Thời gian gần đây, trên các trang mạng xã hội, thông tin về các vụ ngoại tình xuất hiện ngày càng nhiều, gây nhức nhối trong dư luận xã hội. Hiểu theo một cách đơn giản thì ngoại tình là có mối quan hệ yêu đương bất chính khi đang có vợ hoặc chồng. Ngoại tình có thể dẫn đến tan vỡ hạnh phúc gia đình, thậm chí có trường hợp ghen tuông dẫn đến giết người, gây thương tích, gây tổn hại sức khỏe cho người khác… Theo pháp luật hiện hành, người ngoại tình có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị xử lý hình sự với mức phạt cao nhất là 03 năm tù. Cùng Luật sư X tìm hiểu về vợ đi ngoại tình với người khác xử lý như thế nào qua bài viết dưới đây.
Vợ đi ngoại tình với người khác xử lý thế nào?
Trong quá trình chung sống, có rất nhiều lý do dẫn đến việc người thứ ba xuất hiện chen chân vào hạnh phúc gia đình. Một số nguyên nhân chính dẫn đến việc phụ nữ ngoại tình do hôn nhân thiếu vắng tình yêu, phụ nữ không hài lòng với đời sống tình dục vợ chồng, do chồng không chung thủy dẫn đến tâm lý muốn trả thù của phụ nữ, khi tình yêu phai nhạt, mâu thuẫn mẹ chồng nàng dâu khiến tình cảm vợ chồng sứt mẻ, chồng vô tâm, mải làm ăn, không để ý đến cảm giác của vợ, phụ nữ cảm thấy không còn giá trị trong mắt chồng, họ có thiên hướng muốn dựa vào một người đàn ông khác cảm nhận được hết giá trị bản thân họ hơn.
Những phút giây yếu lòng khiến phụ nữ ngoại tình tuy không nhiều nhưng trên thực tế nó vẫn xảy ra. Điều này giải thích vì sao những phụ nữ có gia đình hạnh phúc mà vẫn ngoại tình vì họ cũng bị cám dỗ bởi những điều không thể bỏ qua. Chỉ cần một phút lơi lỏng, vài giây yếu đuối và mấy cái tích tắc chao đảo, rung rinh nếu có hoàn cảnh đồng lõa như đi công tác xa, vắng chồng lâu ngày… đủ khiến chị em cho “rơm bén lửa”.
Nam giới sẽ hoàn toàn bất ngờ khi biết, thực tế phụ nữ ngoại tình hầu hết do thiếu thốn tình yêu hơn tình dục. Tuy nhiên, cũng có nhiều phụ nữ thẳng thắn về lý do họ ngoại tình, thảo luận về khả năng tương thích và sở thích tình dục.
Trường hợp vợ ngoại tình với người khác có thể truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng
Trước đây, tại Thông tư liên tịch 01/2001/TTLT-BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC, Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao hướng dẫn như sau: Trong Tội vi phạm chế độ một vợ một chồng, “chung sống như vợ chồng” là việc người đang có vợ, có chồng chung sống với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà lại chung sống với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ một cách công khai hoặc không công khai nhưng cùng sinh hoạt chung như một gia đình.
Việc chung sống như vợ chồng thường được chứng minh bằng việc có con chung, được hàng xóm và xã hội xung quanh coi như vợ chồng, có tài sản chung đã được gia đình cơ quan, đoàn thể giáo dục mà vẫn tiếp tục duy trì quan hệ đó…
Bộ luật Hình sự 2015 quy định về Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng tại Điều 182. Theo đó, người phạm tội ngoại tình sẽ bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm, nghiêm trọng hơn thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm nếu:
- Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn;
- Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm;
- Làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát;
- Đã có quyết định của Tòa án hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó.
Trường hợp vợ ngoại tình với người khác chỉ bị xử lý vi phạm hành chính
Khi vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng sẽ bị xử lý vi phạm hành chính theo Điều 48 Nghị định 110/2013/NĐ-CP, sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 67/2015/NĐ-CP:
“1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;
b) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác;
c) Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ; […]”
Trong đó, bị coi là “đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm” nếu trước đó người nào đã bị xử phạt hành chính về một trong những hành vi được liệt kê trong một điều luật nói trên, nhưng chưa hết thời hạn để được coi là chưa bị xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính mà lại:
a) Thực hiện chính hành vi đó;
b) Thực hiện một trong những hành vi được liệt kê trong điều luật tương ứng đó.
Theo quy định tại Điều 7 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 thì thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính là 6 tháng, 1 năm hoặc 2 năm tùy hình thức xử lý vi phạm hành chính được áp dụng.
Thực tiễn cho thấy rất khó xử lý hình sự người ngoại tình vì rất ít khi xảy ra trường hợp người đang có vợ, có chồng mà “kết hôn được với người khác” vì pháp luật quy định thủ tục đăng ký kết hôn rất chặt chẽ, trường hợp có xảy ra thường là do làm giả giấy tờ.
Đối với tình tiết “chung sống như vợ chồng”, các cơ quan tố tụng phải chứng minh là những người vi phạm có con chung, được hàng xóm và xã hội xung quanh coi như vợ chồng, có tài sản chung, đã được gia đình, cơ quan, đoàn thể giáo dục mà vẫn tiếp tục duy trì quan hệ ngoài vợ ngoài chồng này.
Mời bạn xem thêm:
- NGƯỜI ĐANG CÓ GIA ĐÌNH MÀ CÓ HÀNH VI NGOẠI TÌNH CÓ BỊ XỬ PHẠT KHÔNG?
- ĐẢNG VIÊN NGOẠI TÌNH BỊ XỬ LÝ THẾ NÀO THEO PHÁP LUẬT HIỆN NAY?
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Vợ đi ngoại tình với người khác xử lý như thế nào?“. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến dịch vụ thành lập công ty ở việt nam, kế toán giải thể công ty, tạm ngừng doanh nghiệp, hợp thức hóa lãnh sự, xác nhận tình trạng hôn nhân, tạm dừng công ty, thủ tục giải thể công ty mới nhất, bảo hộ logo độc quyền, xin mã số thuế cá nhân …của luật sư X, hãy liên hệ 0833102102.
Câu hỏi thường gặp
Việc chung sống như vợ chồng với người khác là không đúng. Đây là một trong những hành vi vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng. Tùy từng trường hợp sẽ phải chịu trách nhiệm hành chính hoặc trách nhiệm hình sự.
Đối với các đối tượng là cán bộ, công chức viên chức ngoại tình, vi phạm nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng thì ngoài các trách nhiệm hành chính, trách nhiệm hình sự còn bị xử lý kỷ luật theo quy định, nội quy của từng đơn vị, cơ quan.
Nếu hành vi ngoại tình nghiêm trọng tới mức xác định được nằm trong trường hợp của những quy định trên thì hoàn
Nếu khởi kiện tại Tòa án thì Tòa án chỉ có chức năng giải quyết những tranh chấp về hôn nhân, gia đình cụ thể ở đây là vấn đề ly hôn khi việc ngoại tình khiến qua hệ vợ chồng mâu thuẫn trầm trọng chứ Tòa án sẽ không thụ lý giải quyết vụ kiện về ly hôn.
Hành vi ngoại tình của cha hoặc mẹ dẫn tới việc ly hôn có thể là một căn cứ để Tòa án xem xét về nhân cách đạo đức của người đó. Tuy nhiên, cũng phải hiểu rằng đây chỉ là một trong những yếu tố rất nhỏ ảnh hưởng đến quyết định về người trực tiếp nuôi con của Tòa án. Nếu như việc có cơ sở chứng minh việc ngoại tình làm cho quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục… của con không được bảo đảm thì mới có hy vọng dựa vào ly do này để giành quyền nuôi con.