Tung ảnh nóng người khác lên mạng xử lý thế nào?

bởi Luật Sư X
Tung ảnh nóng người khác lên mạng xử lý thế nào?

Tung ảnh nóng người khác trên mạng đang trở thành “thú vui tao nhã” của một số thanh niên hiện nay. Hành vi này là “thú vui” của người tung nhưng để lại những hậu quả về mặt tinh thần hơn nữa là vật chất của người bị đăng. Bởi không ai muốn bị lộ ảnh nóng của chính mình cho toàn cộng đồng xem cả. Hành vi tung ảnh nóng chắc chắn sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật. Hãy tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư X.

Căn cứ:

Nội dung tư vấn:

1. Tung ảnh (ảnh nóng) của người khác lên mạng là hành vi vi phạm pháp luật

Mỗi cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình, việc dùng những hình ảnh, video của người khác bạn phải nhận được sự đồng ý của chủ bức ảnh đó mới được đăng lên. Cụ thể được quy định tại Điều 32 Bộ luật dân sự 2015: 

Điều 32. Bộ luật dân sự 2015

1. Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình.

Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý.

Việc sử dụng hình ảnh của người khác vì mục đích thương mại thì phải trả thù lao cho người có hình ảnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

2. Việc sử dụng hình ảnh trong trường hợp sau đây không cần có sự đồng ý của người có hình ảnh hoặc người đại diện theo pháp luật của họ:

a) Hình ảnh được sử dụng vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng;

b) Hình ảnh được sử dụng từ các hoạt động công cộng, bao gồm hội nghị, hội thảo, hoạt động thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật và hoạt động công cộng khác mà không làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh.

Như vậy, việc đăng ảnh người khác nếu không vì vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng hội nghị, hội thảo, hoạt động thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật và hoạt động công cộng khác mà không làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh thì người đăng được tự ý đăng ảnh mà không cần sự xin phép của chủ nhân bức ảnh. 

Do đó, nếu bạn đăng hình ảnh, video của người khác mà không được sự đồng ý của chủ bức ảnh thì sẽ vi phạm pháp luật.

2. Hình thức xử phạt. 

Tùy mức độ vi phạm và hậu mà hành vi vi phạm để lại, người tung ảnh nóng người khác lên mạng sẽ bị xử phạt hành chính, hình sự và bồi thường thiệt hại dân sự theo quy định.

Thứ nhất, Đối với xử phạt hành chính:

Khi mức độ vi phạm nhẹ, hậu quả hành vi chưa lớn thì áp dụng hình thức xử phạt hành chính là cần thiết.  Căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 5 Nghị định số 72/2013/NĐ-CP hành vi sử dụng Internet để đăng ảnh người khác nhằm kích động dâm ô, đồi trụy, phá hoại thuần phong mỹ tục là hành vi bị Nhà nước nghiêm cấm.

Mức xử phạt với hành vi này  có thể lên đến 20 triệu đồng. Cụ thể căn cứ vào Khoản 3 Điều 66 Nghị định số 174/2013/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện:

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

..

g) Cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác.”

Như vậy, việc đăng ảnh nóng người khác lên mạng là hành vi cung cấp những thông tin, hình ảnh xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác.

Thứ hai, đối với chịu trách nhiệm hình sự

Tùy theo từng hành vi vi phạm cụ thể mà người đưa ảnh nóng người khác lên mạng có thể cấu thành nên hai tội danh khác nhau theo quy định của Bộ luật hình sự 2015: Tội Làm nhục người khác theo Điều 155 hoặc Tội tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy theo Điều 326 Bộ luật hình sự 2015.

Với tội Làm nhục người khác, người tung ảnh nóng lên mạng mà xúc phạm nghiêm trọng đến danh sự, nhân phẩm của người bị tung ảnh thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm về tội này. Mức xử phạt đối với Tội phạm lên đến 5 năm tù khi gây hậu quả nghiêm trọng. 

Điều 155. Tội làm nhục người khác

1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

a) Phạm tội 02 lần trở lên;

b) Đối với 02 người trở lên;

c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

d) Đối với người đang thi hành công vụ;

đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;

e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;

g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%75.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên76;

b) Làm nạn nhân tự sát.

4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm..

Ngoài ra, việc người này tung những hình ảnh nhạy cảm, ảnh nóng trên mạng xã hội cho tất cả mọi người xem. Hành vi này cấu thành nên hành vi phát tán văn hóa đồi trụy theo quy định tại điều 326 Bộ luật hình sự 2015. Mức xử phạt cao nhất có thể lên đến 5 năm. Hành vi này được biểu hiện qua việc làm ra, sao chép, lưu hành, vận chuyển, mua bán, tàng trữ ảnh có nội dung khiêu dâm, đồi trụy lên mạng xã hội.

Điều 326. Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy

1.337 Người nào làm ra, sao chép, lưu hành, vận chuyển, mua bán, tàng trữ nhằm phổ biến sách, báo, tranh, ảnh, phim, nhạc hoặc những vật phẩm khác có nội dung khiêu dâm, đồi trụy hoặc hành vi khác truyền bá vật phẩm đồi trụy thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Dữ liệu được số hóa có dung lượng từ 01 gigabyte (GB) đến dưới 05 gigabyte (GB);

b) Ảnh có số lượng từ 100 ảnh đến dưới 200 ảnh;

c) Sách in, báo in hoặc vật phẩm khác có số lượng từ 50 đơn vị đến dưới 100 đơn vị;

d) Phổ biến cho từ 10 người đến 20 người;

đ) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

2.338 Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

a) Có tổ chức;

b) Dữ liệu được số hóa có dung lượng từ 05 gigabyte (GB) đến dưới 10 gigabyte (GB);

c) Ảnh có số lượng từ 200 ảnh đến dưới 500 ảnh;

d) Sách in, báo in hoặc vật phẩm khác có số lượng từ 100 đơn vị đến dưới 200 đơn vị;

đ) Phổ biến cho từ 21 người đến 100 người;

e) Phổ biến cho người dưới 18 tuổi;

g) Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử để phạm tội;

h) Tái phạm nguy hiểm.

3.339 Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Dữ liệu được số hóa có dung lượng 10 gigabyte (GB) trở lên;

b) Ảnh có số lượng 500 ảnh trở lên;

c) Sách in, báo in hoặc vật phẩm khác có số lượng 200 đơn vị trở lên;

d) Phổ biến cho 101 người trở lên.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Thứ ba, Trách nhiệm bồi thường thiệt hại

Bên cạnh việc chịu trách nhiệm hình sự cho hành vi trên thì người phạm tội còn phải chịu trách nhiệm dân sự cho hành vi của mình vì những thiệt hại gây ra cho người bị xâm hại đến danh dự và nhân phẩm. Bằng việc thu hồi, tiêu hủy, chấm dứt việc sử dụng hình ảnh, bồi thường thiệt hại theo yêu cầu của người bị hại hoặc quyết định của Tòa án.

Điều 32. Bộ luật dân sự 2015

2. Việc sử dụng hình ảnh trong trường hợp sau đây không cần có sự đồng ý của người có hình ảnh hoặc người đại diện theo pháp luật của họ:

a) Hình ảnh được sử dụng vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng;

b) Hình ảnh được sử dụng từ các hoạt động công cộng, bao gồm hội nghị, hội thảo, hoạt động thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật và hoạt động công cộng khác mà không làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh.

3. Việc sử dụng hình ảnh mà vi phạm quy định tại Điều này thì người có hình ảnh có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định buộc người vi phạm, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải thu hồi, tiêu hủy, chấm dứt việc sử dụng hình ảnh, bồi thường thiệt hại và áp dụng các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật.

Việc bồi thường thiệt hại về tình thần được dựa vào chi phí để khắc phục, thu hồi các ác phẩm gây hại. Bên cạnh đó, người bị hại được quyền yêu cầu tối đa 10 tháng lương cơ sở cho việc phải bù đắp tổn thất về tinh thần và danh dự do bị xâm phạm theo Điều 592 Bộ luật Dân sự năm 2015:

Điều 592: 

“1. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm bao gồm:

a) Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;

b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút;

c) Thiệt hại khác do luật quy định.

2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.”

Như vậy, với hành vi tung ảnh nóng lên mạng, bạn có thể sẽ phải đối mặt với kha khá chế tài. Một phút bốc đồng có thể khiến bạn phải chịu trách nhiệm lớn. Hãy suy nghĩ trước khi làm nhé. 

Hy vọng bài viết có ích cho bạn !

Khuyến nghị

  1. LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ luật sư tranh tụng Việt Nam
  2. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay

 

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm