Xử lý vi phạm hành chính đối với công chức thế nào?

bởi Nguyễn Tài
Xử lý vi phạm hành chính đối với công chức

Xử lý vi phạm hành chính là một trong những biện pháp chế tài được áp dụng đối với những cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm quy định pháp luật nhưng chưa đến mức bị xử lý hình sự. Tuy nhiên, đối với công chức khi có hành vi vi phạm pháp luật (chưa đến mức bị xử lý hình sự), ngoài việc bị xử lý vi phạm hành chính thì còn bị áp dụng các biện pháp xử lý kỷ luật theo quy định. Vì vậy, trong phạm vi bài viết “Xử lý vi phạm hành chính đối với công chức” LSX chủ yếu đề cập đến trách nhiệm kỷ luật đối với công chức khi có hành vi vi quy định pháp luật bị xử lý hành chính. Mời các bạn cùng theo dõi. 

Căn cứ pháp lý

  • Văn bản hợp nhất Luật Cán bộ, công chức 2019;
  • Nghị định 112/2020/NĐ-CP

Xử lý vi phạm hành chính đối với công chức

Hiểu một cách đơn giản, công chức là những người làm việc tại các cơ quan của Đảng Cộng sản, Nhà nước và những tổ chức khác theo quy định. Công chức không chỉ là những người đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn nghiệp vụ mà còn là những người có đầy đủ các phẩm chất đạo đức tốt. Do đó, khi có hành vi vi phạm hành chính, công chức không chỉ bị xử phạt hành chính tùy theo từng hành vi cụ thể và mức độ nghiêm trọng của hành vi mà công chức còn có thể bị áp dụng các hình thức kỷ luật theo quy định. 

Việc xử lý kỷ luật công chức được quy định tại Khoản 5 Điều 1 Nghị định 71/2023/NĐ-CP như sau: 

“1. Cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm các quy định về nghĩa vụ của cán bộ, công chức, viên chức; những việc cán bộ, công chức, viên chức không được làm; nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị; vi phạm đạo đức, lối sống, vi phạm pháp luật khi thi hành công vụ hoặc có hành vi vi phạm khác liên quan đến hoạt động công vụ bị xử lý kỷ luật về đảng, đoàn thể thì bị xem xét xử lý kỷ luật hành chính.”

Như vậy, có thể thấy, chỉ trong trường hợp công chức bị xử phạt vi phạm hành chính đối với những hành vi vi phạm pháp luật khi thi hành công vụ hoặc có hành vi vi phạm khác liên quan đến hoạt động công vụ thì mới bị xem xét xử lý kỷ luật (sau đây gọi chung là công chức bị xử lý vi phạm hành chính). 

Theo quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 7 Nghị định 112/2020/NĐ-CP, công chức có thể bị áp dụng những hình thức kỷ luật như sau khi bị xử phạt vi phạm hành chính: 

Thứ nhất, các hình thức kỷ luật áp dụng đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý

  • Khiển trách.
  • Cảnh cáo.
  • Hạ bậc lương.
  • Buộc thôi việc.

Thứ hai, các hình thức kỷ luật áp dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý

  • Khiển trách.
  • Cảnh cáo.
  • Giáng chức.
  • Cách chức.
  • Buộc thôi việc.

Áp dụng các hình thức xử lý kỷ luật đối với công chức bị xử lý vi phạm hành chính

Theo những phân tích ở phần trên, khi công chức bị xử lý vi phạm hành chính thì có thể bị xem xét vị xử lý kỷ luật. Do đó, tùy từng mức độ của hành vi vi phạm hành chính và chức vụ của công chức đang đảm nhiệm mà công chức có thể bị áp dụng các biện pháp xử lý kỷ luật như khiển trách, cảnh cáo, … Trong đó, khiển trách là hình thức xử lý kỷ luật nhẹ nhất và buộc thôi việc là hình thức xử lý kỷ luật nặng nhất. Việc áp dụng các hình thức kỷ luật đối với công chức bị xử lý hành chính được quy định từ Điều 8 đến Điều 13 Nghị định 112/2020/NĐ-CP (được sửa đổi bởi Nghị định 71/2023/NĐ-CP) như sau: 

Thứ nhất, áp dụng hình thức kỷ luật khiển trách 

Hình thức kỷ luật khiển trách áp dụng đối với cán bộ, công chức có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả ít nghiêm trọng, trừ các hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị định 112/2020/NĐ-CP, thuộc một trong các trường hợp sau đây:

– Vi phạm quy định về đạo đức, văn hóa giao tiếp của cán bộ, công chức; quy định của pháp luật về thực hiện chức trách, nhiệm vụ của cán bộ, công chức; kỷ luật lao động; nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị;

– Lợi dụng vị trí công tác nhằm mục đích vụ lợi; có thái độ hách dịch, cửa quyền hoặc gây khó khăn, phiền hà đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân trong thi hành công vụ; xác nhận hoặc cấp giấy tờ pháp lý cho người không đủ điều kiện;

– Né tránh, đùn đẩy, không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ chức trách, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật, nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao mà không có lý do chính đáng; không chấp hành quyết định điều động, phân công công tác của cấp có thẩm quyền; gây mất đoàn kết trong cơ quan, tổ chức, đơn vị;

– Vi phạm quy định của pháp luật về: phòng, chống tội phạm; phòng, chống tệ nạn xã hội; trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí;

– Vi phạm quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước;

– Vi phạm quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo;

– Vi phạm quy định về quy chế tập trung dân chủ, quy định về tuyên truyền, phát ngôn, quy định về bảo vệ chính trị nội bộ;

– Vi phạm quy định của pháp luật về: đầu tư, xây dựng; đất đai, tài nguyên môi trường; tài chính, kế toán, ngân hàng; quản lý, sử dụng tài sản công trong quá trình thực thi công vụ;

– Vi phạm quy định của pháp luật về: phòng, chống bạo lực gia đình; dân số, hôn nhân và gia đình; bình đẳng giới; an sinh xã hội; quy định khác của pháp luật liên quan đến cán bộ, công chức.

Thứ hai, áp dụng hình thức kỷ luật cảnh cáo 

Hình thức kỷ luật cảnh cáo áp dụng đối với cán bộ, công chức có hành vi vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau đây:

– Đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức khiển trách theo quy định tại Điều 8 Nghị định 112/2020/NĐ-CP mà tái phạm;

– Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 8 Nghị định 112/2020/NĐ-CP;

– Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả ít nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý không thực hiện đúng, đầy đủ chức trách, nhiệm vụ quản lý, điều hành theo sự phân công;
  • Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị để xảy ra hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong phạm vi phụ trách mà không có biện pháp ngăn chặn.

Thứ ba, áp dụng hình thức kỷ luật hạ bậc lương đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý

Hình thức kỷ luật hạ bậc lương áp dụng đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thuộc một trong các trường hợp sau đây:

– Đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo theo quy định tại Điều 9 Nghị định 112/2020/NĐ-CP mà tái phạm;

– Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả rất nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 8 Nghị định 112/2020/NĐ-CP.

Thứ tư, áp dụng hình thức kỷ luật giáng chức đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý

Hình thức kỷ luật giáng chức áp dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thuộc một trong các trường hợp sau đây:

– Đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo theo quy định tại Điều 9 Nghị định này mà tái phạm;

– Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị định 112/2020/NĐ-CP;

– Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả rất nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 8 Nghị định 112/2020/NĐ-CP.

Thứ năm, áp dụng hình thức kỷ luật cách chức đối với cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý

Hình thức kỷ luật cách chức áp dụng đối với cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thuộc một trong các trường hợp sau đây:

– Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức giáng chức theo quy định tại Điều 11 Nghị định 112/2020/NĐ-CP mà tái phạm hoặc cán bộ đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo theo quy định tại Điều 9 Nghị định 112/2020/NĐ-CP mà tái phạm;

– Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả rất nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị định 112/2020/NĐ-CP;

– Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 8 Nghị định 112/2020/NĐ-CP nhưng chưa đến mức buộc thôi việc, người vi phạm có thái độ tiếp thu, sửa chữa, chủ động khắc phục hậu quả và có nhiều tình tiết giảm nhẹ;

– Sử dụng giấy tờ không hợp pháp để được bầu, phê chuẩn, bổ nhiệm vào chức vụ.

Xử lý vi phạm hành chính đối với công chức

Thứ sáu, áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc đối với công chức

Hình thức kỷ luật buộc thôi việc áp dụng đối với công chức có hành vi vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau đây:

– Đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cách chức đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý hoặc hạ bậc lương đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý mà tái phạm;

– Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 8 Nghị định 112/2020/NĐ-CP;

– Sử dụng văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận, xác nhận giả hoặc không hợp pháp để được tuyển dụng vào cơ quan, tổ chức, đơn vị;

– Nghiện ma túy; đối với trường hợp này phải có kết luận của cơ sở y tế hoặc thông báo của cơ quan có thẩm quyền;

– Ngoài các trường hợp nêu trên, hình thức kỷ luật buộc thôi việc còn được áp dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị định 112/2020/NĐ-CP.

Thời hiệu xử lý kỷ luật đối với công chức bị xử lý vi phạm hành chính

Tương tự như những hình thức chế tài khác, việc xử lý kỷ luật công chức cũng được áp dụng theo thời hiệu mà pháp luật quy định. Thời hiệu xử lý kỷ luật đối với công chức bị xử lý vi phạm hành chính là thời hạn mà khi kết thúc thời hạn này công chức sẽ không bị xử lý kỷ luật khi bị xử lý vi phạm hành chính đối với công chức. Theo quy định tại Điều 80 VBHN Luật Cán bộ, công chức thì thời hiệu xử lý kỷ luật công chức được tính như sau: 

“1. Thời hiệu xử lý kỷ luật là thời hạn mà khi hết thời hạn đó thì cán bộ, công chức có hành vi vi phạm không bị xử lý kỷ luật. Thời hiệu xử lý kỷ luật được tính từ thời điểm có hành vi vi phạm.

Trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thời hiệu xử lý kỷ luật được quy định như sau:

a) 02 năm đối với hành vi vi phạm ít nghiêm trọng đến mức phải kỷ luật bằng hình thức khiển trách;

b) 05 năm đối với hành vi vi phạm không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này.

2. Đối với các hành vi vi phạm sau đây thì không áp dụng thời hiệu xử lý kỷ luật:

a) Cán bộ, công chức là đảng viên có hành vi vi phạm đến mức phải kỷ luật bằng hình thức khai trừ;

b) Có hành vi vi phạm quy định về công tác bảo vệ chính trị nội bộ;

c) Có hành vi xâm hại đến lợi ích quốc gia trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, đối ngoại;

d) Sử dụng văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận, xác nhận giả hoặc không hợp pháp.”

Mời bạn xem thêm: 

Khuyến nghị

Với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn”, LSX sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự tới quý khách hàng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào.

Thông tin liên hệ: 

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề Xử lý vi phạm hành chính đối với công chức Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, LSX với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý như coi mã số thuế cá nhân Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102

Câu hỏi thường gặp: 

Công chức bị xử lý kỷ luật có bị xử phạt hành chính không?

Khoản 5 Điều 2 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định về nguyên tắc xử lý kỷ luật đối với công chức như sau: “Không áp dụng hình thức xử phạt hành chính hoặc hình thức kỷ luật đảng thay cho hình thức kỷ luật hành chính; xử lý kỷ luật hành chính không thay cho truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu hành vi vi phạm đến mức bị xử lý hình sự.”
Như vậy, khi công chức bị xử lý kỷ luật thì vẫn bị áp dụng các biện pháp chế tài khác theo quy định, bao gồm cả biện pháp xử lý hành chính.

Những trường hợp nào công chức được miễn xử lý kỷ luật?

Theo Điều 4 Nghị định 112/2020, những trường hợp công chức được miễn xử lý kỷ luật bao gồm: 
“1. Được cơ quan có thẩm quyền xác nhận tình trạng mất năng lực hành vi dân sự khi có hành vi vi phạm.
2. Phải chấp hành quyết định của cấp trên theo quy định tại khoản 5 Điều 9 Luật Cán bộ, công chức.
3. Được cấp có thẩm quyền xác nhận vi phạm trong tình thế cấp thiết, do sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan theo quy định của Bộ luật Dân sự khi thi hành công vụ.
4. Cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm đến mức bị xử lý kỷ luật nhưng đã qua đời.”

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm