Qua trình đăng ký kết hôn là kết quả của việc tìm hiểu; có tình cảm với nhau; sự thấu hiểu; đồng cảm của hai người. Tuy nhiên, cuộc sống hôn nhân thì không phải lúc nào cũng màu hồng như lúc yêu nhau. Dó mà không ít những cặp vợ chồng đã không thể hòa thuận để có được cuộc sống cho đến khi về già. Và để giải thoát cho nhau khỏi sự bế tắc; mệt mỏi; họ thường sẽ lựa chọn việc ly hôn. Ly hôn thì thủ tục sẽ không đơn giản và dễ thực hiện như kết hôn bời vì ly hôn sẽ liên quan đến tài sản; con cái. Và đặc biệt quan trọng nhất là mẫu đơn xin thuận tình ly hôn để có thể tiến hành các thủ tục sau. Hãy cùng với Luật sư X làm rõ các vấn đề qua bài viết dưới đây.
Căn cứ pháp lý
Luật hôn nhân và gia đình 2014
Nội dung tư vấn
Hồ sơ xin thuận tình ly hôn
Không giống như đăng ký kết hôn, việc ly hôn sẽ có phần phức tạp hơn vì những quan hệ đã được thiết lập mà bây giờ phải chấm dứt nó. Mặc dù ly hôn là quyền nhưng không phải lúc nào đôi bên cũng có thể ly hôn. Các bên phải cần chuẩn bị các giấy tờ sau:
- Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính). Nếu không giữ; không còn thì có thể liên hệ với cơ quan hộ tịch nơi đã đăng ký kết hôn trước đó để cấp bản sao;
- Mẫu đơn xin thuận tình ly hôn
- Chứng minh nhân dân của vợ và chồng (bản sao có chứng thực). Nếu không có thì thực hiện theo hướng dẫn của Tòa án để nộp giấy tờ tùy thân khác;
- Giấy khai sinh của các con (nếu có con chung, bản sao có chứng thực);
- Sổ hộ khẩu gia đình (bản sao có chứng thực);
- Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu đối với tài sản chung (nếu có tài sản chung, bản sao có chứng thực).
Thẩm quyền giải quyết ly hôn
Bởi việc ly hôn thuận tình do hai vợ chồng cùng đồng ý và thỏa thuận với nhau. Do đó, về nơi nộp hồ sơ hai bên cũng có thể thương lượng và thỏa thuận. Tại diểm h khoản 2 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, thẩm quyền giải quyết việc dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được quy định như sau:
” Tòa án nơi một trong các bên thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn“.
Do đó, khi thuận tình ly hôn, hai người có thể thỏa thuận đến Tòa án nơi cư trú của vợ; của chồng để làm thủ tục. Và Tòa án có thẩm quyền giải quyết là Tòa án nhân dân cấp huyện.
Xem trước và tải xuống nội dung mẫu đơn xin thuận tình ly hôn
Mời bạn đọc xem thêm
- Ghi chú ly hôn là gì? Trình tự, thủ tục ghi chú ly hôn
- Tài sản của vợ chồng khi ly hôn được phân chia như thế nào?
- Mức cấp dưỡng nuôi con khuyết tật khi ly hôn là bao nhiêu?
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư X chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu tư vấn về các vấn đề liên quan của luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Theo pháp luật hiện hành thì không bắt buộc người dân mua đơn có sẵn tại Tòa án. Về nguyên tắc mẫu Đơn thuận tình ly hôn có thể được đánh máy, viết tay hoặc mua tại Tòa án (bản có dấu). Mẫu đơn chỉ cần có đầy đủ những nội dung thông tin cần thiết theo mẫu thì được Tòa án chấp nhận.
Thuận tình ly hôn là việc ly hôn khi có sự đồng ý; thỏa thuận của cả hai vợ chồng. Đồng thời, Điều 55 Luật hôn nhân và gia đình quy định về điều kiện để Tòa án công nhận việc thuận tình ly hôn của hai vợ chồng, cụ thể:
– Vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn một cách tự nguyện;
– Hai bên đã thỏa thuận được về việc chia tài sản, nuôi con, cấp dưỡng con… trên cơ sở đảm bảo quyền lợi chính đáng của vợ và con;
– Tòa án công nhận thuận tình ly hôn.
Mẫu đơn thuận tình ly hôn và mẫu đơn đơn phương ly hôn hoàn toàn khác nhau. Một bên là đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, đơn phương ly hôn để sử dụng đơn khi khởi kiện. Tùy thuộc vào ý chí của các bên trong ly hôn để chọn mẫu đơn phù hợp. Nếu hai người ký đơn thì sử dụng mẫu Đơn thuận tình ly hôn; nếu chỉ có 01 người đồng ý ly hôn thì sử dụng mẫu Đơn đơn phương ly hôn.