Đất nuôi trồng thủy sản có được xây nhà không năm 2023?

bởi Trà Ly
Đất nuôi trồng thủy sản có được xây nhà không năm 2023?

Do có nhu cầu xây nhà, nên nhiều hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất nuôi trồng thủy sản có mong muốn xây nhà trên mảnh đất đó. Tuy nhiên, việc xây nhà trên đất nuôi trồng thủy sản mà không được cơ quan có thẩm quyền cho phép hoặc thực hiện không đúng quy định sẽ bị xử phạt. Do đó, để tránh vi phạm pháp luật đất đai thì người sử dụng đất cần nắm được quy định về việc xây nhà trên đất nuôi trồng thủy sản. Vậy, Đất nuôi trồng thủy sản có được xây nhà không? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé.

Căn cứ pháp lý

Thế nào là đất nuôi trồng thủy sản?

Tại Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư 27/2018/TT-BTNMT quy định thì đất nuôi trồng thủy sản là đất được sử dụng chuyên vào mục đích nuôi, trồng thủy sản nước lợ, nước mặn và nước ngọt.

Khoản 1 Điều 10 Luật Đất đai 2013 quy định nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:

– Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác;

– Đất trồng cây lâu năm;

– Đất rừng sản xuất;

– Đất rừng phòng hộ;

– Đất rừng đặc dụng;

– Đất nuôi trồng thủy sản;

– Đất làm muối;

– Đất nông nghiệp khác gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; Đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh;

Theo đó thì đất nuôi trồng thủy sản thuộc loại đất nông nghiệp.

Đất nuôi trồng thủy sản có được xây nhà không?

Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Luật Đất đai 2013 về nguyên tắc sử dụng đất cụ thể như sau:

Điều 6. Nguyên tắc sử dụng đất

1. Đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và đúng mục đích sử dụng đất.

2. Tiết kiệm, có hiệu quả, bảo vệ môi trường và không làm tổn hại đến lợi ích chính đáng của người sử dụng đất xung quanh.

3. Người sử dụng đất thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình trong thời hạn sử dụng đất theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Theo đó, nghĩa vụ mà người sử dụng đất phải thực hiện là sử dụng đất đúng mục đích.

Như vậy, người dân không được xây nhà ở trên đất nuôi trồng thủy sản, mà chỉ được xây dựng nhà ở trên đất ở.

Làm cách nào để được xây dựng nhà ở trên đất nuôi trồng thủy sản?

Theo quy định tại Điều 57 Luật Đất đai 2013 về việc chuyển mục đích sử dụng đất như sau:

Điều 57. Chuyển mục đích sử dụng đất

1. Các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền bao gồm:

a) Chuyển đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối;

b) Chuyển đất trồng cây hàng năm khác sang đất nuôi trồng thủy sản nước mặn, đất làm muối, đất nuôi trồng thủy sản dưới hình thức ao, hồ, đầm;

c) Chuyển đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất sang sử dụng vào mục đích khác trong nhóm đất nông nghiệp;

d) Chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp;

đ) Chuyển đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất sang đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất;

e) Chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở;

g) Chuyển đất xây dựng công trình sự nghiệp, đất sử dụng vào mục đích công cộng có mục đích kinh doanh, đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ sang đất thương mại, dịch vụ; chuyển đất thương mại, dịch vụ, đất xây dựng công trình sự nghiệp sang đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp.

2. Khi chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định tại khoản 1 Điều này thì người sử dụng đất phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật; chế độ sử dụng đất, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất được áp dụng theo loại đất sau khi được chuyển mục đích sử dụng.

Theo đó, nếu muốn xây nhà trên đất nuôi trồng thủy sản thì việc trước tiên cần thực hiện là xin chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp (đất nuôi trồng thủy sản) sang đất phi nông nghiệp (đất ở).

Hộ gia đình, cá nhân chỉ được chuyển đất nuôi trồng thủy sản sang đất ở nếu được UBND cấp huyện (huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương) nơi có đất cho phép.

Đất nuôi trồng thủy sản có được xây nhà không năm 2023?
Đất nuôi trồng thủy sản có được xây nhà không năm 2023?

Thủ tục chuyển từ đất nuôi trồng thủy sản sang đất ở

Việc thực hiện chuyển từ đất nuôi trồng thủy sản sang đất ở theo các bước như sau:

Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ

Hồ sơ cần phải chuẩn bị bao gồm:

– Đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất.

– Giấy chứng nhận (Sổ đỏ, Sổ hồng).

Bước 2. Nộp hồ sơ

Cách 1: Nộp hồ sơ tại bộ phận một cửa để chuyển hồ sơ cho Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện.

Cách 2: Địa phương chưa tổ chức bộ phận một cửa thì nộp trực tiếp tại Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện.

Bước 3. Tiếp nhận hồ sơ

– Đối với trường hợp hồ sơ đã đầy đủ thì bộ phận tiếp nhận sẽ ghi vào sổ tiếp nhận và trao phiếu tiếp nhận cho người nộp.

– Trường hợp hồ sơ còn thiếu, chưa hợp lệ thì trong thời gian không quá 3 ngày làm việc, phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.

Bước 4. Giải quyết yêu cầu

Đối với giai đoạn này thì người sử dụng đất cần thực hiện nghĩa vụ của mình là nộp tiền sử dụng đất theo thông báo của cơ quan thuế.

Bước 5. Trả kết quả

Xây nhà trên đất nuôi trồng thủy sản sẽ bị xử phạt như thế nào?

Nếu không thực hiện việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất mà tự ý xây nhà thì sẽ bị xử phạt theo quy định tại Điều 11 Nghị định 91/2019/NĐ-CP cụ thể như sau:

“2. Chuyển đất trồng cây hàng năm khác, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối, đất nông nghiệp khác sang đất phi nông nghiệp tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 0,02 héc ta;

b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,02 héc ta đến dưới 0,05 héc ta;

c) Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;

d) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;

đ) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;

e) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 01 héc ta đến dưới 03 héc ta;

g) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 03 héc ta trở lên.

3. Chuyển đất trồng cây hàng năm khác, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối, đất nông nghiệp khác sang đất phi nông nghiệp tại khu vực đô thị thì hình thức và mức xử phạt bằng 02 lần mức phạt quy định tại khoản 2 Điều này.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm đối với các trường hợp quy định tại khoản 1, 2 và khoản 3 Điều này, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này;

b) Buộc đăng ký đất đai theo quy định đối với trường hợp có đủ điều kiện được công nhận quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 22 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP;

c) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm trong các trường hợp quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này; số lợi bất hợp pháp được xác định theo quy định tại khoản 1 Điều 7 của Nghị định này.”

Lưu ý: Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân có cùng một hành vi vi phạm hành chính.

Như vậy, khi người dân cố tình xây dựng nhà ở trên đất nuôi trồng thủy sản có thể bị xử phạt theo quy định trên.

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Đất nuôi trồng thủy sản có được xây nhà không năm 2023?“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như thủ tục thành lập câu lạc bộ Yoga. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102

Mời bạn xem thêm bài viết

Câu hỏi thường gặp

Có thể xây dựng nhà tiền chế trên đất nông nghiệp không?

Nhà tiền chế được hiểu là những ngôi nhà được lắp ghép bằng tôn, thép gia công tại xưởng và lắp đặt thành nhà trong 1 khoảng thời gian ngắn. Khoảng thời gian để lắp ráp nhà tiền chế thường dao động từ 1 tuần đến 3 tháng tùy vào mức độ phức tạp.
Căn cứ vào khoản 1 Điều 6 và khoản 1 Điều 170 Luật Đất đai 2013 quy định về nguyên tắc sử dụng đất như sau:
– Đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và đúng mục đích sử dụng đất.
– Sử dụng đất đúng mục đích, đúng ranh giới thửa đất, đúng quy định về sử dụng độ sâu trong lòng đất và chiều cao trên không, bảo vệ các công trình công cộng trong lòng đất và tuân theo các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Như vậy, đất nông nghiệp là loại đất để thực hiện hoạt động nông nghiệp tương ứng. Do đó, phải thực hiện đúng mục đích sử dụng đất theo quy hoạch nên dù là nhà tiền chế cũng không thể xây dựng trên đất nông nghiệp.

Các loại công trình được phép xây dựng trên đất nông nghiệp?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Luật Đất đai 2013, như sau:
Điều 10. Phân loại đất
Căn cứ vào mục đích sử dụng, đất đai được phân loại như sau:
1. Nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:
a) Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác;
b) Đất trồng cây lâu năm;
c) Đất rừng sản xuất;
d) Đất rừng phòng hộ;
đ) Đất rừng đặc dụng;
e) Đất nuôi trồng thủy sản;
g) Đất làm muối;
h) Đất nông nghiệp khác gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh;
Theo đó, đất nông nghiệp khác được sử dụng để xây dựng các loại công trình như sau:
– Các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất.
– Nhà kính phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất.
– Chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép.
Như vậy, đối với đất nông nghiệp thì được phép xây dựng một số loại công trình trên đất, tuy nhiên các công trình này phải được sử dụng vào mục đích nông nghiệp như chuồng trại, nhà kho, nhà kính,…

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm