Ủy quyền cho người khác đứng tên sổ đỏ có được không?

bởi Hương Giang
Ủy quyền cho người khác đứng tên sổ đỏ

Ủy quyền là việc nhờ một người khác nhân danh mình thực hiện một số nghĩa vụ nhất định. Nhiều người vì nhiều lý do mà không thể đứng tên trên sổ đỏ nên muốn ủy quyền cho người khác đứng tên. Vậy xét dưới góc độ pháp luật, Ủy quyền cho người khác đứng tên sổ đỏ có được không? Đất ủy quyền cho người khác đứng tên sổ đỏ thì lấy lại bằng cách nào? Một số rủi ro phổ biến khi ủy quyền cho người khác đứng tên sổ đỏ là gì? Sau đây, Luật sư X sẽ làm rõ vấn đền này thông qua bài viết “Ủy quyền cho người khác đứng tên sổ đỏ có được không?” cùng những quy định liên quan. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

Khái niệm ủy quyền

Ủy quyền là việc thỏa thuận của các bên theo đó bên được ủy quyền sẽ có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền.

Ủy quyền là một trong hai hình thức đại diện theo quy định của pháp luật được ghi nhận tại Điều 135 Bộ luật Dân sự 2015. Theo đó, quyền đại diện được xác lập theo ủy quyền giữa người được đại diện và người đại diện (gọi là đại diện theo ủy quyền) hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, theo điều lệ của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật (gọi chung là đại diện theo pháp luật).

Ủy quyền cho người khác đứng tên sổ đỏ có được không?

Khoản 16 Điều 3 Luật Đất đai nêu rõ:

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hay thường gọi là Sổ đỏ, Sổ hồng. Đây là chứng thư để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà của cá nhân, tổ chức với quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở… đó.

– Chủ sở hữu đất và chủ sử dụng đất không cùng là một người thì sẽ cấp riêng Sổ đỏ, Sổ hồng cho từng người và Sổ cấp cho người nào thì chỉ ghi thông tin của người đó.

– Trường hợp có nhiều người cùng sử dụng đất, cùng sở hữu tài sản và có thoả thuận về việc cấp Sổ đỏ cho người đại diện thì văn bản thoả thuận này phải được công chứng, chứng thực và Giấy chứng nhận này sẽ cấp cho người đại diện đó. Tuy nhiên, trên Sổ đỏ, ngoài dòng ghi thông tin về người đại diện thì vẫn phải ghi đầy đủ các thông tin của các người đồng sử dụng, đồng sở hữu khác.

Ngoài ra, về việc thể hiện thông tin về người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở trên Sổ đỏ, Điều 5 Thông tư 23/2014/TT-BNTMT quy định như sau:

– Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản được cấp Giấy chứng nhận được ghi trên Sổ đỏ, Sổ hồng với các thông tin: Họ tên, năm sinh, tên, số giấy tờ nhân thân, địa chỉ thường trú.

Căn cứ quy định tại Điều 562 Bộ luật Dân sự 2015 về Hợp đồng ủy quyền như sau:

“Điều 562. Hợp đồng ủy quyền

Hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.”

Theo quy định trên, hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận của các bên, bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện các công việc nhân danh bên ủy quyền trong phạm vi ủy quyền, làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ cho bên ủy quyền. Theo đó, một cá nhân có thể ủy quyền cho người khác thay mình thực hiện các công việc, trừ một số trường hợp gắn với quyền nhân thân như ly hôn, đăng ký kết hôn… theo quy định pháp luật.

Theo quy định của pháp luật đất đai, sổ đỏ là một chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất. Việc đứng tên trên sổ đỏ không phải là một công việc hay một giao dịch dân sự mà đó là sự ghi nhận của Nhà nước về quyền của người sử dụng đất. Vì vậy, một cá nhân không thể ủy quyền cho người khác thay mình đứng tên trên sổ đỏ nhưng có thể ủy quyền cho người khác thay mình thực hiện thủ tục chuyển nhượng và đăng ký biến động (Sang tên) sổ đỏ. sổ đỏ mới được cấp sẽ ghi thông tin của người ủy quyền.

Như vậy, không thể ủy quyền cho người khác đứng tên trên sổ đỏ nhưng có thể ủy quyền cho người khác nhân danh mình thực hiện thủ tục mua đất và đăng ký sang tên, thông tin về người sử dụng đất trên sổ đỏ được cấp sẽ ghi thông tin của bạn.

Ủy quyền cho người khác đứng tên sổ đỏ
Ủy quyền cho người khác đứng tên sổ đỏ

Ủy quyền cho người khác đứng tên sổ đỏ có đòi lại được không?

Dưới góc độ pháp lý, căn cứ Điều 5 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT (điều này được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 4 Điều 6 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT) thì Nhà nước ghi nhận tên người sử dụng đất, người sở hữu nhà ở hoặc tài sản khác gắn liền với đất tại trang bìa của Giấy chứng nhận.

Để đòi lại được tài sản này thì trước hết, phải có bằng chứng, chứng cứ để chứng minh rằng nhà đất là tài sản , ví dụ:

+ Nguồn gốc của tài sản từ đâu mà có, nếu là do vợ chồng bạn mua/nhận chuyển nhượng thì việc thanh toán tiền mua, tiền nhận chuyển nhượng tiến hành thế nào, có biên bản giao nhận tiền hay hóa đơn hay bảng kê tài khoản thanh toán không;

+ Đã làm những gì, đã thông báo tới ai, nhờ cơ quan, tổ chức nào can thiệp để đòi lại quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở chưa, kết quả giải quyết thế nào;

+ Kể từ thời điểm được cấp sổ đỏ thì ai là người giữ gìn, bảo quản quyển sổ này;

+ Thực tế, người nào quản lý, chăm nom, sinh sống trên phần diện tích nhà đất của bạn;

Sau khi đã có chứng cứ chứng minh cho việc đòi lại tài sản của mình thì bạn cần lựa chọn cách thức, cơ quan có thẩm quyền giải quyết phù hợp, đúng luật. Có thể yêu cầu Tòa án tuyên vô hiệu hợp đồng mua bán giữa Bên cạnh đó, cũng có thể khởi kiện đòi lại tài sản bằng cách hủy sổ đỏ cấp do không đúng đối tượng hoặc yêu cầu hoàn trả lại tài sản. Tuy nhiên, trên thực tế rất khó khăn để đòi lại đất sau khi đã Ủy quyền cho người khác đứng tên sổ đỏ.

Một số rủi ro phổ biến khi ủy quyền cho người khác đứng tên sổ đỏ

Khi nhờ người khác đứng tên trên Giấy chứng nhận thì dữ liệu địa chính thể hiện người được nhờ đứng tên là người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất. Theo đó, sẽ có nhiều rủi ro pháp lý như sau:

1. Nhờ người khác nhận chuyển nhượng mà không có ủy quyền, nhất là nhờ đứng tên khi sang tên thì rủi ro lớn nhất là người được nhờ nếu có ý định chiếm đoạt sẽ không chịu sang tên lại, trả lại tài sản, phủ nhận giao dịch nhờ đứng tên thì sẽ xảy ra tranh chấp.

2. Khi Nhà nước thu hồi nếu đủ điều kiện được bồi thường thì người được nhờ đứng tên trên Giấy chứng nhận là người được bồi thường (được ghi tên trong quyết định bồi thường).

3. Người được nhờ đứng tên có quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất nếu đủ điều kiện.

4. Người đứng tên trên Giấy chứng nhận chết thì nhà đất khi đó sẽ là di sản thừa kế. Nếu người thừa kế không thừa nhận hoặc không biết nguồn gốc nhà đất là do được “nhờ” đứng tên thì khi đó dễ xảy ra tranh chấp.

5. Người được nhờ đứng tên nếu có nghĩa vụ tài sản với người thứ ba mà quyền sử dụng đất, nhà ở bị kê biên để thực hiện nghĩa vụ thì quyền, lợi ích của người nhờ đứng tên sẽ không được đảm bảo, thậm chí bị “mất trắng” nếu không có chứng cứ để chứng minh.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là những vấn đề liên quan đến Ủy quyền cho người khác đứng tên sổ đỏ có được không?. Luật sư X tự hào sẽ là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề cho khách hàng liên quan đến tư vấn pháp lý, thủ tục giấy tờ liên quan đến dịch vụ kết hôn với người Nhật Bản của chúng tôi. Nếu quy khách hàng còn phân vân, hãy đặt câu hỏi cho Luật sư X thông qua số hotline 0833.102.102 chúng tôi sẽ tiếp nhận thông tin và phản hồi nhanh chóng.

Câu hỏi thường gặp

Đất ủy quyền cho người khác đứng tên sổ đỏ thì lấy lại bằng cách nào?

Nếu muốn đòi lại đất bạn cần thực hiện theo trình tự thủ tục như sau:
– Hai bên tự thỏa thuận
– Hai bên đã được UBND can thiệp hòa giải tại cơ sơ, có lập biên bản hòa giải;
– Gửi đơn khởi kiện tại tòa án nhân dân có thẩm quyền nơi có đất tòa lạc, có đính kèm biên bản hòa giải tại cơ sở để yêu cầu giải quyết.
Nhưng vì việc bạn nhờ người khác đứng tên hộ, hay cho người khác ở nhờ,…là giao dịch dân sự, thì bạn có nghĩa vụ phải đưa ra các bằng chứng chứng minh có sự thỏa thuận giữa hai bên và đối với trường hợp cho ở nhờ bạn phải có bằng chứng chứng minh trước đây bạn là chủ sở hữu hợp pháp.

Chồng ủy quyền cho vợ đứng tên sổ đỏ thì có bắt buộc phải công chứng không?

Theo quy định tại Thông tư 23/2014/TT-BNTMT; thì “Trường hợp thửa đất có nhiều cá nhân cùng sử dụng đất, cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất mà có thỏa thuận bằng văn bản cấp một Giấy chứng nhận cho người đại diện (có công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật) thì Giấy chứng nhận được cấp cho người đại diện đó”. Vậy nên bắt buộc phải công chức; chứng thực.

Sổ đỏ đứng tên nhiều người có được hay không?

Khoản 2 Điều 98 Luật Đất đai 2013 quy định nguyên tắc cấp Giấy chứng nhận như sau:
“Thửa đất có nhiều người chung quyền sử dụng đất, nhiều người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất thì Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất phải ghi đầy đủ tên của những người có chung quyền sử dụng đất, người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất và cấp cho mỗi người 01 Giấy chứng nhận; trường hợp các chủ sử dụng, chủ sở hữu có yêu cầu thì cấp chung một Giấy chứng nhận và trao cho người đại diện”
Như vậy, nếu thửa đất có nhiều người chung quyền sử dụng đất, nhiều người sở hữu chung tài sản gắn liền với đất thì Giấy chứng nhận phải ghi đầy đủ tên của những người có chung quyền. Hay nói cách khác, Giấy chứng nhận không giới hạn về số lượng người đứng tên trên Giấy chứng nhận nếu họ có chung quyền.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm