Trợ cấp thất nghiệp ( hay còn được gọi là bảo hiểm thất nghiệp hoặc bồi thường thất nghiệp) là những khoản thanh toán được thực hiện bởi cơ quan có thẩm quyền cho các công dân đang thất nghiệp. Tiền trợ cấp thất nghiệp thường chỉ được trao cho những ai đăng ký thất nghiệp trước đó, và thường kèm theo những điều kiện đảm bảo rằng họ đã và đang tìm việc làm, nhưng vì một số lý do hiện không có việc làm và được xác nhận là bị sa thải. Ở Việt Nam, khoản trợ cấp thất nghiệp dành riêng cho những người lao động đang trong tình trạng tạm thời chưa có việc làm, và họ cũng không thể tạo ra kinh tế để phục vụ cuộc sống thường ngày. Để nhận được khoản trợ cấp này người lao động cần phải đáp ứng được đầy đủ những yêu cầu do Nhà nước đặt ra trong quy định. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư X để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Thủ tục hưởng tiền trợ cấp thất nghiệp” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.
Căn cứ pháp lý
Khái niệm trợ cấp thất nghiệp
Trợ cấp thất nghiệp là trợ cấp từ chương trình bảo hiểm thất nghiệp, được lập ra từ các khoản thuế đánh vào tiền lương. Để được quyền trợ cấp thất nghiệp, người lao động phải đáp ứng một số điều kiện về thời gian lao động và các điều kiện khác, ví dụ phải sẵn sàng lao động, có khả năng lao động, v..v…Tỷ lệ trợ cấp thất nghiệp ở các nước và các bang trong một nước (chẳng hạn ở Mỹ) không giống nhau, nhưng nhìn chung thấp hơn mức lương nhận được trước khi thất nghiệp.
Điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp
Để được hưởng chế độ Trợ cấp thất nghiệp , Người lao động phải có đầy đủ các điều kiện căn cứ theo Điều 49 Luật Việc làm năm 2013 như sau:
“Điều 49. Điều kiện hưởng
Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật này đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp sau đây:
a) Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật;
b) Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;
2. Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 43 của Luật này; đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 43 của Luật này;
3. Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật này;
4. Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trừ các trường hợp sau đây:
a) Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;
b) Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;
c) Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
d) Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù;
đ) Ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng;
e) Chết.”
Hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp
Theo đó, hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại Nghị định 28/2015/NĐ-CP như sau:
– Đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp theo mẫu do Bộ trưởng Bộ LĐTBXH quy định.
– Sổ bảo hiểm xã hội.
Tổ chức bảo hiểm xã hội thực hiện xác nhận về việc đóng bảo hiểm thất nghiệp và trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị của người sử dụng lao động.
Đối với người sử dụng lao động là các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thuộc BQP, BCA thì trong thời hạn 30 ngày, BHXH BQP, BHXH CAND thực hiện xác nhận về việc đóng bảo hiểm thất nghiệp và trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động kể từ ngày nhận được đề nghị của người sử dụng lao động.
– Bản chính hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu của một trong các giấy tờ sau đây xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc:
+ Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã hết hạn hoặc đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;
+ Quyết định thôi việc;
+ Quyết định sa thải;
+ Quyết định kỷ luật buộc thôi việc;
+ Thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc;
+ Xác nhận của người sử dụng lao động trong đó có nội dung cụ thể về thông tin của người lao động;
Loại hợp đồng lao động đã ký;
Lý do, thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động;
+ Xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc doanh nghiệp hoặc hợp tác xã giải thể, phá sản hoặc quyết định bãi nhiệm, miễn nhiệm, cách chức đối với các chức danh được bổ nhiệm trong trường hợp người lao động là người quản lý doanh nghiệp, quản lý hợp tác xã;
+ Trường hợp người lao động không có các giấy tờ xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động do đơn vị sử dụng lao động không có người đại diện theo pháp luật và người được người đại diện theo pháp luật ủy quyền thì thực hiện theo quy trình tại điểm h khoản 2 Điều 16 Nghị định 28/2015/NĐ-CP.
+ Trường hợp người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 43 Luật Việc làm 2013 thì giấy tờ xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng là bản chính hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu của hợp đồng đó.
Mẫu đơn đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp
Thủ tục hưởng tiền trợ cấp thất nghiệp
Căn cứ theo Điều 46 Luật Việc làm 2013 quy định như sau:
“Điều 46. Hưởng trợ cấp thất nghiệp
1. Trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, người lao động nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm do cơ quan quản lý nhà nước về việc làm thành lập.
2. Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày trung tâm dịch vụ việc làm tiếp nhận đủ hồ sơ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp; trường hợp không đủ điều kiện để hưởng chế độ trợ cấp thất nghiệp thì phải trả lời bằng văn bản cho người lao động.
3. Tổ chức bảo hiểm xã hội thực hiện việc chi trả trợ cấp thất nghiệp cho người lao động trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp.”
Bước 1: Nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp
Trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, người lao động nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp được quy định tại Mục 2 cho trung tâm dịch vụ việc làm do cơ quan quản lý nhà nước về việc làm thành lập.
Bước 2: Trả kết quả
Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày trung tâm dịch vụ việc làm tiếp nhận đủ hồ sơ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp;
Trường hợp không đủ điều kiện để hưởng chế độ trợ cấp thất nghiệp thì phải trả lời bằng văn bản cho người lao động.
Bước 3: Thực hiện việc chi trả trợ cấp thất nghiệp
Tổ chức bảo hiểm xã hội thực hiện việc chi trả trợ cấp thất nghiệp cho người lao động trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Mời các bạn xem thêm bài viết
- Làm thủ tục trợ cấp thất nghiệp online thì bao lâu nhận được tiền?
- Phân biệt trợ cấp thôi việc và trợ cấp thất nghiệp theo quy định mới
- Giấy ủy quyền lấy sổ bảo hiểm thất nghiệp mới 2023
Thông tin liên hệ
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Thủ tục hưởng tiền trợ cấp thất nghiệp” Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến đơn miễn giảm học phí. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Thời gian hưởng Trợ cấp thất nghiệp là thời gian Người lao động được hưởng quyền lợi về bảo hiểm thất nghiệp , được tính dựa trên số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp , cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 03 tháng Trợ cấp thất nghiệp , sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng nhưng tối đa không quá 12 tháng.
Căn cứ theo Khoản 7 Điều 18 Nghị định số 61/2020/NĐ-CP ngày 29/05/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12/03/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm về bảo hiểm thất nghiệp , Người lao động có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp trên 36 tháng thì những tháng lẻ chưa giải quyết hưởng Trợ cấp thất nghiệp được bảo lưu làm căn cứ để tính thời gian hưởng Trợ cấp thất nghiệp cho lần hưởng Trợ cấp thất nghiệp tiếp theo khi đủ điều kiện hưởng Trợ cấp thất nghiệp theo quy định.
Mức Trợ cấp thất nghiệp là tỷ lệ phần trăm số tiền người thất nghiệp được hưởng từ quỹ bảo hiểm thất nghiệp , được chi trả dựa trên mức thu nhập của người đó trước khi bị thất nghiệp. Khoản trợ cấp nhiều hay ít phụ thuộc vào thời gian tham gia và mức thu nhập của người thất nghiệp. Tuy nhiên, về nguyên tắc Trợ cấp thất nghiệp phải thấp hơn thu nhập thực tế của Người lao động khi đang làm việc. Căn cứ Khoản 1 Điều 50 Luật Việc làm 2013, mức Trợ cấp thất nghiệp hàng tháng được quy định như sau:
Mức hưởng Trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp nhưng tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật lao động đối với Người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do Người sử dụng lao độngquyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.