Đấu giá quyền sử dụng đất là một trong những biện pháp được Nhà nước sử dụng dùng để tăng nguồn vốn. Song, bên cạnh việc đấu giá quyền sử dụng đất, nhiều người dân cũng đang quan tâm về vấn đề xin Nhà nước giao đất, cho thuê đất mà không thông qua đấu giá. Vậy theo quy định về đất đai hiện nay, Trường hợp không đấu giá quyền sử dụng đất là trường hợp nào? Nguyên tắc đấu giá quyền sử dụng đất là gì? Thủ tục xin giao đất, thuê đất không thông qua đấu giá thực hiện như thế nào? Sau đây, Luật sư X sẽ giúp quý bạn đọc làm rõ vấn đề này thông qua bài viết sau cùng những quy định liên quan. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Hiểu thế nào là đấu giá quyền sử dụng đất?
Đấu giá quyền sử dụng đất là phương thức phân phối đất đai đặc biệt của Nhà nước. Khác với giao đất đất theo cách thức thông thường, với hình thức đấu giá, các chủ thể có nhu cầu sử dụng đất phải tham gia đấu giá công khai với những người khác và người nào trả giá cao nhất là người được nhận quyền sử dụng đất.
Có nhiều mục đích được đặt ra khi lựa chọn phương thức chuyển quyền sử dụng đất thông qua đấu giá, nhưng mục đích thường được hướng tới là nhằm đưa tài sản tiếp cận với người có nhu cầu thực sự, nhằm phát huy cao giá trị của tài sản hàng hóa đặc biệt đó là quyền sử dụng đất.
Việc đưa quyền sử dụng đất vào đấu giá là một bước tiến trong hoạt động giao, cho thuê đất. Thông qua đó, góp phần làm giảm đầu cơ đất đai, tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh giữa các chủ thể tham gia đấu giá, huy động tối đa nguồn vốn cho ngân sách.
Nguyên tắc đấu giá quyền sử dụng đất là gì?
Nguyên tắc đấu giá quyền sử dụng đất như sau:
- Đảm bảo tính công khai, minh bạch, khách quan giữa các tổ chức, cá nhân tham gia đấu giá;
- Đấu giá quyền sử dụng đất phải được thực hiện đúng trình tự, thủ tục theo quy định pháp luật đất đai và pháp luật đấu giá tài sản.
Trường hợp nào được đấu giá quyền sử dụng đất?
Các trường hợp đấu giá khi Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất bao gồm:
- Đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc cho thuê hoặc cho thuê mua;
- Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng để chuyển nhượng hoặc cho thuê;
- Sử dụng quỹ đất để tạo vốn cho đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng;
- Sử dụng đất thương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp;
- Cho thuê đất thuộc quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối;
- Giao đất, cho thuê đất đối với đất Nhà nước thu hồi do sắp xếp lại, xử lý trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh mà tài sản gắn liền với đất thuộc sở hữu nhà nước;
- Giao đất ở tại đô thị, nông thôn cho hộ gia đình, cá nhân;
- Giao đất, cho thuê đất đối với các trường hợp được giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất.
Trường hợp không đấu giá quyền sử dụng đất là trường hợp nào?
Khoản 2 Điều 118 Luật Đất đai 2013 quy định về những trường hợp mà người sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất mà không cần thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, cụ thể bao gồm:
Một là, người sử dụng đất được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất. Các trường hợp Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất là các trường hợp được quy định tại Điều 54 Luật Đất đai 2013, gồm các trường hợp sau đây:
- Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối được giao đất nông nghiệp trong hạn mức quy định tại Điều 129 của Luật này;
- Người sử dụng đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên, đất xây dựng trụ sở cơ quan, đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh; đất sử dụng vào mục đích công cộng không nhằm mục đích kinh doanh; đất làm nghĩa trang, nghĩa địa không thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 55 của Luật này;
- Tổ chức sự nghiệp công lập chưa tự chủ tài chính sử dụng đất xây dựng công trình sự nghiệp;
- Tổ chức sử dụng đất để xây dựng nhà ở phục vụ tái định cư theo dự án của Nhà nước;
- Cộng đồng dân cư sử dụng đất nông nghiệp; cơ sở tôn giáo sử dụng đất phi nông nghiệp quy định tại khoản 1 Điều 159 của Luật này.
Hai là, người sử dụng đất được miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất quy định tại Điều 110 Luật Đất đai 2013.
Ba là, người sử dụng đất đang sử dụng đất thuộc trường hợp quy định tại điểm b, điểm g khoản 1 và khoản 2 Điều 56 Luật Đất đai 2013. Các trường hợp đó như sau:
- Việc sử dụng đất vượt hạn mức giao đất nông nghiệp (quy định tại Điều 129 Luật Đất đai 2013) của hộ gia đình, cá nhân;
- Đất sử dụng với mục đích xây dựng trụ sở làm việc của tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao tại Việt Nam;
- Đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng đất được Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp hoặc thuê đất để nuôi trồng thủy sản, làm muối; Hoặc sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối kết hợp với nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.
Bốn là, người sử dụng đất có nhu cầu sử dụng đất vào mục đích hoạt động khoáng sản (ví dụ sử dụng đất với mục đích thăm dò, khai thác khoáng sản…);
Năm là, người sử dụng đất sử dụng đất với mục đích thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở tái định cư, nhà ở xã hội và nhà ở công vụ theo quy định pháp luật;
Sáu là, cán bộ, công chức, viên chức theo quyết định điều động của cơ quan có thẩm quyền được giao đất ở;
Bảy là, hộ gia đình, cá nhân có hộ khẩu thường trú tại xã mà không có đất ở và chưa được Nhà nước giao đất ở được giao đất ở;
Tám là, hộ gia đình, cá nhân có hộ khẩu thường trú tại thị trấn thuộc khu vực/vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn hoặc vùng/khu vực có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn mà không có đất ở và chưa được Nhà nước giao đất ở được giao đất ở;
Chín là, trường hợp khác theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ;
Ngoài ra, cũng có một số trường hợp người sử dụng đất có quyền sử dụng đất thông qua việc nhận thừa kế, nhận chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho…hợp pháp theo quy định pháp luật.
Như vậy, pháp luật quy định 9 trường hợp không đấu giá quyền sử dụng đất. Ngoài ra, để được nhận quyền sử dụng đất mà không phải thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, bạn cũng có thể lưu ý đến phương án nhận tặng cho, nhận chuyển nhượng, nhận thừa kế…quyền sử dụng đất từ người sử dụng đất khác theo quy định pháp luật.
Thủ tục xin giao đất, thuê đất không thông qua đấu giá
Thành phần hồ sơ
Theo khoản 1 Điều 4 Thông tư 30/2014/TT-BTNMT, người xin giao đất, thuê đất chuẩn bị 01 bộ hồ sơ gồm các giấy tờ:
- Đơn xin giao đất, cho thuê đất;
- Trích lục bản đồ địa chính thửa đất hoặc trích đo địa chính thửa đất
Trình tự thủ tục
Căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 68 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, thủ tục giao đất, cho thuê đất không thông qua đấu giá được thực hiện như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Bước 2. Nộp hồ sơ
Nơi nộp: Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện nơi có đất.
Bước 3. Tiếp nhập hồ sơ
Trường hợp nhận hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong thời gian không quá 03 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.
Bước 4. Giải quyết yêu cầu
Phòng Tài nguyên và Môi trường thực hiện các công việc sau:
- Hướng dẫn người xin giao đất, thuê đất thực hiện nghĩa vụ tài chính;
- Trình UBND cấp huyện quyết định giao đất, cho thuê đất; ký hợp đồng thuê đất đối với trường hợp thuê đất;
- Trình UBND cấp huyện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
- Phòng Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo cập nhật, chỉnh lý cơ sở dữ liệu đất đai, hồ sơ địa chính.
Lưu ý: Người được giao đất theo hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất nộp tiền sử dụng đất, người được thuê đất nộp tiền thuê đất.
Bước 5. Trả kết quả
Kết quả thực hiện thủ tục gồm:
- Quyết định giao đất (đối với trường hợp giao đất);
- Quyết định cho thuê đất, hợp đồng thuê đất (đối với trường hợp thuê đất).
Sau khi có quyết định giao đất, cho thuê đất, Phòng Tài nguyên và Môi trường tổ chức giao đất trên thực địa và trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người được giao đất, cho thuê đất.
Thời hạn giải quyết:
- Không quá 20 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ (không kể thời gian giải phóng mặt bằng, thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất).
- Không quá 30 ngày đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn.
Mời bạn xem thêm
- Hoãn thi hành án tử hình được thực hiện thế nào?
- Quy định chung về thủ tục công nhận và cho thi hành án tại Việt Nam
- Thi hành án phạt quản chế diễn ra theo trình tự nào chế theo pháp luật
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Trường hợp không đấu giá quyền sử dụng đất”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như chia nhà ở khi ly hôn. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Người đăng ký tham gia đấu giá nhưng không trực tiếp tham gia đấu giá, nếu ủy quyền cho người khác thay mình tham gia cuộc đấu giá thì việc ủy quyền phải thực hiện đúng theo quy định của pháp luật về ủy quyền.
Thẩm quyền xác định giá khởi điểm đấu giá quyền sử dụng đất:
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giá khởi điểm đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất;
– Căn cứ tình hình thực tế tại địa phương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền hoặc phân cấp cho Giám đốc Sở Tài chính, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định giá khởi điểm đấu giá quyền sử dụng đất theo thẩm quyền.
Căn cứ Khoản 2 Điều 119 Luật đất đai 2013 thì tổ chức, cá nhân tham gia đấu giá quyền sử dụng đất phải có đủ các điều kiện sau đây:
Thuộc đối tượng được Nhà nước giao đất, cho thuê đất theo quy định tại Điều 55 và Điều 56 của Luật này;
Phải bảo đảm các điều kiện để thực hiện dự án đầu tư theo quy định tại Điều 58 của Luật này đối với trường hợp giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư.