Đối với những người đang trong độ tuổi lao động thì việc mất việc làm hoặc không có việc làm là việc rất khó khăn. Khi đó, chế độ bảo hiểm thất nghiệp có ý nghĩa rất lớn trong hoàn cảnh đó. Nó giúp họ cải thiện cuộc sống, chia sẻ gánh nặng tài chính trong lúc khó khăn đấy. Tuy nhiên, trong lúc vẫn còn được nhận trợ cấp thất nghiệp thì có thể người lao động đã tìm được việc. Lúc đấy mọi người thắc mắc rằng liệu đã có việc làm nhưng vẫn hưởng trợ cấp thất nghiệp có vi phạm pháp luật không? Vậy Vừa đi làm vừa nhận trợ cấp thất nghiệp được hay không? Bài viết dưới đây của Luật sư X sẽ giúp các bạn giải đáp.
Căn cứ pháp lý
Trợ cấp thất nghiệp là gì?
Trợ cấp thất nghiệp (unemployment benefit) là trợ cấp từ chương trình bảo hiểm thất nghiệp, được lập ra từ các khoản thuế đánh vào tiền lương. Để được quyền trợ cấp thất nghiệp, người lao động phải đáp ứng một số điều kiện về thời gian lao động và các điều kiện khác, ví dụ phải sẵn sàng lao động, có khả năng lao động, v,v…Tỷ lệ trợ cấp thất nghiệp ở các nước và các bang trong một nước (chẳng hạn ở Mỹ) không giống nhau, nhưng nhìn chung thấp hơn mức lương nhận được trước khi thất nghiệp. Ví dụ, Ở Mỹ trong 6 tháng đầu, công nhân nhận được mức trợ cấp thất nghiệp cao bằng 50% tiền lương bình quân trước khi thất nghiệp.
Trợ cấp thất nghiệp (còn được gọi là bảo hiểm thất nghiệp hoặc bồi thường thất nghiệp) là các khoản thanh toán được thực hiện bởi các cơ quan có thẩm quyền cho những người thất nghiệp. Tại Hoa Kỳ, các quyền lợi được tài trợ bởi một hệ thống bảo hiểm bắt buộc của chính phủ, không phải là thuế đối với từng công dân. Tùy thuộc vào thẩm quyền và tình trạng của người đó, số tiền đó có thể nhỏ, chỉ bao gồm các nhu cầu cơ bản, hoặc có thể lớn đủ để bù đắp thời gian không có việc tương ứng với mức lương kiếm được trước đó.
Trợ cấp thất nghiệp thường chỉ được trao cho những người đăng ký thất nghiệp, và thường với điều kiện đảm bảo rằng họ đã và đang tìm việc làm, hiện không có việc làm và được xác nhận là bị sa thải.
Bảo hiểm thất nghiệp là gì?
Trong thời buổi kinh tế khó khăn, bảo hiểm thất nghiệp được xem là phao cứu sinh giải quyết không ít khó khăn cho người lao động.
Bảo hiểm thất nghiệp là chế độ bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc làm, hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì và tìm kiếm việc làm trên cơ sở đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp (theo khoản 4 Điều 3 Luật Việc làm 2013).
Theo quy định tại Điều 43 Luật Việc làm 2013, cả người lao động và người sử dụng lao động đều có trách nhiệm tham gia loại hình bảo hiểm này
Vừa đi làm vừa nhận trợ cấp thất nghiệp được không?
Căn cứ Điểm b Khoản 1 Điều 21 Nghị định 28/2015/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 9 Điều 1 Nghị định 61/2020/NĐ-CP quy định các trường hợp chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp như sau:
b) Có việc làm
Người lao động được xác định là có việc làm khi thuộc một trong các trường hợp sau:
– Đã giao kết hợp đồng làm việc, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo công việc nhất định có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên. Ngày mà người lao động được xác định có việc làm là ngày hợp đồng làm việc, hợp đồng lao động có hiệu lực theo quy định của pháp luật;
– Có quyết định tuyển dụng hoặc bổ nhiệm đối với những trường hợp không thuộc đối tượng giao kết hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc. Ngày mà người lao động được xác định có việc làm trong trường hợp này là ngày người lao động được tuyển dụng hoặc bổ nhiệm ghi trong quyết định tuyển dụng hoặc bổ nhiệm;
– Có giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh đối với trường hợp người lao động là chủ hộ kinh doanh hoặc có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với trường hợp người lao động là chủ doanh nghiệp. Ngày mà người lao động được xác định có việc làm là ngày người lao động thông báo với trung tâm dịch vụ việc làm về việc hộ kinh doanh hoặc doanh nghiệp bắt đầu hoạt động kinh doanh;
– Người lao động thông báo đã có việc làm cho trung tâm dịch vụ việc làm. Ngày mà người lao động được xác định có việc làm là ngày ghi trong thông báo có việc làm của người lao động.
Theo đó, nếu bạn đã có việc làm nhưng không thông báo với Trung tâm dịch vụ việc làm thì được coi là hành vi vi phạm pháp luật. Như vậy, khi bạn đi làm phải thông báo cho Trung tâm dịch vụ việc làm và không được nhận trợ cấp thất nghiệp.
Có thể nhận trợ cấp thất nghiệp bao nhiêu lần?
Căn cứ Điều 49 Luật việc làm 2013 thì Người lao động đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi:
Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật này đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc
trừ các trường hợp sau đây:
a) Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật;
b) Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;
2. Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 43 của Luật này; đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 43 của Luật này;
3. Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật này;
4. Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trừ các trường hợp sau đây:
a) Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;
b) Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;
c) Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
d) Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù;
đ) Ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng;
e) Chết.
Theo đó, khi bạn đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động thì bạn đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp. Để hưởng chế độ này, bạn phải nộp hồ sơ tại trung tâm dịch vụ việc làm trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc và chưa tìm được việc làm sau 15 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp.
Ngoài ra, căn cứ khoản 2 Điều 45 Luật Việc làm 2013 về thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp thì:
…
2. Sau khi chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp, thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp trước đó của người lao động không được tính để hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần tiếp theo. Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp cho lần hưởng bảo hiểm thất nghiệp tiếp theo được tính lại từ đầu, trừ trường hợp chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại các điểm b, c, h, l, m và n khoản 3 Điều 53 của Luật này.
Như vậy, nếu bạn đã được hưởng trợ cấp thất nghiệp trước đó thì bạn vẫn được hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần tiếp theo nếu bạn đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp như trên. Tuy nhiên, thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp được tính cho lần hưởng trợ cấp thất nghiệp tiếp theo sẽ không tính những năm mà bạn đã hưởng vào lần trước đó mà sẽ được tính lại từ đầu (tức là sau khi bạn hưởng hết trợ cấp thất nghiệp và bắt đầu đóng bảo hiểm thất nghiệp trở lại).
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của LSX về vấn đề “Vừa đi làm vừa nhận trợ cấp thất nghiệp được hay không?”
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến xác nhận tình trạng hôn nhân, mã số thuế cá nhân, tra cứu thông tin quy hoạch, xác nhận tình trạng hôn nhân, hồ sơ xin tạm ngừng kinh doanh của chúng tôi, … Quý khách vui lòng liên hệ LSX để được hỗ trợ, giải đáp.
Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Có thể bạn quan tâm
- Ưu nhược điểm của chế độ sở hữu toàn dân về đất đai là gì?
- Giải thích vì sao quần áo tù nhân lại kẻ sọc kẻ trắng
- Thiết kế nhãn hiệu cần lưu ý những gì ?
Câu hỏi thường gặp
Theo Điều 42 Luật Việc làm năm 2013, chính sách bảo hiểm thất nghiệp bao gồm: Trợ cấp thất nghiệp; hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm; hỗ trợ học nghề; hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động. Mỗi chế độ lại yêu cầu những điều kiện hưởng nhất định.
Thời hạn đóng BHTN để được hưởng trợ cấp thất nghiệp được quy định cụ thể như sau:
– 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với các trường hợp: Hợp đồng lao động có xác định và không xác định thời hạn.
– 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với các trường hợp: Ký hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.
Căn cứ vào Nghị định 28/2015/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật việc làm về bảo hiểm thất nghiệp những trường hợp phải chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp đó chính là:
Điều 21. Chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp
1. Các trường hợp người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp được quy định như sau:
a) Hết thời hạn hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động;
b) Có việc làm
Người lao động được xác định là có việc làm thuộc một trong các trường hợp sau:
– Đã giao kết hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc từ đủ 03 tháng trở lên. Ngày mà người lao động được xác định có việc làm là ngày hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc có hiệu lực theo quy định của pháp luật;
– Có quyết định tuyển dụng đối với những trường hợp không thuộc đối tượng giao kết hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc. Ngày có việc làm trong trường hợp này được xác định là ngày bắt đầu làm việc của người đó ghi trong quyết định tuyển dụng;
– Người lao động thông báo đã có việc làm cho trung tâm dịch vụ việc làm theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định. Ngày mà người lao động được xác định có việc làm là ngày ghi trong thông báo có việc làm của người lao động…..