Sự sáng tạo của con người là vô hạn. Có thể thấy rằng, các tác phẩm nghiên cứu trong đời sống ngày càng nhiều. Đó là kết quả của quá trình lao động bằng trí tuệ của con người. Mặt khác, việc sử dung, sao chép các tác phẩm đều phải được sự đồng ý, cho phép của tác giả. Những vấn đề này được pháp luật sở hữu trí tuệ quy định rõ rằng nhằm đảm bảo trọn vẹn quyền tác giả. Tuy nhiên, có một số trường hợp sử dụng, sao chép tác phẩm sẽ không cần phải xin phép tác giả mà không phải trả tiền thù lao, nhuận bút. Vậy sử dụng tác phẩm chưa công bố không phải trả nhuận bút, thù lao trong trường hợp nào? Những loại tác phẩm nào được bảo hộ theo quy định? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu câu trả lời chi tiết, cụ thể qua bài viết sau đây nhé! Hy vọng bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức hữu ích nhất để bạn có thể vận dụng vào trong cuộc sống.
Căn cứ pháp lý
Tác phẩm là gì?
Tác phẩm được hiểu là những sản phẩm trí tuệ do con người viết ra, tạo ra, là kết quả của trí tuệ, sự sáng tạo bên trong mỗi con người. Người tạo ra những tác phẩm sẽ được gọi chung là tác giả.
Hiểu theo nghĩa khác thì tác phẩm được hiểu là kết quả của hoạt động sáng tạo trong tất cả các lĩnh vực từ văn học, nghệ thuật cho đến khoa học đã được ấn định trên một hình thái vật chất hoặc được mặc định thể hiện ra thế giới bên ngoài thông qua hình thức nhất định.
Còn trong Luật Sở hữu trí tuệ thì phạm vi và tính chất của các tác phẩm được bảo hộ theo điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ rất rộng, không chỉ là những tác phẩm được tác giả trực tiếp sáng tạo bằng lao động trí tuệ của minh, không sao chép từ tác phẩm của người khác mà những tác phẩm phái sinh cũng thuộc đối tượng được bảo hộ với điều kiện người tạo ra những tác phẩm này không gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để tạo ra tác phẩm phái sinh.
Do vậy, tại Khoản 7 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 có đưa ra định nghĩa cụ thể về tác phẩm như sau: Tác phẩm là sản phẩm sáng tạo trong lĩnh vực văn học nghệ thuật và khoa học, được thực hiện bằng bất kỳ phương tiện hay dưới hình thức thể hiện nào.
Sản phẩm của lao động trí tuệ sẽ được thừa nhận là tác phẩm và được bảo hộ khi đáp ứng được các yêu cầu sau đây:
– Tác phẩm là kết quả của hoạt động sáng tạo;
– Tác phẩm được ấn định trên hình thức vật chất hoặc được thể hiện thông qua hình thức nhất định;
– Tác phẩm phải là sản phẩm thuộc vào lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật hay khoa học.
Đặc điểm của tác phẩm
Tác phẩm – với tư cách là đối tượng của quyền tác giả – thì việc chỉ ra các đặc điểm để nó được bảo hộ là cần thiết.
– Trước tiên, tác phẩm phải là sự sáng tạo trực tiếp của con người, bởi vậy tác phẩm phải mang dấu ấn cá nhân của con người/từng con người cụ thể. Chủ thể của hoạt động sáng tạo là các tác giả (con người cụ thể) thông qua quá trình hoạt động của trí não, kinh nghiệm của bản thân và các yếu tố hỗ trợ khác tạo ra thành quả chính là tác phẩm. Sự lao động sáng tạo trong lĩnh vực khoa học có những khám phá mới về đời sống xã hội, khám phá về cuộc sống, con người, phát hiện những chủ đề mới, nhân vật mới hay vấn đề mới thể hiện tính sáng tạo, tính độc đáo trong quan niệm, phương thức biểu hiện tư tưởng hay tình cảm.
Vì vậy, tác phẩm hết sức đa dạng và phong phú, chứa đựng những giá trị tinh thần. Thời gian sáng tạo ra tác phẩm có thể dài, ngắn, phụ thuộc vào hoàn cảnh xã hội, hoàn cảnh của bản thân tác giả. Tác phẩm làm cho công chúng tiếp nhận được những nội dung tư tưởng, tình cảm nhất định hay nói cách khác là thể hiện dấu ấn của cá nhân. Tuy nhiên, ngoài những giá trị tinh thần thì tác phẩm còn có khả năng mang lại những giá trị kinh tế – thương mại nên cần thiết phải có sự bảo hộ đặc biệt.
Tác phẩm âm nhạc, bài hát “Tình cao của nhạc sĩ Hoàng Việt sáng tác vào năm 1957 trong hoàn cảnh rất đặc biệt lúc đó, nhạc sỹ là người con miền Nam tập kết ra miền Bắc và đang sống ở thủ đô Hà Nội. Trong một lần nhận được thư của người vợ yêu quý ở miền Nam ruột thịt, ông thật bất ngờ lá thư từ người vợ gửi khi đến được tay ông phải qua một thời gian dài, vượt qua hàng trăm ngàn cây số. Thư gửi từ quê ông đến Sài Gòn, chuyển qua Băng Cốc (Thái Lan), rồi được chuyển sang Pari (Pháp), cuối cùng mới chuyển về Hà Nội và đến tay nhạc sĩ Hoàng Việt.
Bản “Tình ca” được sáng tác trong hoàn cảnh đó, cho dù hiện nay công chúng không phải ai cũng biết hoàn cảnh ra đời, nhưng “Tình ca” để lại trong lòng người yêu nhạc những tình cảm tốt đẹp như một lời nhắn nhủ, cảm xúc bồi hồi xao xuyến, chung thủy đợi chờ của những lứa đôi yêu nhau xa cách trong hoàn cảnh chiến tranh khốc liệt lúc bấy giờ.
– Thứ hai, tác phẩm phải là sản phẩm trí tuệ do con người sáng tạo chứ không chỉ đơn thuần là các dạng sản phẩm chỉ được hình thành bằng kết quả lao động của con người mà không chứa đựng một hàm lượng chất xám nhất định.
– Thứ ba, tác phẩm là sản phẩm trí tuệ nguyên gốc mang đặc trưng riêng biệt của người sáng tạo.
Công ước Berne và Luật Sở hữu trí tuệ quy định tác phẩm bảo hộ phải là tác phẩm gốc. Tác phẩm gốc là tác phẩm có xuất xứ trực tiếp từ quá trình lao động của tác giả mà không phải sao chép từ một tác phẩm đã có. Việc xác định tác phẩm “gốc” trong từng lĩnh vực khoa học, văn học, nghệ thuật dựa trên các căn cứ thể hiện quá trình lao động sáng tạo của tác giả, những điểm riêng thể hiện chất riêng” do tác giả sáng tạo ra. Thực tế, có những trường hợp sao chép, mà tác phẩm gốc và tác phẩm sao chép tương tự như nhau hoặc giống nhau dẫn đến việc người bình thường không thể nhận thấy (lĩnh vực nghệ thuật). Để xác định tác phẩm gốc thì chính tác giả hoặc người có chuyên môn sâu về lĩnh vực đó mới thực hiện được.
Tiêu chí để xác định một tác phẩm gốc dựa trên cơ sở:
(i) nếu tác phẩm chứa đựng sự sao chép từ một hoặc một số tác phẩm có trước mà dấu ấn cá nhân hoặc tính cách riêng của tác giả không còn thể hiện trong tác phẩm nữa thì tác phẩm không coi là tác phẩm gốc;
(ii) nếu toàn bộ hoặc một phần quan trọng của một tác phẩm có trước và đang được bảo hộ bị chiếm đoạt để sử dụng trong một tác phẩm khác, tức là bị sao chép sang một tác phẩm khác thì trong trường hợp này có sự xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm trước đó.
Trong cuộc sống có thể tồn tại một đối tượng, một chủ đề nhưng mỗi người phản ánh đối tượng đó, chủ đề đó bằng cách riêng mang đặc trưng riêng biệt của mình, hay nói cách khác tác phẩm phải mang dấu ấn cá nhân của người sáng tạo ra nó chứ không phải là sản phẩm sao chép của người khác. Ví dụ, với chủ đề “hình tượng người chiến sĩ an ninh trong thời kỳ đổi mới có thể có nhiều tác phẩm âm nhạc khác biệt nhau, nhiều tiểu thuyết khác biệt nhau… phản ánh chủ đề đó.
Do vậy, xem xét tính nguyên gốc để phân biệt với bản gốc của tác phẩm (bản thảo viết tay hoặc tranh) hoặc để phân biệt bản gốc với những tác phẩm phái sinh. Hiện nay, sự sao chép tác phẩm diễn ra hết sức tinh vị nhằm mục đích lấy tên tuổi để kinh doanh thu lợi nhuận diễn ra khá phổ biến và công khai. Nhiều tạp chí, sách báo, tài liệu sử dụng toàn văn các tác phẩm của người khác với mục đích kinh doanh mà không trích dẫn nguồn, không xin phép và không trả nhuận bút. Việc vi phạm bản quyền do tác phẩm bị sao chép đa dạng, phức tạp xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó một phần do các tác giả ít quan tâm đến việc đăng ký bảo hộ bản quyền nhất là các tác giả nổi tiếng, có nhiều tác phẩm có giá trị; mặt khác vì mục đích lợi nhuận, các cá nhân, tổ chức cố tình vi phạm dù biết rằng có bị kiện cũng không thể giải quyết dứt điểm ngay mà qua nhiều cấp giải quyết.
Mặc dù đã có các tiêu chí xác định tác phẩm mang tính nguyên gốc nhưng khi có tranh chấp, tác giả phải chứng minh tác phẩm được sáng tạo độc lập hoặc nếu có sử dụng tác phẩm của người khác thì phải chỉ rõ phần sử dụng này để có thể xác định tính nguyên gốc của tác phẩm của mình và đảm bảo quyền của tác giả khác.
Trong thực tế các nhà khoa học, các văn nghệ sỹ… chỉ quan tâm đến thành quả lao động cuối cùng là tác phẩm khoa học, văn học, nghệ thuật mà ít quan tâm đến các căn cứ, chứng cứ chứng minh tính nguyên gốc trong quá trình sáng tạo tác phẩm (bản thảo, bản nháp, xác nhận, ghi nhận ý tưởng sáng tạo…) nên nhiều trường hợp khi bị sao chép hoặc bị đăng ký bảo hộ trước nhưng hoàn toàn không có các căn cứ chứng minh đó là tác phẩm gốc của mình.
(Ví dụ về trường hợp sao chép tinh vi các tác phẩm trong lĩnh vực mỹ thuật: Hãng đấu giá Sotheby’s (Anh) dự định bán đấu giá tại Hồng Kông 05 bức tranh nổi tiếng của danh hoạ Bùi Xuân Phái gồm: Phác thảo, Chèo, Phố, Cảnh phố và Mèo đó. Tuy nhiên, hoạ sỹ Bùi Thanh Phương (con trai của cố hoạ sỹ Bùi Xuân Phái) chỉ công nhận bức Mèo đỏ vẽ nhân dịp tết Đinh Mão (1987) là tranh gốc còn lại bốn bức là sao chép.
Ông Phương nêu ra những đặc trưng tranh của hoạ sỹ Bùi Xuân Phải mà bức tranh giả không thể bắt chước. Cụ thể, để diễn đạt cảm xúc mãnh liệt đồng thời thể hiện kỹ thuật điêu luyện, hoạ sỹ Bùi Xuân Phái dùng bay hoặc dao chứ ít khi dùng cọ. Vì vậy, bề mặt tranh của ông thường gồ ghề chứ không nhẵn. Về Phố hay vẽ Chèo, hoạ sỹ không sa vào miêu tả, ông thường lược bỏ những chi tiết vụn vặt để tạo ấn tượng cho tổng thể.
– Thứ tư, tác phẩm mang đặc tính vô hình, nên việc chiếm hữu tác phẩm (kể cả chiếm hữu bản gốc của tác phẩm) cũng không thể là một trong các yếu tố xác nhận quyền sở hữu của người chiếm hữu tác phẩm.
– Thứ năm, tác phẩm được thể hiện thông qua một dạng vật chất nhất định, hay nói cách khác tác phẩm phải được định hình trong một “phương tiện thể hiện cụ thể. Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 thì quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.
Dạng vật chất nhất định mà tác phẩm định hình được hiểu là thông qua đó công chúng biết đến sự tồn tại của tác phẩm. Thuật ngữ “công chúng vừa nêu là con người, nhưng con người này khác biệt với người sáng tạo nên tác phẩm, trong một nghĩa nào đó còn khác biệt với người thân của người sáng tạo nên tác phẩm. Do đó, công chúng không thể là tác giả, vợ (chồng), con, bố, mẹ… của tác giả. Dạng vật chất nhất định mà tác phẩm được định hình có thể là chữ viết/các ký hiệu khác chữ viết, màu sắc… trên giấy/các chất liệu khác giấy, có thể là hình khối trên các chất liệu khác nhau, có thể là âm thanh, hình ảnh trên các chất liệu khác nhau. Khó có thể liệt kê tất cả dạng vật chất mà tác phẩm được định hình.
Cần phải phân tích sâu thêm dạng vật chất nhất định mà tác phẩm định hình, được hiểu là thông qua đó công chúng biết đến sự tồn tại của tác phẩm. Việc công chúng nhận biết sự tồn tại của tác phẩm được hiểu là trực tiếp nhận biết và gián tiếp nhận biết. Trực tiếp nhận biết thông qua các giác quan: đọc bài thơ, nhìn bức tranh, nghe bản nhạc/bài thơ, sờ bức tượng… Những bản nhạc được định hình trên đĩa CD thì công chúng không thể trực tiếp nhận biết sự tồn tại của tác phẩm mà phải gián tiếp thông qua thiết bị trung gian.
Ngoài ra, tác phẩm phải là duy nhất và khác biệt với các tác phẩm tác phẩm đang xem xét. Kết quả sáng tạo của tác giả dưới hình thức nhất định tạo nên sự phong phú, đa dạng của tác phẩm được bảo hộ. Việc sao chép rập khuôn theo lối mòn không được bảo hộ. Kết quả sáng tạo của tác phẩm trong từng lĩnh vực xác định dựa trên cơ sở đánh giá của các nhà chuyên môn gắn với sự sáng tạo của tác giả”. Xác định tính “mới” tùy thuộc vào từng yêu cầu của tác phẩm hay lĩnh vực nhất định, có những trường hợp chỉ là sự sắp đặt, tuyển chọn lại những tác phẩm đang tồn tại và được bảo hộ (tuyển tập truyện ngắn, tuyển tập thơ, nghệ thuật sắp đặt…). Tác phẩm được bảo hộ mà không phụ thuộc vào mục đích, ý nghĩa, nội dung, giá trị của tác phẩm.
Từ các phân tích trên đây, có thể định nghĩa tác phẩm như sau:
Tác phẩm là các sản phẩm trí tuệ do cá nhân/những cá nhân trực tiếp sáng tạo trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật và khoa học được thể hiện bằng bất kỳ phương thức hay hình thức nào thông qua một dạng vật chất nhất định.
Phân loại tác phẩm
Có hai tiêu chí để phân các tác phẩm ra thành hai loại, đó là:
– Dựa vào lĩnh vực sáng tạo. Như đã trình bày ở phía trên, một sản phẩm được coi là tác phẩm nếu nó thuộc một trong 3 lĩnh vực: Văn hóa, nghệ thuật hoặc khoa học. Do đó các tác phẩm cũng sẽ được phân chia ra thành ba loại đó là: Tác phẩm văn học, tác phẩm nghệ thuật, tác phẩm khoa học.
– Dựa vào nguồn gốc hình thành của tác phẩm, theo đó căm cứ vào đây mà tác phẩm được chia ra thành hai loại là tác phẩm nguyên sinh và tác phẩm phái sinh. Trong tác phẩm phái sinh đã bao gồm các loại như: Tác phẩm dịch thuật, tác phẩm phóng tác, tác phẩm cải biên, tác phẩm chuyển thể…
Tóm lại, nói đến tác phẩm là nói đến nhiều thể loại khác nhau, mỗi thể loại lại mang trong mình những đặc điểm riêng biệt và tùy từng loại khác nhau mà bắt buộc phải định hình thông qua một hình thái vật chất nhất định hoặc không bắt buộc điều này.
Những loại tác phẩm được bảo hộ
Tại Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 có quy định về các loại hình tác phẩm thuộc đối tượng được bảo hộ, bao gồm:
– Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và các tác phẩm được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự, bao gồm như tiểu thuyết, truyện ngắn, bút kí, tùy bút, hồi ký, thơ, kịch bản, bản nhạc, các công trình nghiên cứu thuộc lĩnh vực văn hóa, văn học, nghệ thuật, khoa học và các bài viết khác.
Ngoài ra tác phẩm bảo hộ còn có thể là các tác phẩm được thể hiện bằng các kí tự khác thay thế cho chữ viết, ví dụ như bảng chữ nổi dành cho người khiếm thị, kí hiệu tóc kí hay các kí hiệu khác tương tự mà đối tượng tiếp cận có thể sao chép nội dung bằng nhiều hình thức khác nhau.
– Các bài giảng, bài phát biểu, đây là những tác phẩm được thể hiện bằng ngôn ngữ nói và phải được định hình dưới một hình thức vật chất nhất định. Ngoài ra còn có các loại tác phẩm khác như tài liệu giảng dạy, huấn luyện… Tuy nhiên, bài giảng, bài phát biểu sẽ chỉ được coi là tác phẩm nếu nó được ghi âm lại hoặc được lưu và thể thể hiện dưới hình thức văn bản.
– Tác phẩm sân khấu được bảo hộ đó là những tác phẩm được thể hiện thông qua hình thức trình diễn nghệ thuật trên sân khấu, như: nhạc kịch, ca kịch, kịch câm, múa, xiếc, múa rối nước…
– Tác phẩm điện ảnh và các tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự. Đây là những tác phẩm được tác giả hợp thành bằng nhiều hình ảnh diễn ra liên tiếp tạo ra hiệu ứng chuyển động kèm theo âm thanh hoặc không, được thể hiện trên chất liệu nhất định và có thể truyền đạt đến công chúng bằng các thiết bị kĩ thuật công nghệ cao như phim truyền hình, phim tài liệu…
– Các tác phẩm nhiếp ảnh. Đây là những tác phẩm được thể hiện thông qua dạng hình ảnh của thế giới khác quan trên vật liệu bắt sáng hoặc trên phương tiện mà hình ảnh được tạo ra hay có thể được tạo ra bằng bất cứ phương pháp kỹ thuật nào.
– Tác phẩm báo chí, là tác phẩm được thể hiện thông qua hình thức ghi nhanh, phóng sự, tường thuật, xã luận…được truyền tải đến công chúng thông qua sóng điện từ hoặc các trang báo, tạp chí, bao gồm cả phần hình ảnh lẫn phần chữ viết…
– Tác phẩm âm nhạc: Là các tác phẩm được thể hiện dưới dạng nốt nhạc trong bản nhạc hoặc trong các kí tự âm nhạc khác có hoặc không có lời, không phụ thuộc vào việc trình diễn hay không trình diễn. Tuy nhiên, thường phải thông qua giọng hát, nhạc cụ thì mới có thể truyền các tác phẩm này đến công chúng.
– Tác phẩm kiến trúc: Là các bản vẽ thiết kế ngôi nhà, công trình xây dựng khác, quy hoạch không gian đã hoặc chưa xây dựng, bao gồm các bản vẽ thiết kế, phối cảnh, thể hiện ý tưởng sáng tạo về ngôi nhà, công trình, tổ hợp công trình kiến trúc, tổ chức không gian, kiến trúc cảnh quan của một vùng,…
Công bố tác phẩm là gì?
Quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm quy định tại khoản 3 Điều 19 của Luật Sở hữu trí tuệ là việc phát hành tác phẩm đến công chúng với số lượng bản sao đủ để đáp ứng nhu cầu hợp lý của công chúng tuỳ theo bản chất của tác phẩm, do tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện hoặc do cá nhân, tổ chức khác thực hiện với sự đồng ý của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả.
Công bố tác phẩm không bao gồm việc trình diễn một tác phẩm sân khấu, điện ảnh, âm nhạc; đọc trước công chúng một tác phẩm văn học; phát sóng tác phẩm văn học, nghệ thuật; trưng bày tác phẩm tạo hình; xây dựng công trình từ tác phẩm kiến trúc”.
Như vậy, công bố tác phẩm được hiểu là việc phát hành bản sao tác phẩm đến công chúng, với số lượng đủ để đáp ứng nhu cầu hợp lý của công chúng tuỳ theo bản chất của tác phẩm, với sự đồng ý của chủ sở hữu quyền tác giả. Các hành vi trình diễn một tác phẩm sân khấu, âm nhạc, trình chiếu tác phẩm điện ảnh, đọc trước công chúng, phát sóng một tác phẩm văn học, trưng bày tác phẩm tạo hình, xây dựng tác phẩm kiến trúc không được coi là công bố tác phẩm.
Sử dụng tác phẩm chưa công bố không phải trả nhuận bút, thù lao trong trường hợp nào?
Thông thường, khi sử dụng các tác phẩm đã được công bố, người sử dụng phải trả nhuận bút, thù lao cho người sáng tạo ra sản phẩm trí tuệ đó. Tuy nhiên, pháp luật quy định trong một số trường hợp không cần phải xin phép, trả nhuận bút, thù lao.
Theo Điều 25 Luật sở hữu trí tuệ 2005, các trường hợp được sử dụng tác phẩm mà không phải xin phép, cũng không phải trả tiền nhuận bút, thù lao. Theo đó, các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao bao gồm:
- Tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân: việc nghiên cứu khoa học để tìm ra những nền tảng tri thức mới luôn luôn được cổ vũ ở mọi quốc gia. Nghiên cứu khoa học không chỉ giúp ích cho quốc gia mà nhà khoa học đó làm việc mà còn đem đến cho nhân loại một nền tri thức mới, qua đó giúp xã hội loài người ngày càng phát triển. Tuy nhiên, việc nghiên cứu lại được xây dựng trên những nền tảng của các nhà khoa học đi trước, tức là họ sử dụng những nghiên cứu trước đó để phát triển, xây dựng nên những tri thức khoa học mới. Chính vì lẽ đó, trong hầu hết các hệ thống pháp luật đều quy định việc tự sao chép một tác phẩm đã được công bố nhằm mục đích nghiên cứu thì không phải xin phép tác giả và cũng không phải trả chi phí nhuận bút, thù lao.
- Trích dẫn hợp lý tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để bình luận hoặc minh họa trong tác phẩm của mình: Tương tự như việc nghiên cứu khoa học, sáng tạo ra những tri thức mới, việc viện dẫn các luồng tư tưởng, các tác phẩm đã có sẵn trước đó để lập luận cho bài nghiên cứu, bài luận… của mình được rõ ràng, có sức thuyết phục hoàn toàn được phép mà không phải trả phí. Tuy nhiên, người trích dẫn phải đảm bảo rằng trích dẫn nguyên văn, không được tự ý làm sai các tư tưởng, quan điểm của tác giả ban đầu. Phần trích dẫn chỉ nhằm mục đích giới thiệu, bình luận hoặc làm sáng tỏ vấn đề được đề cập trong tác phẩm của mình chứ không được sử dụng y nguyên tư tưởng của tác phẩm gốc. Bên cạnh đó số lượng và thực chất của phần trích dẫn từ tác phẩm được sử dụng để trích dẫn không gây phương hại tới quyền tác giả đối với tác phẩm được sử dụng để trích dẫn; phù hợp với tính chất, đặc điểm của loại hình tác phẩm được sử dụng để trích dẫn.
- Trích dẫn tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để viết báo,dùng trong ấn phẩm định kỳ,trong chương trình phát thanh,truyền hình,phim tài liệu;
- Trích dẫn tác phẩm để giảng dạy trong nhà trường mà không làm sai ý tác giả,không nhằm mục đích thương mại;
- Sao chép tác phẩm để lưu trữ trong thư viện với mục đích nghiên cứu: Thư viện luôn luôn là nơi lưu trữ những tri thức lớn của nhân loại. Với mục đích nghiên cứu thì các thư viện có quyền sao chép các tác phẩm để lưu trữ nhưng không nhằm mục đích thương mại tức là thu lợi nhuận từ những tác phẩm mà thư viện đã sao chép.
- Biểu diễn tác phẩm sân khấu,loại hình biểu diễn nghệ thuật khác trong các buổi sinh hoạt văn hoá,tuyên truyền cổ động không thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào: nhằm mục đích đưa các tác phẩm sân khấu, các loại hình biểu diễn nghệ thuật dân tộc đến khán giả với mục đích tuyên truyền, cổ động không nhằm mục đích kinh doanh thương mại thì cũng không phải trả chi phí nhuận bút, thù lao.
- Ghi âm,ghi hình trực tiếp buổi biểu diễn để đưa tin thời sự hoặc để giảng dạy;
- Chụp ảnh,truyền hình tác phẩm tạo hình,kiến trúc,nhiếp ảnh,mỹ thuật ứng dụng được trưng bày tại nơi công cộng nhằm giới thiệu hình ảnh của tác phẩm đó;
- Chuyển tác phẩm sang chữ nổi hoặc ngôn ngữ khác cho người khiếm thị;
- Nhập khẩu bản sao tác phẩm của người khác để sử dụng riêng.
Mọi tổ chức, cá nhân khi sử dụng các tác phẩm với những mục đích như trên không được làm ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường tác phẩm, không gây phương hại đến các quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả; phải có những thông tin cụ thể về tên tác giả và nguồn gốc, xuất xứ của tác phẩm. Nếu bất kỳ tổ chức, các nhân nào sử dụng các tác phẩm đã được công bố mà thuộc các trường hợp nêu trên nhưng vi phạm các điều kiện thì bị coi là vi phạm quyền tác giả.
Đối với trường hợp tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy của các nhân và trường hợp sao chép tác phẩm để lưu trữ trong thư viện với mục đích nghiên cứu mà các tác phẩm là tác phẩm kiến trúc,tác phẩm tạo hình, chương trình máy tính sẽ không thuộc trường hợp miễn trả thù lao nhuận bút. Bởi lẽ, những đối tượng trên là đối tượng đặc biệt, có giá trị cao và đặc biệt chúng dẫn dễ bị sao chép dẫn đến các dị bản khác nhau. Đơn cử như một tác phẩm kiến trúc nếu sao chép nó thì tính bảo mật đã bị mất đi hoàn toàn và chính bản thân tác giả rất khó có thể thu được quyền tài sản từ tác phẩm của mình.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Sổ bảo hiểm xã hội bị sai địa chỉ
- Thẩm quyền giải quyết đình công
- Sửa Căn cước công dân mất bao lâu?
Khuyến nghị
Luật sư X tự hào là hệ thống công ty Luật cung cấp các dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Với vấn đề trên, công ty chúng tôi cung cấp dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu đảm bảo hiệu quả với chi phí hợp lý nhằm hỗ trợ tối đa mọi nhu cầu pháp lý của quý khách hàng, tránh các rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Sử dụng tác phẩm chưa công bố“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ tư vấn pháp lý về vấn đề thành lập công ty cổ phần. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Việc xác định một tác phẩm đã được công bố hay chưa có ý nghĩa rất quan trọng:
– Thứ nhất, việc xác định một tác phẩm đã được công bố có nghĩa xác định thời điểm công bố tác phẩm đó. Thời điểm này có ý nghĩa quan trọng, làm căn cứ tính thời hạn bảo hộ của tác phẩm.
– Thứ hai,việc xác định tác phẩm đã được công bố xác định giới hạn lãnh thổ mà tác phẩm được bảo hộ bởi lẽ phạm vi bảo hộ quyền tác giả mang tính lãnh thổ
– Thứ ba, việc xác định tác phẩm đã được công bố xác định giới hạn quyền tác giả và quyền liên quan. Giới hạn bảo hộ quyền tác giả và quyền liên quan chính là các trường hợp sử dụng tác phẩm không cần xin phép, không cần trả tiền nhuận bút, thù lao được quy định tại Điều 25 và Điều 32 Luật SHTT 2005. Chỉ những tác phẩm “đã được công bố” mới có thể được áp dụng hai điều luật nêu trên mà thôi.
Vấn đề này càng trở nên quan trọng đối với các tác phẩm tính thời hạn bảo hộ không theo nguyên tắc đời người, như tác phẩm điện ảnh, tác phẩm di cảo và tác phẩm không rõ tác giả hoặc tác phẩm khuyết danh, tác phẩm phát sóng.
Theo khoản 1 Điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định quyền tài sản gồm các quyền sau đây:
“Điều 20. Quyền tài sản
1. Quyền tài sản bao gồm các quyền sau đây:
a) Làm tác phẩm phái sinh;
b) Biểu diễn tác phẩm trước công chúng;
c) Sao chép tác phẩm;
d) Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm;
đ) Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác;
e) Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.
2. Các quyền quy định tại khoản 1 Điều này do tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện theo quy định của Luật này.
3. Tổ chức, cá nhân khi khai thác, sử dụng một, một số hoặc toàn bộ các quyền quy định tại khoản 1 Điều này và khoản 3 Điều 19 của Luật này phải xin phép và trả tiền nhuận bút, thù lao, các quyền lợi vật chất khác cho chủ sở hữu quyền tác giả.”
Theo quy định thì quyền sao chép tác phẩm thuộc một trong các quyền tài sản, được pháp luật bảo vệ.
Theo khoản 7 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao gồm:
“1. Tổ chức phát sóng sử dụng tác phẩm đã công bố để phát sóng có tài trợ, quảng cáo hoặc thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào không phải xin phép, nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao cho chủ sở hữu quyền tác giả kể từ khi sử dụng. Mức nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác và phương thức thanh toán do các bên thoả thuận; trường hợp không thỏa thuận được thì thực hiện theo quy định của Chính phủ hoặc khởi kiện tại Toà án theo quy định của pháp luật.
Tổ chức phát sóng sử dụng tác phẩm đã công bố để phát sóng không có tài trợ, quảng cáo hoặc không thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào không phải xin phép, nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao cho chủ sở hữu quyền tác giả kể từ khi sử dụng theo quy định của Chính phủ.
2. Tổ chức, cá nhân sử dụng tác phẩm quy định tại khoản 1 Điều này không được làm ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường tác phẩm, không gây phương hại đến các quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả; phải thông tin về tên tác giả và nguồn gốc, xuất xứ của tác phẩm.
3. Việc sử dụng tác phẩm trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với tác phẩm điện ảnh.”