Trường hợp nào nhà nước thực hiện trưng dụng đất

bởi Sao Mai
Trường hợp nào nhà nước thực hiện trưng dụng đất

Chào Luật sư. Gia đình tôi hiện đang sinh sống và làm việc tại Bà Rịa- Vũng Tàu. Ủy ban Nhân dân huyện vừa có văn bản trưng dụng hơn 3.000 m2 vườn trồng cây ăn quả của gia đình tôi (có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hợp pháp) để làm khu hậu cần nhằm đối phó với tình hình thời tiết khắc nghiệt mưa bão, nguy cơ sạt lở có thể xảy ra. Sau một thời gian suy nghĩ thì mẹ tôi cũng bằng lòng cho nhà nước trưng dụng đất. Cho tôi hỏi nếu việc nhà nước trưng dụng đất không đúng mục đích như đã cam kết thì có phải bồi thường cho nhà tôi không? Xin Luật sư tư vấn giúp tôi.

Chào bạn. Sau đây mời bạn cùng Luật sư X tham khảo bài viết :”Trường hợp nào nhà nước thực hiện trưng dụng đất” dưới đây. Hy vọng bài viết cung cấp kiến thức pháp luật bổ ích đến quý bạn đọc.

Căn cứ pháp lý:

Việc nhà nước thu hồi đất có phải là trưng dụng đất không?

Thu hồi đất là việc bằng một quyết định hành chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấm dứt quan hệ pháp luật đất đai, chấm dứt quyền và lợi ích của các chủ thể đang sử dụng đất nhằm phục vụ lợi ích của nhà nước, xã hội hoặc để xử lý hành vi vi phạm pháp luật đất đai.

Trưng dụng đất là việc Nhà nước sử dụng có thời hạn tài sản của tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư thông qua quyết định hành chính trong trường hợp thật cần thiết để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh hoặc trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai.

Thu hồi đất và trưng dụng đất đều là việc Nhà nước “lấy lại” đất nhưng có sự khác nhau trong hai trường hợp này.

Trường hợp nào nhà nước thực hiện trưng dụng đất?

Căn cứ Điều 5 Luật Trưng mua, trưng dụng tài sản 2008 quy định như sau:

Theo đó, các trường hợp nhà nước thực hiện trưng dụng đất bao gồm:

– Khi đất nước trong tình trạng chiến tranh hoặc trong tình trạng khẩn cấp về quốc phòng theo quy định của pháp luật về quốc phòng và pháp luật về tình trạng khẩn cấp;

– Khi an ninh quốc gia có nguy cơ bị đe dọa theo quy định của pháp luật về an ninh quốc gia;

– Khi mục tiêu quan trọng về an ninh quốc gia có khả năng bị xâm phạm hoặc cần được tăng cường bảo vệ theo quy định của pháp luật về quốc phòng và pháp luật về an ninh quốc gia;

– Khi phải đối phó với nguy cơ hoặc để khắc phục thảm họa do thiên tai, dịch bệnh gây ra trên diện rộng hoặc nếu không ngăn chặn kịp thời sẽ gây hậu quả nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe và tài sản của nhân dân, tài sản của Nhà nước.

Ai có thẩm quyền quyết định trưng dụng đất?

Tại Khoản 3 Điều 72 Luật Đất đai 2013 có liệt kê các chủ thể có thẩm quyền trưng dụng đất tùy vào trường hợp thực hiện. Cụ thể các chủ thế đó là:

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Công Thương, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện

Những người có thẩm quyền trưng dụng đất nêu trên sẽ không được phân cấp thẩm quyền cho người khác hay có nghĩa người có thẩm quyền không được ủy quyền cho người khác thực hiện quyền của mình.

Trường hợp nào nhà nước thực hiện trưng dụng đất

Thời hạn trưng dụng đất và gia hạn trưng dụng đất là bao lâu?

Khoản 4 Điều 72 Luật Đất đai 2013 quy đinh như sau:

Thời hạn trưng dụng đất là không quá 30 ngày kể từ khi quyết định trưng dụng có hiệu lực thi hành. Trường hợp trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp thì thời hạn trưng dụng được tính từ ngày ra quyết định đến không quá 30 ngày kể từ ngày bãi bỏ tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

Trường hợp hết thời hạn trưng dụng đất mà mục đích của việc trưng dụng chưa hoàn thành thì được gia hạn nhưng không quá 30 ngày. Quyết định gia hạn trưng dụng đất phải được thể hiện bằng văn bản và gửi cho người có đất trưng dụng trước khi kết thúc thời hạn trưng dụng.
Như vậy, trưng dụng đất được tiến hành sau khi có quyết định trưng dụng đất bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền và trong một khoảng thời gian nhất định. Nếu như hết thời hạn trưng dụng đất mà mục đích của việc trưng dụng vẫn chưa đạt được thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành gia hạn trưng dụng đất nhưng không quá 30 ngày kể từ ngày hết hạn.

Nhà nước gây ra thiệt hại khi trưng dụng đất thì cá nhân, tổ chức có được bồi thường hay không?

Căn cứ vào khoản 7 Điều 72 Luật Đất đai 2013 quy định như sau:

Trưng dụng đất

  1. Việc bồi thường thiệt hại do việc trưng dụng đất gây ra thực hiện theo quy định sau đây:
    a) Người có đất trưng dụng được bồi thường thiệt hại trong trường hợp đất trưng dụng bị hủy hoại; trường hợp người có đất trưng dụng bị thiệt hại về thu nhập do việc trưng dụng đất trực tiếp gây ra;
    b) Trường hợp đất trưng dụng bị hủy hoại thì việc bồi thường được thực hiện bằng tiền theo giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất trên thị trường tại thời điểm thanh toán;
    c) Trường hợp người có đất trưng dụng bị thiệt hại về thu nhập do việc trưng dụng đất trực tiếp gây ra thì mức bồi thường được xác định căn cứ vào mức thiệt hại thu nhập thực tế tính từ ngày giao đất trưng dụng đến ngày hoàn trả đất trưng dụng được ghi trong quyết định hoàn trả đất trưng dụng.
    Mức thiệt hại thu nhập thực tế phải phù hợp với thu nhập do đất trưng dụng mang lại trong điều kiện bình thường trước thời điểm trưng dụng đất;
    d) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện nơi có đất trưng dụng thành lập Hội đồng để xác định mức bồi thường thiệt hại do thực hiện trưng dụng đất gây ra trên cơ sở văn bản kê khai của người sử dụng đất và hồ sơ địa chính. Căn cứ vào mức bồi thường thiệt hại do Hội đồng xác định, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện quyết định mức bồi thường.
    đ) Tiền bồi thường thiệt hại do việc trưng dụng đất gây ra được ngân sách nhà nước chi trả một lần, trực tiếp cho người có đất trưng dụng trong thời hạn không quá 30 ngày, kể từ ngày hoàn trả đất.

Theo đó, việc bồi thường thiệt hại do Nhà nước trưng dụng đất gây ra sẽ được thực hiện theo quy định nêu trên.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ LSX

Vấn đề “Trường hợp nào nhà nước thực hiện trưng dụng đất?” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới Hồ sơ bổ nhiệm lại công chức. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Trưng dụng đất thì người chủ đất có còn quyền sở hữu quyền sử dụng đất không?

Căn cứ Điều 8 Luật Trưng mua, trưng dụng tài sản 2008 quy định như sau:
Quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản trưng mua, trưng dụng
Quyền sở hữu tài sản trưng mua thuộc về Nhà nước kể từ thời điểm quyết định trưng mua tài sản có hiệu lực thi hành.
Quyền sở hữu tài sản trưng dụng vẫn thuộc về người có tài sản trưng dụng; quyền quản lý, sử dụng tài sản trưng dụng trong thời gian trưng dụng thuộc về Nhà nước.
Như vậy, trưng dụng đất thì người chủ sở hữu quyền sử dụng đất vẫn có quyền sở hữu. Hết thời hạn trưng dụng, chủ sở hữu sẽ được nhận lại tài sản trưng dụng là quyền sử dụng đất.
Tuy nhiên, trong thời gian trưng dụng thì quyền quản lý, sử dụng đất sẽ thuộc về Nhà nước.

Quyết định trưng dụng đất có phải lập thành văn bản không?

Quyết định trưng dụng đất không nhất thiết phải thể hiện bằng văn bản. Trong trường hợp khẩn cấp không thể ra quyết định bằng văn bản thì người có thẩm quyền được quyết định trưng dụng đất bằng lời nói nhưng phải viết giấy xác nhận việc quyết định trưng dụng đất ngay tại thời điểm trưng dụng.
Chậm nhất là 48 giờ, kể từ thời điểm quyết định trưng dụng đất bằng lời nói, cơ quan của người đã quyết định trưng dụng đất bằng lời nói có trách nhiệm xác nhận bằng văn bản việc trưng dụng đất và gửi cho người có đất trưng dụng.

Cơ quan có thẩm quyền quyết định mức bồi thường thiệt hại do trưng dụng đất gây ra?

Theo khoản 7 Điều 72 Luật Đất đai 2013 quy định:
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện nơi có đất trưng dụng thành lập Hội đồng để xác định mức bồi thường thiệt hại do thực hiện trưng dụng đất gây ra trên cơ sở văn bản kê khai của người sử dụng đất và hồ sơ địa chính. Căn cứ vào mức bồi thường thiệt hại do Hội đồng xác định, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện quyết định mức bồi thường.
Tiền bồi thường thiệt hại do việc trưng dụng đất gây ra được ngân sách nhà nước chi trả một lần, trực tiếp cho người có đất trưng dụng trong thời hạn không quá 30 ngày, kể từ ngày hoàn trả đất.

5/5 - (5 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm