Kết hôn là sự kiện pháp lý quan trọng trong cuộc đời, đánh dấu một cột mốc quan trọng của hai cá nhân. Hiện nay theo quy định kết hôn cần đáp ứng những điều kiện nhất định như yêu cầu về độ tuổi, sự tự nguyện… bởi lẽ có quy định như vậy vì hiện nay lối sống của người trẻ có sự thay đổi, nhiều cặp nam nữ đã tổ chức kết hôn với độ tuổi còn rất trẻ. Theo đó mà pháp luật đặt ra những yêu cầu cụ thể đòi hỏi cá nhân cần đáp ứng những yêu cầu này để việc đăng ký kết hôn là hợp pháp. Tuy nhiên hiện nay vẫn xuất hiện nhiều trường hợp tảo hôn. Vậy việc xử lý hành vi tảo hôn theo quy định pháp luật như thế nào? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về quy định này tại nội dung bài viết dưới đây.
Căn cứ pháp lý
Tảo hôn là gì?
Theo khoản 8 Điều 3 Luật hôn nhân gia đình năm 2014 quy định:
Tảo hôn là việc lấy vợ, lấy chồng khi một bên hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8 của Luật này.
Điều kiện kết hôn bao gồm:
– Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
– Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
– Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
– Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn sau:
+ Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;
+ Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
+ Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;
+ Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.
Tác hại của tảo hôn
Mặc dù việc kết hôn dù là chưa đủ tuổi theo sự tự nguyện của hai bên nam và nữ. Tuy nhiên, việc tảo hôn lại đem đến những hệ lụy lớn không chỉ ảnh hưởng đến bản thân, gia đình và cả xã hội trong tương lai. Cụ thể:
– Đối với sức khỏe: Sức khỏe của người tảo hôn sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng đặc biệt là với trẻ em gái dưới 15 tuổi, khi cơ thể chưa phát triển mà mang thai sẽ có nguy cơ chết do mang thai và sinh đẻ cao hơn so với phụ nữ trên 20 tuổi. Những đứa trẻ được sinh ra từ những người mẹ chưa đủ 18 tuổi có nhiều khả năng nhẹ cân hoặc chết hơn so với những đứa trẻ khác.
– Đối với tinh thần: Khi kết hôn sớm, trẻ em không được chơi đùa, nghỉ ngơi và học tập, giải trí tham gia các hoạt động như các bạn bè cùng trang lứa khác.
– Về môi trường giáo dục: Khi tảo hôn, tuổi đời còn ít, phải nghỉ học, không có cơ hội học tập, kiến thức xã hội hạn chế, không được tiếp thu kiến thức hiện đại, tiên tiến vì thế không được phát triển tối đa về nhân cách, tài năng và khả năng trí tuệ.
– Về kinh tế: Việc tảo hôn khiến cho khả năng tìm kiếm việc làm, đóng góp cho kinh tế gia đình thấp dẫn đến tình trạng đói nghèo gia tăng, nhiều trường hợp dẫn đến hạnh phúc gia đình tan vỡ.
– Về xã hội: Tảo hôn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của xã hội khi chất lượng dân số thấp.
Chính vì thế, việc tảo hôn và hậu quả của tảo hôn là một gánh nặng cho xã hội và cần được loại trừ. Theo quy định của pháp luật về hôn nhân gia đình thì tảo hôn là một hành vi vi phạm pháp luật.
Xử lý hành vi tảo hôn theo quy định pháp luật năm 2023
Xử phạt hành chính về hành vi tảo hôn
Trường hợp bị xử phạt vi phạm hành chính: Điều 58 nghị định 82/2020/NĐ-CP
Điều 58. Hành vi tảo hôn, tổ chức tảo hôn
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức lấy vợ, lấy chồng cho người chưa đủ tuổi kết hôn.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi duy trì quan hệ vợ chồng trái pháp luật với người chưa đủ tuổi kết hôn mặc dù đã có bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án.
Như vậy, về hành vi tảo hôn, tổ chức tảo hôn bị xử phạt vi phạm hành chính trong 2 trường hợp:
– Tổ chức lấy vợ, lấy chồng cho người chưa đủ tuổi kết hôn;
– Hành vi cố ý duy trì quan hệ vợ chồng trái pháp luật với người chưa đủ tuổi kết hôn mặc dù đã có quyết định của Tòa án nhân dân buộc chấm dứt quan hệ đó.
Như vậy, chỉ có thể bị xử phạt về hành vi tảo hôn khi Toà án có thẩm quyền đã ra quyết định buộc bên tảo hôn phải chấm dứt quan hệ vợ chồng với người chưa đủ tuổi kết hôn nhưng vẫn cố ý tiếp tục duy trì quan hệ vợ chồng trái pháp luật.
Truy cứu trách nhiệm hình sự
Người có hành vi tổ chức tảo hôn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội tổ chức tảo hôn được quy định tại Điều 183 Bộ luật Hình sự, cụ thể:
Người nào tổ chức việc lấy vợ, lấy chồng cho những người chưa đến tuổi kết hôn, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm.
Trường hợp tảo hôn được công nhận vợ chồng
Theo khoản 2 Điều 11 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, các trường hợp kết hợp trái với quy định pháp luật, trong đó có tảo hôn vẫn được công nhận là vợ chồng khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:
– Tại thời điểm Tòa án giải quyết yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật mà cả hai bên kết hôn đã có đủ các điều kiện kết hôn theo quy định tại Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014;
– Hai bên yêu cầu công nhận quan hệ hôn nhân.
Khi đó, quan hệ hôn nhân được xác lập từ thời điểm các bên đủ điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Lễ cưới trước hay đăng ký kết hôn trước?
- Ly hôn khi bị mất giấy đăng ký kết hôn thì phải làm thế nào 2021?
- Tảo hôn nhưng không quan hệ tình dục có vi phạm pháp luật không?
Thông tin liên hệ:
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Xử lý hành vi tảo hôn theo quy định pháp luật năm 2023“. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý liên quan đến Mẫu giấy xin phép nghỉ ốm. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Câu hỏi thường gặp:
Tại khoản 2 Điều 10 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án hủy kết hôn trái pháp luật do tảo hôn:
– Cha, mẹ, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật khác của người tảo hôn;
– Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
– Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
– Hội liên hiệp phụ nữ.
– Đơn yêu cầu giải quyết việc kết hôn trái pháp luật.
– Giấy chứng nhận kết hôn đối với cá nhân hoặc giấy tờ, tài liệu khác chứng minh đã đăng ký kết hôn.
– Tài liệu, chứng cứ chứng minh việc kết hôn vi phạm điều kiện kết hôn.
Trong nhiều trường hợp, tảo hôn dựa trên tình thần tự nguyện của hai bên nam nữ. Dù vậy, ít nhiều vấn đề này cũng để lại nhiều hạn chế và tồn tại. Việc tảo hôn không chỉ tác động trực tiếp đến cuộc sống hai bên nam nữ; bên cạnh đó còn ảnh hưởng đến người thân, gia đình cũng như cho xã hội ở cả hiện tại và tương lai. Dù tảo hôn nhưng không quan hệ tình dục thì cũng để lại những hệ lụy và vẫn bị xử phạt.