Bạo hành trẻ em dẫn đến tử vong bị xử lý như thế nào?

bởi MinhThu
Bạo hành trẻ em dẫn đến tử vong bị xử lý như thế nào

Bạo hành gia đình, bạo hành trẻ em vẫn đang là một vấn nạn gây nhức nhối, đặc biệt là bạo hành trẻ em. Khi thời gian qua, chúng ta đã chứng kiến không ít những vụ bạo hành trẻ em dẫn đến cái kết thương tâm là tử vong. Trong khi, trẻ em là đối tượng mà xã hội quan tâm, pháp luật ưu tiên hàng đầu, vậy mà vẫn không thể tránh được những cái kết đau lòng đó. với những vấn nạn đó, pháp luật đã có những quy định gì quy định về hành vi này. Chế tài cho hành vi tàn ác này được pháp luật quy định ra sao? Bạo hành trẻ em dẫn đến tử vong bị xử lý như thế nào?

Trong bài viết sau, LSX sẽ giải đáp vấn đề này. Hi vọng mang lại những thông tin hữu ích cho mọi người.

Căn cứ pháp lý

Luật Trẻ em 2016

Bộ luật Hình sự 2015

Bạo hành trẻ em là gì?

Tại khoản 6 Điều 4 Luật Trẻ em 2016 có quy định về bạo hành trẻ em như sau

Giải thích từ ngữ

  1. Bạo lực trẻ em là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khỏe; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của trẻ em.
    Như vậy, bạo hành trẻ em cũng có thể hiểu là bạo lực trẻ em bằng việc thực hiện những hành vi gây tổn hại cho trẻ kể cả thân thể lẫn tinh thần, danh dự, nhân phẩm,… của trẻ.

Bạo hành trẻ em dẫn đến tử vọng bị xử lý như thế nào?

Tại Điều 123 Bộ luật Hình sự 2015 quy định tội giết người bị xử lý như sau:

Tội giết người

  1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
    a) Giết 02 người trở lên;
    b) Giết người dưới 16 tuổi;
    c) Giết phụ nữ mà biết là có thai;
    d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
    đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
    e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
    g) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;
    h) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;
    i) Thực hiện tội phạm một cách man rợ;
    k) Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;
    l) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;
    m) Thuê giết người hoặc giết người thuê;
    n) Có tính chất côn đồ;
    o) Có tổ chức;
    p) Tái phạm nguy hiểm;
    q) Vì động cơ đê hèn.
  2. Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.
  3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
  4. Người phạm tội còn có thể bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.

Như vậy, việc bạo hành trẻ dẫn đến tử vong (giết người dưới 16 tuổi) sẽ bị truy tố trách nhiệm hình sự phạt tù từ 12 năm đến 20 năm tù, tù chung hoặc tử hình.

Bạo hành trẻ em dẫn đến tử vong bị xử lý như thế nào
Bạo hành trẻ em dẫn đến tử vong bị xử lý như thế nào

Xử phạt hành chính đối với hành vi bạo hành trẻ em

Căn cứ theo Điều 22 Nghị định 130/2021/NĐ-CP, phạt tiền từ 10-20 triệu đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

– Bắt nhịn ăn, nhịn uống, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân; bắt sống ở nơi có môi trường độc hại, nguy hiểm hoặc các hình thức đối xử tồi tệ khác với trẻ em;

– Gây tổn hại về tinh thần, xúc phạm nhân phẩm, danh dự, lăng mạ, chửi mắng, đe dọa, cách ly ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ em;

– Cô lập, xua đuổi hoặc dùng các biện pháp trừng phạt để dạy trẻ em gây tổn hại về thể chất, tinh thần của trẻ em;

– Thường xuyên đe dọa trẻ em bằng các hình ảnh, âm thanh, con vật, đồ vật làm trẻ em sợ hãi, tổn hại về tinh thần.

(Theo quy định cũ, các hành vi này bị áp dụng mức phạt tiền từ 5-10 triệu đồng).

Ngoài ra, biện pháp khắc phục hậu quả được áp dụng gồm:

– Buộc chịu mọi chi phí để khám bệnh, chữa bệnh (nếu có) cho trẻ em đối với hành vi nêu trên.

– Buộc tiêu hủy vật phẩm gây hại cho sức khỏe trẻ em đối với hành vi thường xuyên đe dọa trẻ em bằng các hình ảnh, âm thanh, con vật, đồ vật làm trẻ em sợ hãi, tổn hại về tinh thần.

Cách xử lý hành vi bạo lực gia đình ?

Thứ nhất, về hành vi bạo lực gia đình

Những hành vi bạo lực gia đình theo khoản 1 Điều 2 Luật phòng chống bạo lực gia đình năm 2007 gồm:

a) Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khỏe, tính mạng;

b) Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;

c) Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lức thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng;

d) Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;…

Trong trường hợp của bạn, người bố dượng đã có hành vi chửi mắng và nhiều khi đánh đuổi bạn. Tùy theo mức độ vi phạm dượng bạn có thể vị xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Khoản 1 Điều 42 Luật phòng chống bạo lực gia đình năm 2007 có quy định như sau:

  1. Người có hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính, xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Việc truy cứu trách nhiệm hình sự chỉ đặt ra nếu hành vi của dượng bạn thỏa mãn dấu hiệu cấu thành Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo quy định tại Điều 134 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017:

  1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:…

Do vậy, nếu hành vi của dượng bạn đủ cấu thành tội cố ý gây thương tích thì bạn có thể gửi đơn tố cáo tới cơ quan Công an để điều tra làm rõ hành vi của dượng bạn. Nếu chưa đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm thì bạn có thể làm đơn gửi tới Chủ tịch ủy ban nhân dân xã, phường,.. nới bạn cư trú để trình báo về hành vi của dượng bạn hoặc nhờ tới sự giúp đỡ của các tổ chức xã hội, địa chỉ tin cậy ở cộng đồng,…

Thứ hai, về vấn đề di sản mẹ bạn để lại.

Theo như lời của bạn, mẹ bạn và dượng không đăng ký kết hôn, di sản mẹ bạn để lại đều hình thành trước khi về ở với dượng và dượng không đóng góp gì vào khối tài sản đó.

Theo quy định tại khoàn 1 Điều 33 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014:

  1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng…..

Do mẹ bạn và dượng không đăng ký kết hôn, dượng bạn không đóng góp vào khối tài sản của mẹ bạn nên về bản chất, khối tài sản đó là tài sản riêng của mẹ bạn. Theo quy định của Bộ Luật dân sự năm 2015 tại Điều 651 về Người thừa kế theo pháp luật như sau:

  1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;…

Vì dượng bạn chưa đăng ký kết hôn với mẹ bạn nên quan hệ vợ chồng của hai người chưa được pháp luật công nhận do vậy, dượng bạn không phải người được hưởng di sản của mẹ bạn.

Về con chung của dượng và mẹ bạn, người con này vẫn là con đẻ của mẹ bạn nên theo quy định pháp luật, người con này cũng thuộc hàng thừa kế thứ nhất và được chi di sản mẹ bạn để lại.

Mời bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

LSX đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Bạo hành trẻ em dẫn đến tử vong bị xử lý như thế nào” Ngoài ra, chúng tôi  có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến giấy phép lưu hành thuốc. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Câu hỏi thường gặp

Phát hiện bạo hành trẻ em thì báo cho ai để tố cáo?

Nếu phát hiện trẻ em bị bạo hành thì hãy liên hệ ngay tới tổng đài Quốc gia bảo vệ trẻ em để được hỗ trợ.
Tổng đài Quốc gia bảo vệ trẻ em là dịch vụ công đặc biệt thành lập theo quy định của Luật Trẻ em 2016 và chịu sự quản lý của Trung tâm Tư vấn và Dịch vụ Truyền thông thuộc Cục Trẻ em.
Nếu phát hiện hoặc chứng kiến hành vi bạo lực trẻ em hoặc lao động là trẻ em, hãy thông tin và báo cáo ngay qua:
– Số điện thoại tổng đài Quốc gia bảo vệ trẻ em 111
– Ứng dụng Tổng đài 111
– Facebook Tổng đài Quốc gia bảo vệ trẻ em: https://www.facebook.com/tongdaiquocgiabvte
– Zalo Tổng đài 111: https://zalo.me/1249273939821550616
Khi gọi đến tổng đài Quốc gia bảo vệ trẻ em để báo về bạo hành trẻ em, các chuyên viên sẽ trực tiếp hỗ trợ và thực hiện các nhiệm vụ:
– Tiếp nhận thông báo, tố giác từ cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân.
– Liên hệ với các cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan hoặc có thẩm quyền; khai thác thông tin trên phương tiện thông tin đại chúng, môi trường mạng về nguy cơ, hành vi xâm hại trẻ em để kiểm tra thông tin, thông báo, tố giác ban đầu.
– Chuyển, cung cấp thông tin, thông báo, tố giác hoặc giới thiệu trẻ em có nguy cơ hoặc bị xâm hại, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em tới các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền, chức năng bảo vệ trẻ em.
– Phối hợp với các cơ quan, tổ chức, cá nhân, cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em, cá nhân có thẩm quyền, chức năng bảo vệ trẻ em trong phạm vi toàn quốc để đáp ứng việc tiếp nhận, trao đổi, xác minh thông tin, thông báo, tố giác về trẻ em bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi.
– Hỗ trợ người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã trong việc xây dựng, thực hiện kế hoạch hỗ trợ, can thiệp đối với từng trường hợp trẻ em bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi; theo dõi, đánh giá việc xây dựng và thực hiện kế hoạch này.
– Lưu trữ, phân tích, tổng hợp thông tin để cung cấp, thông tin, thông báo, tố giác khi có yêu cầu của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền, đối với vụ việc xâm hại trẻ em và các cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em…

Bạo hành tinh thần con cái có phải là bạo lực gia đình không?

Bạo hành là thuật ngữ đề cập đến những hành vi, lời nói có chủ đích nhằm gây tổn thương sâu sắc cả về tinh thần và thể xác. Bạo hành tinh thần là dạng hành vi của bạo lực gia đình khi không sử dụng vũ lực thông thường như đánh đập; hành hạ; hay bất cứ hành vi nào gây tổn thương vật lý đến cơ thể nạn nhân mà chủ yếu sử dụng lời nói chì chiết; nhục mạ; hạ thấp phẩm giá nạn nhân; kiểm soát hoạt động của nạn nhân; lợi dụng vị thế trong gia đình của mình để gây áp lực; buộc người kia phải tuân theo mình; gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Tuy khó nhận diện hơn so với bạo lực thể chất; nhưng hậu quả; di chứng của bạo lực tinh thần lại có thể kéo dài âm ỉ và có thể gây tổn hại tới sức khỏe tinh thần của nạn nhân. Tuy không gây ra nỗi đau thể xác nhưng nó lại để lại trong tâm hồn sự tổn thương sâu sắc. Hơn nữa vì trẻ còn nhỏ nên chưa thể hiểu được lời nói và hành vi của cha mẹ là sai lệch, từ đó sẽ giữ những suy nghĩ cực đoan về chính bản thân mình.
Trên thực tế, rất nhiều cha mẹ bạo hành và ngược đãi con ruột của mình dưới nhiều hình thức khác nhau như tinh thần, thể chất và thậm chí cả tình dục. Trong đó, cha mẹ bạo hành tinh thần con cái là hình thức phổ biến nhất.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm