3 Trường hợp không phải đội mũ bảo hiểm

bởi Luật Sư X
3 TRƯỜNG HỢP KHÔNG PHẢI ĐỘI MŨ BẢO HIỂM

Đội mũ bảo hiểm là quy định bắt buộc có hiệu lực cách đây hơn chục năm. Tuy nhiên nhiều người tham gia giao thông hiện nay hay “vô tình” không biết quy định này dẫn đến hậu quả để lại là bị xử phạt. Vậy những trường hợp nào sẽ không bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm?

https://www.youtube.com/watch?v=TVh3xn_2Tgg

Căn cứ pháp lý:

  • Luật giao thông đường bộ 2008
  • Nghị định 100/2019/NĐ-CP

Nội dung tư vấn

1. Đội mũ bảo hiểm là bắt buộc

Như đã đề cập, đội mũ bảo hiểm được cụ thể hóa trong luật giao thông đường bộ 2008, đội mũ bảo hiểm là cách để bảo vệ bản thân cũng như người khác khi lưu thông:

Điều 30. Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy
1. Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe gắn máy chỉ được chở một người, trừ những trường hợp sau thì được chở tối đa hai người:
a) Chở người bệnh đi cấp cứu;
b) Áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật;
c) Trẻ em dưới 14 tuổi.
2. Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách.

Không chỉ là xe gắn máy, xe đạp máy, xe đạp điện, xe mô tô đều phải tuân thủ quy định này!

2. Không đội mũ bảo hiểm sẽ bị xử phạt

Là quy định bắt buộc nên nếu không chấp hành người tham gia giao thông sẽ bị xử phạt. Cụ thể được quy định tại Khoản 2 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:

Điều 6. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
2. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
i) Không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi điều khiển xe tham gia giao thông trên đường bộ;
k) Chở người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật;
Mức xử phạt tại nghị định mới đã có sự thay đổi so với nghị định 46/2016/NĐ-CP (chỉ 100 – 200 nghìn đồng). Mức xử phạt đối với xe đạp máy, xe gắn máy và mô tô là tương đương với lỗi không đội mũ bảo hiểm.

3. Những trường hợp không phải đội mũ bảo him

Tham khảo quy định tại Khoản 2 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP dễ dàng nhận thấy hai lưu ý như sau:
  • Người ngồi trước (người điều khiển) trong mọi trường hợp đều phải đội mũ bảo hiểm và cài quai đúng quy cách;
  • Người ngồi sau: Sẽ không phải đội mũ bảo hiểm khi là người bệnh đưa đi cấp cứu, trẻ em dưới 6 tuổi và người bị áp giải vì có hành vi vi phạm pháp luật.

Như vậy gần như mọi trường hợp thì người tham gia giao thông, người ngồi sau đều phải đội mũ bảo hiểm.

Khuyến nghị

  1. LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ luật sư tranh tụng tại Việt Nam
  2. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay qua hotline: 0833.102.102
Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm