Có thể nói, đất đai là một trong những vấn đề thường xuyên xảy ra tranh chấp trong xã hội hiện nay. Vì đây là loại tài sản có giá trị cao nên thường gây ra nhiều xung đột lợi ích dẫn đến tranh chấp. Có nhiều hình thức để giải quyết những vấn đề liên quan đến đất đai, một trong số đó là khiếu nại lên cơ quan nhà nước. Vậy Trình tự giải quyết khiếu nại về đất đai thực hiện như thế nào? Thẩm quyền giải quyết khiếu nại đất đai thuộc cơ quan nào? Điều kiện thực hiện quyền khiếu nại đất đai là gì? Nhằm giúp quý bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề này, LSX cung cấp các quy định liên quan qua bài viết sau.
Căn cứ pháp lý
Khái niệm về khiếu nại đất đai
Để đảm bảo cho những quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình quản lý và sử dụng đất diễn ra phù hợp với ý chí của Nhà nước và nguyện vọng của người sử dụng đất, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai có ý nghĩa hết sức quan trọng nhằm đáp ứng kịp thời, đầy đủ các yêu cầu của đương sự theo đúng pháp luật. Vậy hiểu thế nào là khái niệm về khiếu nại đất đai, mời bạn đọc cùng theo dõi:
Luật Khiếu nại 2011 đã định nghĩa về khiếu nại thì khiếu nại đất đai được hiểu như sau:
Khiếu nại về đất đai là việc người sử dụng đất, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến sử dụng đất theo thủ tục của Luật Khiếu nại, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai của cơ quan hành chính Nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính Nhà nước, khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính đó trái pháp luật, xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Điều kiện thực hiện quyền khiếu nại đất đai
Thực tế hiện nay, số lượng các vụ việc tranh chấp đất đai không giảm mà còn có dấu hiệu gia tăng. Các vụ việc về tranh chấp đất đai lại thường kéo dài và phức tạp. Khiếu nại về đất đai là biện pháp mà người sử dụng đất có thể sử dụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Điều kiện thực hiện quyền khiếu nại đất đai như sau:
Khi bạn thực hiện quyền khiếu nại đất đai thì bạn cần chú ý đến các điều kiện sau:
- Người khiếu nại tự mình thực hiện phải là người sử dụng đất, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến sử dụng đất chịu sự tác động trực tiếp bởi quyết định hành chính, hành vi hành chính mà mình khiếu nại;
- Có căn cứ cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai trái pháp luật, xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của chính mình;
- Người khiếu nại phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có người đại diện hợp pháp thực hiện khiếu nại trong trường hợp khiếu nại thông qua người đại diện;
- Việc khiếu nại chưa được toà án thụ lý để giải quyết;
- Còn thời hiệu, thời hạn khiếu nại hoặc đã hết thời hiệu, thời hạn mà có lý do chính đáng;
- Khiếu nại chưa có quyết định giải quyết khiếu nại lần hai (điều kiện này áp dụng với trường hợp đã có quyết định khiếu nại lần 1 nhưng không đồng ý).
Trong trường hợp cùng một tranh chấp, nếu bạn muốn khiếu nại lần 2 thì bạn phải có quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu.
Trình tự giải quyết khiếu nại về đất đai gồm những bước nào?
Trong một số trường hợp lợi ích và quyền lợi của cá nhân đối với quyền sở hữu đất đai bị xâm hại, khiếu nại về đất đai là biện pháp mà người sử dụng đất có thể sử dụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Thế nhưng không phải ai cũng tường tận, rõ ràng những thủ tục, trình tự khiếu nại về lĩnh vực đất đai. Sau đây chúng tôi sẽ hướng dẫn cụ thể Trình tự giải quyết khiếu nại về đất đai theo quy định hiện hành:
Khiếu nại lần đầu
Bước 1. Gửi đơn và tiếp nhận đơn khiếu nại
- Người khiếu nại gửi đơn và các tài liệu có liên quan (nếu có) cho người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu.
- Nếu khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì người có thẩm quyền tiếp nhận đơn.
Bước 2. Thụ lý đơn
- Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của mình, người có thẩm quyền thụ lý giải quyết và thông báo về việc thụ lý giải quyết;
- Trường hợp không thụ lý để giải quyết thì nêu rõ lý do.
Bước 3. Xác minh nội dung khiếu nại
- Trong quá trình giải quyết khiếu nại, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại có trách nhiệm sau:
- Kiểm tra lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của người có trách nhiệm do mình quản lý trực tiếp, nếu khiếu nại đúng thì ra quyết định giải quyết khiếu nại ngay;
- Trường hợp chưa có cơ sở kết luận nội dung khiếu nại thì tự mình tiến hành xác minh hoặc giao cho người có trách nhiệm xác minh xác minh nội dung khiếu nại, kiến nghị giải quyết khiếu nại.
Bước 4. Tổ chức đối thoại
- Trong quá trình giải quyết khiếu nại, người giải quyết khiếu nại lần đầu tổ chức đối thoại nếu yêu cầu của người khiếu nại và kết quả xác minh nội dung khiếu nại còn khác nhau.
- Việc đối thoại phải được lập thành biên bản.
- Kết quả đối thoại là một trong các căn cứ để giải quyết khiếu nại.
Bước 5. Ra quyết định giải quyết khiếu nại
- Người giải quyết khiếu nại lần đầu phải ra quyết định giải quyết khiếu nại.
- Gửi kết quả giải quyết khiếu nại:
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày có quyết định giải quyết khiếu nại, người giải quyết khiếu nại lần đầu có trách nhiệm gửi quyết định giải quyết khiếu nại cho:
- Người khiếu nại;
- Thủ trưởng cấp trên trực tiếp hoặc người có thẩm quyền, người có quyền, nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức, cá nhân đã chuyển khiếu nại đến;
- Cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp.
Khiếu nại lần hai
Bước 1. Gửi và tiếp nhận đơn: Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu mà không được giải quyết hoặc kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu mà người khiếu nại không đồng ý thì có quyền khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai.
Lưu ý: Đối với vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày.
Hồ sơ khiếu nại lần hai gồm:
- Đơn khiếu nại;
- Quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu;
- Các tài liệu có liên quan cho người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai.
Nơi nộp: Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai
Bước 2. Thụ lý đơn
- Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai thuộc thẩm quyền giải quyết mà việc khiếu nại lần hai có đủ điều kiện theo mục 2.2 thì phải thụ lý giải quyết.
- Trường hợp không thụ lý giải quyết thì phải nêu rõ lý do trong văn bản thông báo cho người khiếu nại.
Bước 3. Xác minh nội dung khiếu nại
Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai căn cứ vào nội dung, tính chất của việc khiếu nại, tự mình tiến hành xác minh, kết luận nội dung khiếu nại hoặc giao cho người có trách nhiệm xác minh nội dung khiếu nại và kiến nghị giải quyết khiếu nại.
Bước 4. Tổ chức đối thoại
Trong quá trình giải quyết khiếu nại lần hai, người giải quyết khiếu nại hoặc người có trách nhiệm xác minh tổ chức đối thoại.
Bước 5. Ra quyết định giải quyết khiếu nại
- Người giải quyết khiếu nại lần hai phải ra quyết định giải quyết khiếu nại.
- Gửi, công bố quyết định giải quyết khiếu nại:
- Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày có quyết định giải quyết khiếu nại, người giải quyết khiếu nại lần hai phải gửi quyết định giải quyết khiếu nại cho:
- Người khiếu nại;
- Người bị khiếu nại;
- Người giải quyết khiếu nại lần đầu;
- Người có quyền, nghĩa vụ liên quan;
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền chuyển khiếu nại đến.
Thẩm quyền giải quyết khiếu nại đất đai thuộc cơ quan nào?
Khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính về quản lý đất đai là trái pháp luật, xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì người khiếu nại có thể tự mình thực hiện hoặc ủy quyền cho người khác thực hiện việc khiếu nại. Vậy Thẩm quyền giải quyết khiếu nại đất đai thuộc cơ quan nào, mời bạn cùng tìm hiểu:
Để tránh việc trả lại đơn thì phải xác định được chính xác thẩm quyền giải quyết khiếu nại đất đai theo quy định dưới đây:
STT | Quyết định hành chính về quản lý đất đai | Thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu | Thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai | |
Tên quyết định | Cơ quan thực hiện | |||
1 | – Giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo. | UBND cấp tỉnh | Chủ tịch UBND cấp tỉnh | Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường |
2 | – Giao đất đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. | |||
3 | – Cho thuê đất đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. | |||
4 | – Giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân. | UBND cấp huyện | Chủ tịch UBND cấp huyện | Chủ tịch UBND cấp tỉnh |
5 | – Cho thuê đất thuộc quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn. | UBND cấp xã | Chủ tịch UBND cấp xã | Chủ tịch UBND cấp huyện |
6 | – Thu hồi đất đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. | UBND cấp tỉnh | Chủ tịch UBND cấp tỉnh | Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường |
7 | – Thu hồi đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn. | |||
8 | – Quyết định thu hồi đất mà trong khu vực thu hồi đất có cả đối tượng là tổ chức, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài…và đất công ích của xã, phường, thị trấn. | UBND cấp tỉnh | Chủ tịch UBND cấp tỉnh | Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường |
UBND cấp huyện (được ủy quyền) | Chủ tịch UBND cấp huyện | Chủ tịch UBND cấp tỉnh | ||
9 | – Cấp Giấy chứng nhận cho tổ chức, cơ sở tôn giáo; người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện dự án đầu tư. | UBND cấp tỉnh | Chủ tịch UBND cấp tỉnh | Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường |
Sở Tài nguyên và Môi trường (được ủy quyền) | Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường | Chủ tịch UBND cấp tỉnh | ||
10 | – Cấp Giấy chứng nhận cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam. | UBND cấp huyện | Chủ tịch UBND cấp huyện | Chủ tịch UBND cấp tỉnh |
11 | – Sang tên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng khi chuyển nhượng, tặng cho…của hộ gia đình, cá nhân. | Phòng Tài nguyên và Môi trường | Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường | Chủ tịch UBND cấp huyện |
12 | – Sang tên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng khi chuyển nhượng của tổ chức. | Sở Tài nguyên và Môi trường | Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường | Chủ tịch UBND cấp tỉnh |
13 | – Quyết định giải quyết tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân với nhau. | Chủ tịch UBND cấp huyện | Chủ tịch UBND cấp huyện | Chủ tịch UBND cấp tỉnh |
14 | – Quyết định giải quyết tranh chấp mà một bên là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. | Chủ tịch UBND cấp tỉnh | Chủ tịch UBND cấp tỉnh | Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường |
Lưu ý: Trên đây chỉ là những quyết định hành chính về quản lý đất đai thường gặp.
Mời bạn xem thêm
- Hoãn thi hành án tử hình được thực hiện thế nào?
- Quy định chung về thủ tục công nhận và cho thi hành án tại Việt Nam
- Thi hành án phạt quản chế diễn ra theo trình tự nào chế theo pháp luật
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Trình tự giải quyết khiếu nại về đất đai” đã được LSX giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty LSX chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc và nhu cầu của quý khách hàng về sử dụng dịch vụ liên quan tới tư vấn pháp lý về Thủ tục bảo lưu kết quả học tập học đại học. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Tại Điều 9 Luật Khiếu nại 2011 thời hiệu khiếu nại là 90 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính.
Như vậy, quá 90 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai thì người sử dụng đất, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến sử dụng đất không có quyền khiếu nại.
Đối tượng khiếu nại đất đai là quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính về quản lý đất đai, cụ thể:
Quyết định giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất;
Quyết định bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng, tái định cư;
Quyết định cấp hoặc thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
Quyết định gia hạn thời hạn sử dụng đất.
Quyết định giải quyết tranh chấp đất đai…