng ký khai sinh như sau:
- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy tờ do cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền cấp để làm thủ tục đăng ký khai sinh.
- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: Cam đoan, làm chứng sai sự thật về việc sinh; Cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật về nội dung khai sinh; Sử dụng giấy tờ của người khác để làm thủ tục đăng ký khai sinh.
- Ngoài ra còn áp dụng biện pháp tịch thu tang vật là giấy tờ; văn bản bị tẩy xoá; sửa chữa làm sai lệch nội dung đối với hành vi vi phạm; khắc phục hậu quả vi phạm.
Như vây hiện nay pháp luật không quy định hình thức xử phạt đối với việc tiến hành đăng ký khai sinh muộn. Trong trường hợp cha, mẹ; hoặc người thân tích của trẻ nếu bị chậm thời gian đăng ký khai sinh cho con thì cán bộ tư pháp phải đôn đốc nhắc nhở để trẻ em được thực hiện thủ tục khai sinh theo đúng quy định; hoặc hướng dẫn để công dân đăng ký khai sinh qua hệ thống đăng ký hộ tịch trực tuyến.
Hồ sơ đăng ký khai sinh muộn
Khi tiến hành đăng ký khai sinh; người đi khai sinh cần chuẩn bị:
- Bản chính Giấy chứng sinh
Trường hợp không có giấy chứng sinh: Văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh hoặc giấy cam đoan về việc sinh.
- Giấy tờ chứng minh về nhân thân của cha, mẹ: Hộ chiếu, chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân; hoặc giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng (bản chính hoặc bản sao được chứng thực từ bản chính)
- Giấy tờ chứng minh nơi cư trú của cha, mẹ: Sổ hộ khẩu hoặc Sổ tạm trú (bản chính hoặc bản sao được chứng thực từ bản chính)
- Giấy chứng nhận kết hôn (bản chính hoặc bản sao được cấp từ Sổ gốc) (không bắt buộc)
- Giấy ủy quyền (trong trường hợp đăng ký khai sinh qua ủy quyền)
- Giấy tờ chứng minh về nhân thân của người được ủy quyền: Hộ chiếu hoặc chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc các giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng (bản chính hoặc bản sao được chứng thực từ bản chính)
- Giấy tờ chứng minh mối quan hệ với người ủy quyền (bản chính hoặc bản sao được chứng thực từ bản chính
- Giấy tờ khác (nếu có)
Thủ tục đăng ký khai sinh muộn
Trong vòng 60 ngày kể từ khi cháu bé được sinh ra, ông bà, cha mẹ, người giám hộ;…. sẽ có trách nhiệm làm thủ tục khai sinh tại UBND phường; xã nơi đang cư trú. Cán bộ địa phương cũng sẽ phải có trách nhiệm đôn đốc; nhắc nhở công dân thực hiện thủ tục này (theo điều 15 Luật hộ tịch 2014):
- Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con, cha hoặc mẹ có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con; trường hợp cha, mẹ không thể đăng ký khai sinh cho con thì ông hoặc bà; hoặc người thân thích khác hoặc cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ em có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em.
- Công chức tư pháp – hộ tịch thường xuyên kiểm tra; đôn đốc việc đăng ký khai sinh cho trẻ em trên địa bàn trong thời hạn quy định; trường hợp cần thiết thì thực hiện đăng ký khai sinh lưu động.
Mời bạn đọc xem thêm
- Thủ tục đăng ký khai sinh cho con ngoài giá thú thực hiện thế nào?
- Đăng ký khai sinh cho con khi chưa kết hôn, thủ tục thực hiện thế nào?
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là quy định giải đáp về việc Khai sinh muộn có bị phạt không? Thủ tục đăng ký khai sinh. Các vấn đề pháp lý có liên quan cần giúp đỡ như trích lục giấy khai sinh, mất giấy khai sinh vui lòng gọi cho Luật Sư X. Chúng tôi mong muốn được đồng hành quý khách trong mọi khó khăn pháp lý về mặt hồ sơ, thủ tục và các vấn đề pháp lý.
Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Pháp luật không chỉ quy định về vấn đề khai sinh muộn. Trong một số trường hợp. Khi bị mất Giấy khai sinh bản gốc, công dân phải thực hiện thủ tục đăng ký lại khai sinh. Tuy nhiên, hầu hết mất giấy khai sinh bản gốc chỉ được cấp bản sao trích lục giấy khai sinh.
Thủ tục đăng ký khai sinh lại mất nhiều thời gian hơn so với đăng ký khai sinh lần đầu; thông thường là trong 05 ngày làm việc. Trường hợp đăng ký lại khai sinh được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã không phải là nơi đã đăng ký khai sinh trước đây. Mất từ 05 – 08 ngày làm việc.
Nghị định 123/2015/NĐ-CP có 02 trường hợp con khai sinh có thể mang họ mẹ.
– Trường hợp 1: Do bố, mẹ thỏa thuận.
– Trường hợp 2: Không xác định được bố. Với trường hợp này. Khi đăng ký khai sinh, họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của con được xác định theo họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của mẹ. Phần ghi về bố trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ để trống.
Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con. Dù đã đăng ký kết hôn hay là chưa. Pháp luật không quy định mức xử phạt khi khai sinh muộn. Tuy nhiên, cha hoặc mẹ có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con theo đúng quy định pháp luật hiện hành.