Vợ ở nhà nội trợ thì có được chia tài sản khi ly hôn?

bởi
Vợ ở nhà nội trợ thì có được chia tài sản khi ly hôn

Nhiều người cứ nghĩ, sau khi ly hôn thì tài sản sẽ chia đôi. Tuy nhiên, thực tế giải quyết vụ án chia tài sản sau khi ly hôn thì lý thuyết đó dường như không đúng nữa. Có những trường hợp việc chia đôi tài sản không còn theo tỷ lệ 1:1 như như người ta vẫn nghĩ nữa lý do do vợ/chồng không có sự đóng góp tạo dựng tài sản riêng, hoặc có đóng góp nhưng ít. Vậy vợ ở nhà nội trợ thì có được chia tài sản khi ly hôn?  Tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư X.

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

1. Khi nào thì được ly hôn?

Nhiều cặp đôi chọn ly hôn để cho mình giải thoát, bước sang một hành trình mới hơn sau khi nhận ra cuộc hôn nhân của mình không hạnh phúc. Pháp luật quy định, ly hôn là quyền của cá nhân.

Quy định cụ thể tại Điều 51 Luật hôn nhân và gia đình 2014:

Điều 51. Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn
1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.
2. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.

2. Vợ nội trợ, khi ly hôn vẫn được chia tài sản. 

Việc ly hôn sẽ có hai trường hợp: Ly hôn thuận tình hoặc ly hôn đơn phương. 

Đối với ly hôn thuận tình

Việc thuận tình được đơn giản hiểu là cả hai vợ chồng đều mong muốn được ly hôn và giải thoát cho bản thân. Căn cứ vào Điều 55 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì: 

Điều 55. Thuận tình ly hôn
Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.

Đối với đơn phương ly hôn

Không phải “cứ thích là được ly hôn“, việc ly hôn phải có những căn cứ nhất định theo quy định của pháp luật cho phép. Căn cứ ly hôn phải đáp ứng được những yêu cầu như do: mục đích hôn nhân không đạt được, có hành vi bạo lực gia đình hoặc tình trạng hôn nhân trở nên trầm trọng, không thể kéo dài được. 

Điều 56. Ly hôn theo yêu cầu của một bên

1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.

3. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.

2. Vợ ở nhà nội trợ thì có được chia tài sản khi ly hôn?

Sau kết hôn, các bên thiết lập tài sản chung; thông qua những thu nhập phát sinh trong thời kỳ hôn nhân. Vậy thì sau khi ly hôn, các bên phải rõ ràng về chuyện tài sản để phân chia; cũng như là để còn sử dụng khi có cuộc sống riêng. Khi ly hôn, Tòa án tôn trọng quyền thỏa thuận về việc chia tài sản.

Bởi vậy, lúc này, tỷ lệ chia ra sao thì pháp luật cũng không can thiệp. Tuy nhiên, nếu có tranh chấp, việc chia tài sản phải được tuân thủ theo quy định của pháp luật. Cụ thể, căn cứ theo Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình 2014; quy định nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn; thì Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng tính đến các yếu tố như:

  • Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng
  •  Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung.
  • Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập.
  • Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.

Cụ thể hóa như sau: 

Điều 59. Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn

1. Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này.

Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó; nếu thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này để giải quyết.

2. Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:

a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;

b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;

c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;

d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.

Tóm lại

Căn cứ vào điều này; có thể thấy, lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập. Và căn cứ vào Điều 7 Thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP; hướng dẫn điều này như sau: “Người vợ hoặc chồng ở nhà chăm sóc con, gia đình; mà không đi làm được tính là lao động có thu nhập tương đương với thu nhập của chồng; hoặc vợ đi làm. Bên có công sức đóng góp nhiều hơn sẽ được chia nhiều hơn”.

Như vậy, rõ ràng, việc vợ ở nhà chỉ nội trợ, chăm sóc con cái; thì vẫn được tính là có thu nhập tương đương với thu nhập của người đi làm. Do đó, khi ly hôn, vợ nội trợ vẫn được chia tài sản như thường. Tuy nhiên, tỷ lệ có thể sẽ khác nhau. 

Hy vọng bài viết sẽ có ích cho bạn đọc!

Để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Ly hôn là gì?

Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.

Tài sản chung của vợ chồng bao gồm?

Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

Quyền, nghĩa vụ tài sản của vợ chồng đối với người thứ ba có chấm dứt không nếu vợ chồng ly hôn?

Quyền, nghĩa vụ tài sản của vợ chồng đối với người thứ ba vẫn có hiệu lực sau khi ly hôn, trừ trường hợp vợ chồng và người thứ ba có thỏa thuận khác.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm