Vờ bán xe chiếm đoạt tiền cọc phạm tội gì?

bởi TranThiThuTrang

Đặt cọc là 1 trong 9 biện pháp bảo đảm nhằm thực hiện nghĩa vụ. Ví dụ như: đặt cọc tiền mua nhà đất; mua xe; đặt cọc tiền để thuê phòng trọ;… Tuy nhiên; rất nhiều đối tượng lại lợi dụng biện pháp này để phạm tội; ví dụ như hành vi vờ bán xe chiếm đoạt tiền đặt cọc. Vậy hành vi vờ bán xe chiếm đoạt tiền đặt cọc phạm tội gì? Luật sư X đưa ra 1 vụ việc thực tế sau:

Ngày 21/02/2022; công an huyện Núi Thành đã khởi tố; bắt tạm giam Dương (34 tuổi) xã Tam Hiệp và Nguyễn Văn Dũng (25 tuổi) xã Tam Hòa. Theo điều tra; Dương làm Giám đốc công ty dịch vụ vận tải Duy Khánh nhưng làm ăn thua lỗ; cần tiền trả nợ nên bàn bạc với Dũng lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Cuối tháng 7/2021; hai người lên kế hoạch rao bán ba xe tải trên mạng xã hội. Mỗi khi có ai hỏi mua; Dũng chụp ảnh và gửi qua tin nhắn mời chào. Nhiều người tin tưởng đã đặt tiền cọc cho Dũng mua xe và đều bị chiếm đoạt. Bước đầu; cảnh sát xác định Dương và Dũng chiếm đoạt của các bị hại hơn 200 triệu đồng.

Sau đây; Luật sư X mời bạn đọc tham khảo bài viết: Vờ bán xe chiếm đoạt tiền đặt cọc phạm tội gì?

Căn cứ pháp lý

Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)

Nội dung tư vấn

Vờ bán xe chiếm đoạt tiền cọc phạm tội gì?

Để biết được hành vi trên phạm tội gì ta cần phân tích hành vi đó xem có thỏa mãn các dấu hiệu pháp lý của tội phạm không. Căn cứ Điều 174 Bộ luật hình sự 2015; hành vi vờ bán xe chiếm đoạt tiền cọc phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Sau đây; tác giả sẽ làm sáng tỏ trên các phương diện: chủ thể; khách thể; mặt chủ quan và mặt khách quan. Cụ thể như sau:

Về chủ thể

Theo quy định của pháp luật; người từ đủ 16 tuổi có năng lực trách nhiệm hình sự; phải chịu trách nhiệm về hình vi phạm tội của mình. Trong vụ việc trên Dương – 34 tuổi và Dũng – 25 tuổi đã thỏa mãn dấu hiệu chủ thể của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Về khách thể

Tội phạm xâm phạm đến quan hệ sở hữu. Hành vi trên đã chiếm đoạt tiền đặt cọc của người khác; xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của người đó; được pháp luật bảo vệ.

Về mặt chủ quan

Người phạm tội thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp. Trong vụ việc trên dù biết hành vi của mình là vi phạm pháp luật và nhìn rõ hậu quả là có thể bị xử lý hình sự nhưng Dương và Dũng vẫn tiếp tục thực hiện hành vi.

Mục đích là mong muốn chiếm đoạt được tài sản thuộc sở hữu của người bị hại. Mục đích chiếm đoạt tài sản của người phạm tội bao giờ cũng có trước khi thực hiện thủ đoạn gian dối và hành vi chiếm đoạt tài sản. Nếu sau khi đã có tài sản một cách hợp pháp, ngay thẳng rồi mới có ý định chiếm đoạt tài sản thì không phải là hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tùy trường hợp cụ thể, người phạm tội có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm khác như tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

Mặt chủ quan

Mặt khách quan của tội phạm này thể hiện qua:

Hành vi khách quan:

Tội phạm này thể hiện qua hành vi dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản của người khác mà ngay lúc đó; người bị hại không biết được có hành vi gian dối.

Trong đó; dùng thủ đoạn gian dối là đưa ra thông tin giả; không đúng với sự thật nhưng làm cho người bị lừa dối tin đó là thật và giao tài sản cho người phạm tội. Việc đưa ra thông tin giả có thể được thực hiện bằng nhiều cách khác nhau như bằng lời nói; bằng chữ viết; bằng hình ảnh; bằng hành động, … Hoặc kết hợp bằng nhiều cách thức khác nhau.

Đặc điểm nổi bật của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là thủ đoạn gian dối của người phạm tội phải có trước hành vi chiếm đoạt. Đây là nguyên nhân trực tiếp khiến người bị hại tin là thật mà giao tài sản cho người phạm tội. Đây cũng là đặc điểm để phân biệt với tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

Trong vụ việc trên Dương và Dũng đã đưa ra thông tin giả là mình muốn bán xe ô tô; sau đó rao bán trên mạng và cung cấp các hình ảnh cho người có nhu cầu để làm cho người đó tin đây là sự thật và chuyển tiền đặt cọc để mua. Cuối cùng; nhờ thủ đoạn gian dối trên mà Dương và Dũng đã chiếm đoạt số tiền đặt cọc mua xe của khách hàng.

Hậu quả của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Theo Điều 174; Bộ luật hình sự 2015, giá trị tài sản bị chiếm đoạt phải từ 2.000.000 đồng trở lên mới cấu thành tội phạm; còn nếu tài sản bị chiếm đoạt dưới 2.000.000 đồng thì phải kèm theo điều kiện:

  • Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt
  • Đã bị kết án về tội này hoặc một trong các tội khác theo quy định, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm 
  • Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội
  • Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.

Lưu ý: Trường hợp hành vi gian dối; hay hành vi chiếm đoạt cấu thành vào một tội danh độc lập khác; thì người phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản mà chỉ bị truy cứu những tội danh tương ứng. Ví dụ như hành vi gian dối làm tem giả, vé giả …( Điều 164 Bộ luật hình sự), hành vi gian dối trong cân đong đo đếm, tình gian, đánh tráo hàng ( Điều 162 Bộ luật hình sự), hành vi lừa đảo chiếm đoạt chất ma túy…

Vờ bán xe chiếm đoạt tiền cọc phạm tội gì?
Hình ảnh minh họa vờ bán xe chiếm đoạt tiền cọc.

Vờ bán xe chiếm đoạt tiền cọc bị xử lý như thế nào?

Như vậy để trả lời cho câu hỏi vờ bán xe chiếm đoạt tiền cọc phạm tội gì? thì 1 lần nữa khẳng định chủ thể thực hiện hành vi trên đã phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và sẽ bị xử lý hình sự về tội danh này. Cụ thể có 04 mức phạt chính như sau:

Khung hình phạt thứ nhất

Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm đối với trường hợp: Giá trị của tài sản bị chiếm đoạt từ 2 triệu VNĐ đến dưới 50 triệu VNĐ. Hoặc dưới 2 triệu VNĐ mà thuộc một trong những trường hợp được nêu ở phần quy định trên thì chỉ bị phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Khung hình phạt thứ hai

Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm nếu hành vi thuộc một trong những trường hợp sau:

  • Lừa đảo chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50 triệu VNĐ đến dưới 200 triệu VNĐ;
  • Lừa đảo chiếm đoạt tài sản có tính chất chuyên nghiệp;
  • Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm để lừa đảo chiếm đoạt tài sản;
  • Lừa đảo chiếm đoạt tài sản rồi hành hung để tẩu thoát;
  • Lừa đảo chiếm đoạt tài sản một cách có tổ chức;
  • Tái phạm nguy hiểm.

Khung hình phạt thứ ba

Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm trong những trường hợp sau:

  • Chiếm đoạt tài sản có trị giá từ 200 triệu VNĐ đến dưới 500 triệu VNĐ;
  • Lừa đảo chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50 triệu VNĐ đến dưới 200 triệu VNĐ và thuộc một trong các trường hợp a, b, e, d tại mục 1 nêu trên;
  • Lợi dụng dịch bệnh, thiên tai để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Khung hình phạt thứ tư

Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm trong những trường hợp sau:

  • Chiếm đoạt tài sản trị giá 500 triệu VNĐ trở lên;
  • Lừa đảo chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200 triệu VNĐ đến dưới 500 triệu VNĐ nhưng thuộc một trong những trường hợp đã nêu ở phần Quy định về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản;
  • Lợi dụng tình trạng khẩn cấp, hoàn cảnh chiến tranh để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Hình phạt bổ sung

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng; cấm đảm nhiệm chức vụ; cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Có thể bạn quan tâm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là quan điểm của Luật Sư X về “Vờ bán xe chiếm đoạt tiền cọc phạm tội gì?“. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, giải thể công ty tnhh 1 thành viên, tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty; xác nhận độc thânđăng ký nhãn hiệu,  …. của luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:

FB: www.facebook.com/luatsux

Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux

Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Lừa đảo chiếm đoạt tài sản là gì?

Lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hành vi của người phạm tội dùng thủ đoạn gian dối để chủ sở hữu, người quản lý tài sản tin và giao tài sản để chiếm đoạt tài sản đó.

Lừa đảo qua app là gì?

– Khá phổ biến hiện nay là các đối tượng đăng tin trên mạng xã hội; quảng cáo về cách kiếm tiền tại nhà bằng cách tham gia các App quảng cáo trên mạng. Với mô hình này, người tham gia phải thực hiện 4 nhiệm vụ “ảo”; gồm: khu thực tập, khu sơ cấp khu trung cấp và khu cao cấp, tương ứng với mức hoa hồng lần lượt 2%, 3%, 4% và 7%.
– Ban đầu, người chơi phải nạp tiền, khoảng dưới 2 triệu đồng để thực hiện các nhiệm vụ ở “khu thực tập” hoặc “khu sơ cấp”. Trong thời gian khoảng 10 phút sau đó, người chơi nhanh chóng kiếm được tiền hoa hồng và được chuyển lập tức về tài khoản. 
– Vì hám lợi, người tham gia sẽ tiếp tục nạp số tiền lớn hơn để thực hiện nhiệm vụ ở “khu trung cấp” và “khu cao cấp” nhằm kiếm được khoản hoa hồng lớn hơn. Nhưng lúc này, tiền hoa hồng sẽ không được rút, chuyển về tài khoản mà App yêu cầu phải nộp tiền thêm vào. Càng nộp thêm tiền, người tham gia càng bị chiếm đoạt số tiền lớn hơn.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm