Tự giao nộp động vật hoang dã có còn bị phạt tù không?

bởi PhuongMai
Tự giao nộp động vật hoang dã có còn bị phạt tù không?

Hiện nay, vấn đề về bảo vệ động vật hoang dã đang được rất nhiều người quan tâm. Ý thức được môi trường đang bị phá hủy; mỗi con người cần góp một phần sức lực nhỏ bé góp phần bảo vệ thiên nhiên. Nhà nước cũng đang dần sát sao hơn với những cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm. Gần đây, nhiều vụ việc được đưa ra xét xử như một tín hiệu đáng mừng cho sự chuyển mình của Việt Nam trong vấn đề bảo vệ động vật hoang dã nói riêng; bảo vệ động vật nói chung. Vậy hành vi tự giao nộp động vật hoang dã có còn bị phạt tù không? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau:

Từ lâu, thú chơi động vật hoang dã được xem như một sở thích độc lạ; được nhiều người săn đón như một cách thể hiện độ chịu chơi của bản thân. Tuy nhiên, đứng trước sự lên án mạnh mẽ; nhiều người lại hoảng sợ vì hiện đang chơi động vật hoang dã. Nhưng không biết xử lý như thế nào để thể hiện bản thân đã thực sự hối hận.

Căn cứ pháp lý

Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)

Thế nào là hành vi nuôi nhốt động vật hoang dã?

Nuôi nhốt động vật hoang dã là hành vi mua bán trái phép, tàng trữ, nuôi nhốt những loài động vật được Nhà nước quy định là động vật hoang dã. Và phải được nuôi dưỡng trong các khu bảo tồn thiên nhiên. Hành vi săn bắt động vật hoang dã là tội phạm nguồn của hành vi nuôi nhốt động vật hoang dã.

Xử lý hình sự đối với hành vi nuôi nhốt động vật hoang dã

  • Phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng; phạt tù từ 01 năm đến 05 năm đối với các hành vi: săn bắt, giết, nuôi, nhốt, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; săn bắt, giết, nuôi nhốt, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB hoặc Phụ lục I Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp mà không thuộc loài quy định tại điểm a khoản này với số lượng từ 03 cá thể đến 07 cá thể lớp thú; từ 07 cá thể đến 10 cá thể lớp chim, bò sát; hoặc từ 10 cá thế đến 15 cá thể động vật lớp khác;…
  • Phạt tù từ 05 năm đến 10 năm trong trường hợp: số lượng động vật từ 03 cá thể đến 07 cá thể lớp thú; từ 07 cá thể đến 10 cá thể lớp chim, bò sát; hoặc từ 10 cá thể đến 15 cá thể lớp khác quy định tại điểm a khoản 1 Điều này; số lượng động vật từ 08 cá thể đến 11 cá thể lớp thú; 11 cá thể đến 15 cá thể lớp chim, bò sát; hoặc từ 16 cá thể đến 20 cá thể động vật lớp khác quy định tại điểm d khoản 1 Điều này; từ 01 cá thể đến 02 cá thể voi, tê giác; từ 03 cá thể đến 05 cá thể gấu, hổ; có tổ chức; lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; sử dụng công cụ hoặc phương tiện săn bắt bị cấm; săn bắt trong khu vực bị cấn hoặc vào thời gian bị cấm; buôn bán, vận chuyển qua biên giới; tái phạm nguy hiểm.

Tự giao nộp động vật hoang dã có còn bị phạt tù không?

Có thể thấy, nếu xét theo quy định của pháp luật; kể cả có tự giao nộp động vật hoang dã thì vẫn sẽ bị phạt tù. Bởi trong luật pháp chỉ quy định hành vi nuôi, nhốt; không hề quy định sẽ được miễn trách nhiệm hình sự nếu tự giao nộp.

Tuy nhiên, vì hai lý do sau:

  • Thứ nhất, việc tự giao nộp thể hiện sự hối cải; đã biết ăn năn hối lỗi và sẽ làm lại nên đây có thể được coi là một tình tiết giảm nhẹ; người có hành vi nuôi nhốt động vật hoang dã sẽ không phải chịu hình phạt.
  • Thứ hai, để đảm bảo sự an toàn cho những động vật hoang dã đang bị nuôi nhốt; vì không ít trường hợp người có hành vi trái pháp luật vì sợ bị phạt mà thả con vật đến những nơi không thích hợp cho chúng phát triển; hay thậm chí giết luôn những con vật đó; nên hiện tại, Nhà nước sẽ không xử lý hình sự đối với những trường hợp tự giao nộp động vật hoang dã.

Hậu quả xảy ra nếu không miễn trách nhiệm hình sự cho những người tự giao nộp động vật hoang dã

Như đã nói ở trên, pháp luật không quy định về việc miễn trách nhiệm hình sự cho những hành vi tự giao nộp động vật hoang dã. Tuy nhiên, nếu không có quy định này; nhưng con vật đang bị nuôi nhốt trái phép sẽ phải chịu những kết cục không tưởng.

  • Trong trường hợp người chủ vì sợ hãi mà không giao nộp; người chủ đó sẽ lựa chọn biện pháp tiếp tục nuôi nhưng sẽ nuôi với một tâm thế con vật đó là gánh nặng; là sự sợ hãi ngày một đè nặng lên người nuôi; với nguy cơ bị bắt bất cứ lúc nào. Việc người chủ có tâm lí này khiến người chủ sẽ tìm đến việc hành hạ con vật đó như một cách để giải tỏa. Nếu may mắn hơn, con vật đó sẽ bị nhốt trong bóng tối, sẽ phải chịu môi trường sống không phù hợp và sẽ sớm chết. Một số trường hợp sẽ tiếp tục bán con vật đó cho những đoàn xiếc.
  • Trong trường hợp người chủ vì sợ hãi không dám giao nộp; nhưng cũng không dám giữ lại có thể dẫn đến 02 trường hợp. Một là người chủ sẽ tìm cách thả con vật ở một nơi vắng người; ít người qua lại. Trong môi trường sống không phù hợp; con vật do được chăm sóc từ bé mất đi khả năng sinh tồn; sẽ không thể sống được ở môi trường bên ngoài. Hai là người chủ đó sẽ giết con vật đó.

Nếu để tình huống như vậy xảy ra, việc giải cứu động vật hoang dã sẽ không đem lại hiệu quả. Thậm chí, còn gây ra hậu quả đáng tiếc hơn so với trước khi có chiến dịch bảo vệ động vật hoang dã. Vậy nên, phải miễn trách nhiệm hình sự đối với những người tự giao nộp động vật hoang dã.

Có thể bạn quan tâm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là quan điểm của Luật sư X về vấn đề “Tự giao nộp động vật hoang dã có còn bị phạt tù không?“. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Hành vi nuôi nhốt động vật hoang dã trái phép sẽ bị xử phạt bao nhiêu năm tù theo quy định?

Hành vi nuôi nhốt động vật hoang dã trái phép; tùy thuộc vào loài động vật được nuôi nhốt mà sẽ có những khung hình phạt khác nhau. Tuy nhiên, hành vi nuôi nhốt động vật hoang dã trái phép có thể phải chịu mức hình phạt cao nhất lên đến 15 năm tù.

Hành vi buôn bán cao hổ có phải là hành vi vi phạm pháp luật không?

Hiện tại, hành vi buôn bán cao hổ không được coi là hành vi vi phạm pháp luật. Hay nói cách khác, chưa có quy định xử phạt về hành vi này. Tuy nhiên, trên thực tế, có thể thấy; đây là hành vi tiếp tay cho nạn săn bắt động vật hoang dã trái phép.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm