Vô tình ném dao gây chết người có phải giết người không?

bởi PhuongMai
Vô tình ném dao gây chết người có phải giết người không?

Những mâu thuẫn, xích mích có thể được coi là một phần thiết yếu của cuộc sống hiện tại. Kết quả của những mâu thuẫn, xích mích đi đến đâu phần nhiều là do cách xử lý giữa những người trong cuộc. Tuy nhiên, không ít những mâu thuẫn, xích mích đã dẫn đến kết quả thương vong xảy ra. Có lẽ, trong một cuộc tranh chấp; không ai mong muốn hậu quả đáng tiếc xảy ra. Nhưng tại thời điểm có tranh chấp, ít người có thể làm chủ được bản thân. Vậy nên, những hậu quả đáng tiếc xảy ra. Vậy vô tình ném dao gây chết người có phải giết người không? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau:

“Mới đây, vào ngày 14/11; tại nhà ông Nguyễn Công Lâm, 50 tuổi; con trai ông là Nguyễn Công Mông (30 tuổi) có tổ chức ăn uống với bạn bè tại nhà. Trong cơn say, anh Nguyễn Công Mông có xích mích với bố mình là ông Nguyễn Công Lâm. Trong quá trình xảy ra xích mích, anh Nguyễn Công Mông lấy dao trong nhà ném ra ngoài sân với mục đích hăm dọa. Vô tình, lưỡi dao bay ra khỏi cán bay vào cổ cháu Dương Hoàng Ngọc Yến (4 tuổi), cháu ruột của anh Nguyễn Công Mông đang ở ngoài sân chạy vào nhà. Do bị thương nặng, cháu đã tử vong.”

Căn cứ pháp lý

Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)

Vô tình ném dao gây chết người có phải là hành vi giết người?

Theo đó, để xác định hành vi ném dao gây chết người có phải là hành vi giết người hay không; cần xác định thông qua một số yếu tố sau:

Về hành vi ném dao gây chết người

Có thể thấy, tội giết người được chia làm 02 trường hợp: tội cố ý giết người và tội vô ý giết người. Trong đó, hành vi giết người trong tội cố ý giết người để chỉ những hành vi có tính sát thương cao như hành vi đâm, chém, chặt vào những vùng trọng yếu trên cơ thể. Trong khi đó; hành vi giết người trong tội vô ý giết người là những hành vi không nhằm mục đích giết người. Có thể thấy, hành vi ném dao không nhằm mục đích giết người. Bởi hành vi ném dao không phải là hành vi có chủ đích hướng tới một chủ thể nhất định; mà chỉ mang tính chất dọa dẫm.

Về công cụ thực hiện hành vi ném dao

Theo đó, công cụ thực hiện hành vi phạm tội này là một con dao. Mặc dù chưa xác định được con dao thuộc loại nào; tuy nhiên, dao là vật sắc nhọn và có khả năng gây nguy hiểm cho người khác. Hành vi ném dao là hành vi tiềm ẩn nhiều nguy hiểm đối với người xung quanh. Tuy nhiên; về bản chất, hành vi ném dao không gây nguy hiểm bằng hành vi dùng dao chặt, chém xung quanh.

Về lỗi đối với hành vi ném dao gây chết người

Lỗi đối với hành vi ném dao là lỗi vô ý mà ở đây là lỗi vô ý vì quá tự tin. Vì có thể thấy, việc ném dao là nhằm mục đích dọa dẫm. Người có hành vi ném dao có thể hình dung được hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra; nhưng vì chủ quan mà nghĩ rằng mình có thể tránh được hậu quả đáng tiếc đó. Vậy nên, có thể kết luận; hành vi ném dao chỉ được xác định là lỗi vô ý vì quá tự tin thay vì lỗi cố ý trực tiếp hay cố ý gián tiếp.

Về hậu quả đối với hành vi ném dao gây chết người

Để phân biệt giữa hai tội cố ý giết người và vô ý giết người có thể thấy; đối với tội cố ý giết người; không cần thiết phải có hậu quả chết người xảy ra. Còn đối với tội vô ý giết người; hậu quả chết người bắt buộc phải xảy ra. Trong vụ án này; hậu quả chết người đã xảy ra.

Từ tất cả những dữ liệu trên, có thể kết luận; hành vi ném dao gây chết người sẽ bị xử lý vì tội vô ý giết người.

Xử lý hình sự đối với hành vi ném dao làm chết người khác

Hành vi ném dao gây chết người sẽ bị xử lý về tội vô ý giết người.

  • Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm; phạt tù từ 01 năm đến 05 năm trong trường hợp: người nào vô ý làm chết người.
  • Phạt tù từ 03 năm đến 10 năm trong trường hợp: làm chết 02 người trở lên.

Các tình tiết tăng nặng và giảm nhẹ trong trường hợp ném dao làm chết người

Về tình tiết tăng nặng

Đối với trường hợp này; nạn nhân mới 4 tuổi. Vậy nên, tình tiết tăng nặng trong trường hợp này là: phạm tội đối với người dưới 16 tuổi.

Về tình tiết giảm nhẹ

Theo quy định tại Điều 51 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017); những tình tiết giảm nhẹ có thể được áp dụng là:

  • Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải.
  • Người phạm tội tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm trong việc phát hiện tội phạm hoặc trong quá trình giải quyết vụ án.
  • Người phạm tội đã lập công chuộc tội.
  • Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác.

Có thể thấy, những tình tiết giảm nhẹ này đều thuộc về hành động của người phạm tội sau khi thực hiện hành vi phạm tội. Việc có thể được hưởng tình tiết giảm nhẹ hay không phụ thuộc hoàn toàn vào hành động của người phạm tội sau này.

Giải quyết tình huống

Do chỉ có cháu bé 4 tuổi là nạn nhân của hành vi ném dao gây chết người; vậy nên mức hình phạt mà ông Nguyễn Công Mông phải chịu là phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm; phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. Trong đó, do có tình tiết tăng nặng là phạm tội đối với người dưới 16 tuổi; vậy nên mức phạt của ông Nguyễn Công Mông có thể ở mức từ 01 năm đến 05 năm. Bên cạnh đó; do chưa xác định được các tình tiết giảm nhẹ mà ông Nguyễn Công Mông có thể được hưởng. Vậy nên, chưa thể xác định được hình phạt tù chính xác mà ông Nguyễn Công Mông phải chịu.

Vụ việc trên cũng là một lời cảnh tỉnh cho tất cả mọi người. Bởi bất cứ một hành vi có sử dụng những công cụ, phương tiện có khả năng gây nguy hiểm cho con người đều có khả năng gây thiệt hại không đáng có. Đôi khi, chỉ từ những mâu thuẫn, xích mích; chỉ từ những hành động bộc phát mà gây ra hậu quả đau lòng. Mà hậu quả đau lòng này lại xảy ra đối với những người ngoài cuộc; hoàn toàn không liên quan đến xích mích đó.

Có thể bạn quan tâm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là quan điểm của Luật sư X về vụ việc “Vô tình ném dao gây chết người có phải giết người không?”. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Trường hợp giết người do bị tấn công trước xử lý ra sao?

Trường hợp giết người do bị tấn công trước sẽ có thể được miễn trách nhiệm hình sự nếu như rơi vào trường hợp phòng vệ chính đáng. Trong trường hợp này; việc phòng vệ phải xảy ra hợp lý và phù hợp. Tức là nếu như người tấn công đã không còn khả năng gây nguy hiểm nhưng người bị tấn công vẫn thực hiện hành vi phòng vệ. Thì đó không được coi là phòng vệ chính đáng và sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh sẽ phải đối mặt với các mức hình phạt nào?

Giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh sẽ phải đối mặt với hình phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm