Theo quy định của Luật đất đai, việc chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất ở phải được sự cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tuy nhiên, nhiều người dân vẫn xây dựng nhà ở trên đất nông nghiệp (tự ý chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất ở mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép). Vậy việc tự ý xây nhà trên đất nông nghiệp sẽ bị phạt bao nhiêu? Bài viết dưới đây của Luật sư X sẽ giải đáp thắc cho bạn.
Căn cứ pháp lý
Tự ý xây nhà trên đất nông nghiệp phạt bao nhiêu?
Căn cứ Khoản 1 Điểm d Khoản 1 Điều 57 Luật Đất đai 2013 thì trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất ở phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trường hợp người sử dụng đất tự ý chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất ở mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép là vi phạm pháp luật nên sẽ bị xử phạt theo quy định.
Theo đó, căn cứ quy định tại Điều 9, 10 và 11 Nghị định 91/2019/NĐ-CP thì hành vi tự ý chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất ở không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép sẽ bị xử phạt như sau:
Mức phạt đối với trường hợp chuyển đất trồng lúa sang đất ở.
Diện tích chuyển mục đích trái phép | Mức phạt tiền | |
Khu vực nông thôn | Khu vực thành thị | |
Dưới 0,01 héc ta | 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng | 6 triệu đồng đến 10 triệu đồng |
Từ 0,01 héc ta đến dưới 0,02 héc ta | 5 triệu đồng đến 10 triệu | 10 triệu đồng đến 20 triệu |
Từ 0,02 héc ta đến dưới 0,05 héc ta | 10 triệu đồng đến 15 triệu đồng | 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng |
Từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta | 15 triệu đồng đến 30 triệu đồng | 30 triệu đồng đến 60 triệu đồng |
Từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta | 30 triệu đồng đến 50 triệu đồng | 60 triệu đồng đến 100 triệu đồng |
Từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta | 50 triệu đồng đến 80 triệu đồng | 100 triệu đồng đến 160 triệu đồng |
Từ 01 héc ta đến dưới 03 héc ta | 80 triệu đồng đến 120 triệu đồng | 160 triệu đồng đến 240 triệu đồng |
Từ 03 héc ta trở lên | 120 triệu đồng đến 250 triệu đồng | 240 triệu đồng đến 500 triệu đồng |
Mức phạt đối với trường hợp chuyển đất rừng đặc dụng là rừng trồng, đất rừng phòng hộ là rừng trồng, đất rừng sản xuất là rừng trồng sang đất ở.
Diện tích chuyển mục đích trái phép | Mức phạt tiền |
Dưới 0,02 héc ta | 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng |
Từ 0,02 héc ta đến dưới 0,05 héc ta | 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng |
Từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta | 10 triệu đồng đến 15 triệu đồng |
Từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta | 15 triệu đồng đến 30 triệu đồng |
Từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta | 30 triệu đồng đến 50 triệu đồng |
Từ 01 héc ta đến dưới 05 héc ta | 50 triệu đồng đến 100 triệu đồng |
Từ 05 héc ta trở lên | 100 triệu đồng đến 250 triệu đồng |
Mức phạt đối với trường hợp chuyển đất trồng cây hàng năm khác, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối, đất nông nghiệp khác sang đất ở.
Diện tích chuyển mục đích trái phép | Mức phạt tiền | |
Khu vực nông thôn | Khu vực thành thị | |
Dưới 0,02 héc ta | 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng | 6 triệu đồng đến 10 triệu đồng |
Từ 0,02 héc ta đến dưới 0,05 héc ta | 5 triệu đồng đến 8 triệu đồng | 10 triệu đồng đến 16 triệu đồng |
Từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta | 8 triệu đồng đến 15 triệu đồng | 16 triệu đồng đến 30 triệu đồng |
Từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta | 15 triệu đồng đến 30 triệu đồng | 30 triệu đồng đến 60 triệu đồng |
Từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta | 30 triệu đồng đến 50 triệu đồng | 60 triệu đồng đến 100 triệu đồng |
Từ 01 héc ta đến dưới 03 héc ta | 50 triệu đồng đến 100 triệu đồng | 100 triệu đồng đến 200 triệu đồng |
Từ 03 héc ta trở lên | 100 triệu đồng đến 200 triệu đồng | 200 triệu đồng đến 400 triệu đồng |
Ngoài ra, người sử dụng đất còn buộc phải khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm (trừ trường hợp buộc đăng ký đất đai theo quy định đối với trường hợp có đủ điều kiện được công nhận quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 22 của Nghị định 43/2014/NĐ-CP); buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.
Lưu ý: Trên đây là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân; mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân có cùng một hành vi vi phạm. Đồng nghĩa, tổ chức tự ý chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất ở mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép có thể bị phạt tiền đến 01 tỷ đồng.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Án tích có tự xóa sau khi chấp hành xong hình phạt không?
- Đơn xin xác nhận nhà ở để bất điện
- Lỗi lấn làn đè vạch bị phạt bao nhiêu tiền năm 2022?
- Giá đất tái định cư được tính như thế nào?
- Bài thu hoạch cảm tình đảng 2015
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Tự ý xây nhà trên đất nông nghiệp phạt đến 01 tỉ đồng”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như điều kiện cấp phép bay flycam, cách tra cứu thông tin quy hoạch, hợp pháp hóa lãnh sự ở hà nội, dịch vụ luật sư thành lập công ty trọn gói giá rẻ… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Đất nông nghiệp là loại đất được Nhà nước giao cho người dân để phục vụ nhu cầu sản xuất nông nghiệp, bao gồm trồng trọt, chăn nuôi, trồng rừng,.. Là tư liệu sản xuất chủ yếu vừa là tài liệu lao động vừa là đối tượng lao động, đặc biệt không thể thay thế của ngành nông – lâm nghiệp.
Có thể hiểu, đất nông nghiệp là loại đất được sử dụng để sản xuất, canh tác nông nghiệp, trong cả lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, làm muối và nuôi trồng thủy sản.
Sự khác biệt giữa đất ở và đất nông nghiệp có thể nói nôm na là đất ở là đất để ở, đất nông nghiệp là đất để làm nông.
Mua đất nông nghiệp không có sổ đỏ; là việc mua không có chứng nhận quyền sử dụng đất kèm theo. Đây là việc không đúng theo quy định của luật mua bán đất nông nghiệp. Theo như những quy định chung liên quan đến luật mua bán đất nông nghiệp; thì việc này sẽ cần phải tuân thủ theo đúng quy định; là có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đi kèm.