Theo quy định, diám hộ là việc chăm sóc, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của ngươi được giám hộ. Vậy liệu người chưa thành niên thì có cần người giám hộ không? Khi nào thì cần có người giám hộ? 17 tuổi có cần người giám hộ không? Cha mẹ có phải là người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên? Bài viết sau đây của Luật sư X sẽ phân tích chi tiết các quy pđịnh liên quan đến vấn đề người giám hộ của người 17 tuổi và giải đáp các thắc mắc thường gặp, mời bạn cùng tham khảo.
Cơ sở pháp lý
Bộ Luật Hình Sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017
Giám hộ là gì?
Giám hộ là việc cá nhân, tổ chức hoặc cơ quan nhà nước được pháp luật quy định hoặc được cử để thực hiện việc chăm sóc và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ ( Khoản 1 Điều 58 Bộ luật dân sự 2015).
Theo đó giám hộ với Người chưa thành niên không còn cha, mẹ; cha, mẹ mất năng lực hành vi hay bị hạn chế năng lực hành vi, bị hạn chế quyền của cha, mẹ; cha, mẹ không có điều kiện chăm sóc…
Ngoài ra, chế định giám hộ điều chỉnh các quan hệ với mục đích nhằm khắc phục tình trạng không tương đồng giữa sự bình đẳng về năng lực pháp luật với không bình đẳng về năng lực hành vi dân sự của những người có năng lực hành vi một phần, những người không có năng lực hành vi, bị mất năng lực hành vi.Những quy định của chế định này xác định việc quản lí tài sản, thực hiện các quyền và nghĩa vụ về tài sản của người được giám hộ. Ngoài ra, chế định giám hộ còn có những quy định mang tính hành chính như các quan hệ về cử người giám hộ, giám sát việc giám hộ…
Như vậy, giám hộ là chế định nhằm khắc phục tình trạng của người có năng lực pháp luật dân sự nhưng không thể bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện được quyền, nghĩa vụ của họ vì họ là những người chưa thành niên mà không có sự chăm sóc, giáo dục của cha mẹ, người có khó khăn trong nhận thức và điều khiển hành vi, người mất năng lực hành vi dân sự.
Người giám hộ là những người nào?
Trong chế định giám hộ không đề cập tư cách giám hộ của cha, mẹ với con chưa thành niên nhưng có thể suy đoán mặc nhiên vai trò của cha, mẹ đối với các con với tư cách là người đại điện đương nhiên cho con chưa thành niên. Các quy định về giám hộ đối với người chưa thành niên chỉ được áp dụng khi không còn cha, mẹ hoặc cha, mẹ đều bị mất năng lực hành vi, bị hạn chế quyền của cha, mẹ hoặc không có điều kiện để chăm sóc, giáo dục người chưa thành niên đó.
Theo quy định của pháp luật, hai hình thức giám hộ là giám hộ đương nhiên và giám hộ được cử.
– Giám hộ đương nhiên
Giám hộ đương nhiên là hình thức giám hộ do pháp luật quy định, người giám hộ đương nhiên chỉ có thể là cá nhân. Quan hệ giám hộ dạng này được xác định bằng các quy định về người giám hộ, người được giám hộ, quyền và nghĩa vụ của người giám hộ đối với người được giám hộ và tài sản của họ.
– Giám hộ được cử
Giám hộ được cử là hình thức cử người giám hộ theo trình tự do pháp luật quy định, cá nhân, cơ quan, tổ chức đều có thể trở thành người giám hộ được cử.
Người giám hộ có thể là cá nhân, cơ quan, tổ chức được pháp luật quy định hoặc được cử làm người giám hộ. Pháp luật không quy định điều kiện của cơ quan, tổ chức khi làm giám hộ phải là cơ quan tổ chức nào nhưng có thể suy đoán bất cứ cơ quan, tổ chức hợp pháp nào cũng đều có thể là người giám hộ.
Lưu ý, Một người có thể giám hộ cho nhiều người, nhưng một người chỉ có thể được một người giám hộ, trừ trường hợp người giám hộ là cha, mẹ hoặc ông, bà theo quy định dưới đây:
– Trong trường hợp không có anh ruột, chị ruột hoặc anh ruột, chị ruột không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại là người giám hộ; nếu không có ai trong số những người thân thích này có đủ điều kiện làm người giám hộ thì bác, chú, cậu, cô, dì là người giám hộ.
– Trong trường hợp người thành niên mất năng lực hành vi dân sự chưa có vợ, chồng, con hoặc có mà vợ, chồng, con đều không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì cha, mẹ là người giám hộ.
17 tuổi có cần người giám hộ không?
Căn cứ khoản 1 Điều 47 Bộ luật Dân sự 2015 quy định người được giám hộ bao gồm:
– Người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc không xác định được cha, mẹ;
– Người chưa thành niên có cha, mẹ nhưng cha, mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; cha, mẹ đều bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con; cha, mẹ đều không có điều kiện chăm sóc, giáo dục con và có yêu cầu người giám hộ;
– Người mất năng lực hành vi dân sự;
– Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
Như vậy trẻ em khi thuộc trường hợp trên thì cần có người giám hộ.
Lưu ý: Căn cứ khoản 2 Điều 47 Bộ luật Dân sự 2015 thì một trẻ em được giám hộ thì chỉ được phép có 1 người giám hộ trừ trường hợp cha, mẹ cùng giám hộ cho con hoặc ông, bà cùng giám hộ cho cháu.
Các giao dịch người 17 tuổi cần người giám hộ?
Theo quy định của Bộ luạt Dân sự 2015 thì 17 tuổi cũng được xem là người chưa thành niên. Người 17 tuổi khi thực hiện các giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.
Trong trường hợp người chưa thành niên không còn cha, mẹ, hoặc không xác định được cha, mẹ hoặc người chưa thành niên có cha, mẹ nhưng lại rơi vào các trường hợp cả cha và mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự; cả cha, mẹ đều có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; cả cha và mẹ đều bị hạn chế năng lực hành vi dân sự… thì cần đến người giám hộ.
Và người 17 tuổi phải được người giám hộ đồng ý khi thực hiện các giao dịch dân sự liên quan đến:
– Bất động sản
– Động sản phải đăng ký
– Giao dịch dân sự khác tho quy định
Điều kiện của cá nhân làm người giám hộ?
Cá nhân là người giám hộ phải có các điều kiện được quy định ở Điều 60 BLDS. Các điều kiện đó là:
– Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
– Có tư cách đạo đức tốt; không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc người bị kết án nhưng chưa được xoá án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người khác;
– Có điều kiện cần thiết bảo đảm thực hiện việc giám hộ.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Quy định về xuất hóa đơn bán lẻ
- Tốt nghiệp đại học đi nghĩa vụ quân sự có quyền lợi gì?
- Nghỉ việc bao lâu thì lấy được tiền bảo hiểm xã hội?
- Tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội khi nghỉ việc
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về chủ đề “17 tuổi có cần người giám hộ không”. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết có giúp ích được cho độc giả. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật sư X về thay đổi họ tên cha trong giấy khai sinh, thủ tục đăng ký logo, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam, hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu … Hãy liên hệ qua số điện thoại: 0833.102.102
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Điều 46 Bộ luật Dân sự 2015 quy định giám hộ là việc cá nhân, pháp nhân được luật quy định, được Ủy ban nhân dân cấp xã cử, được Tòa án chỉ định hoặc được quy định để thực hiện việc chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
Nếu giám hộ cho người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì phải được sự đồng ý của người đó nếu họ có năng lực thể hiện ý chí của mình tại thời điểm yêu cầu.
Bên cạnh đó, việc giám hộ phải được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về hộ tịch. Người giám hộ đương nhiên mà không đăng ký việc giám hộ thì vẫn phải thực hiện nghĩa vụ của người giám hộ.
Như vậy, nếu cha mẹ còn sống sẽ là người đại diện của con chưa thành niên chứ không phải người giám hộ.
Chỉ khi một người chưa thành niên không còn cha, mẹ; cha, mẹ mất năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi;… mới đặt ra vấn đề người giám hộ cho người này.
Căn cứ khoản 1 Điều 47 Bộ luật Dân sự 2015 quy định người được giám hộ bao gồm:
– Người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc không xác định được cha, mẹ;
– Người chưa thành niên có cha, mẹ nhưng cha, mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; cha, mẹ đều bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con; cha, mẹ đều không có điều kiện chăm sóc, giáo dục con và có yêu cầu người giám hộ;
– Người mất năng lực hành vi dân sự;
– Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
Như vậy trẻ em khi thuộc trường hợp trên thì cần có người giám hộ.
Căn cứ khoản 2 Điều 47 Bộ luật Dân sự 2015 thì một trẻ em được giám hộ thì chỉ được phép có 1 người giám hộ trừ trường hợp cha, mẹ cùng giám hộ cho con hoặc ông, bà cùng giám hộ cho cháu.
Người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 47 của Bộ luật này được xác định theo thứ tự sau đây:
1. Anh ruột là anh cả hoặc chị ruột là chị cả là người giám hộ; nếu anh cả hoặc chị cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì anh ruột hoặc chị ruột tiếp theo là người giám hộ, trừ trường hợp có thỏa thuận anh ruột hoặc chị ruột khác làm người giám hộ.
2. Trường hợp không có người giám hộ quy định tại khoản 1 Điều này thì ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại là người giám hộ hoặc những người này thỏa thuận cử một hoặc một số người trong số họ làm người giám hộ.
3. Trường hợp không có người giám hộ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột hoặc dì ruột là người giám hộ.”
Như vậy bạn là anh ruột của bé thì sẽ đương nhiên trở thành người giám hộ tuy nhiên để một cá nhân trở thành người giám hộ cần thỏa các điều kiện quy định tại Điều 49 Bộ luật Dân sự 2015 bao gồm:
– Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
– Có tư cách đạo đức tốt và các điều kiện cần thiết để thực hiện quyền, nghĩa vụ của người giám hộ.
– Không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc người bị kết án nhưng chưa được xoá án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người khác.
– Không phải là người bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con chưa thành niên.