Hiện nay khi nền kinh tế ngày càng phát triển, vấn đề dân số và nhà ở luôn là vấn đề được quan tâm nhiều tới, Nhà nước và các cấp chính quyền cũng chú trọng đến những quy định về vấn đề này. Hiện nay tại các thành phố lớn, khi mật độ dân số ngày càng gia tăng, tình trạng khan hiếm đất đai được thể hiện rõ. Vậy hiện nay giải pháp để ứng phó với trường hợp này đó chính là giãn dân. Vậy quy định pháp luật về đất giãn dân như thế nào? Năm 2023 quy định đất giãn dân có bị thu hồi không? Hãy cùng LSX tìm hiểu về quy định này tại nội dung bài viết dưới đây nhé.
Căn cứ pháp lý
Đất giãn dân là gì?
Trong Luật Đất đai hiện hành và các văn bản có liên quan không có quy định về đất giãn dân. Tuy nhiên có thể hiểu đây là một dạng đất tái định cư và được dùng với mục đích chính là để ở.
Cụ thể, Nhà nước sử dụng đất giãn dân để cấp cho cá nhân, hộ gia đình thuộc trường hợp:
– Hộ gia đình có nhà nằm trên đất bị thu hồi, giải tỏa;
– Cá nhân không có nơi ở nhưng không đủ điều kiện để mua đất, mua nhà…
Đất giãn dân chủ yếu nằm trong các chính sách hỗ trợ nhà với những người chưa có nhà hoặc có thu nhập thấp không đủ khả năng mua đất, mua nhà. Do đó, giá thành của loại đất này tương đối rẻ so với các loại đất khác thuộc thị trường đất ở, phù hợp với nhu cầu và điều kiện kinh tế của người dân.
Những khu vực thường có đất giãn dân như ngoại thành, ở ven đô thị….
Đất giãn dân được cấp cho những đối tượng nào?
Đối tượng được xem xét cấp đất giãn dân gồm các hộ gia đình có hộ khẩu thường trú tại nơi có đất, có đầy đủ các điều kiện sau đây:
- Hộ gia đình chưa có nhà ở và chưa có đất để xây dựng nhà ở, chưa được xét giao đất giãn dân;
- Hộ gia đình mà có diện tích nhà ở ngay trên đất đang nằm trong khu quy hoạch hay là đang giải tỏa;
- Hộ gia đình có đông nhân khẩu, nay có thêm có một cặp vợ chồng đã tách riêng hộ khẩu và hình thành một gia đình riêng mà không còn đủ diện tích đất để có thể xây dựng nhà ở;
- Hộ gia đình có gia cảnh khó khăn.
Hạn mức giao đất giãn dân đều do UBND cấp tỉnh quy định, căn cứ theo quỹ đất và quy hoạch phát triển đô thị của từng địa phương, làm sao phù hợp với quy hoạch phát triển của mỗi địa phương.
Quy trình giao đất giãn dân năm 2023 như thế nào?
Quy trình giao đất giãn dân được thực hiện theo các bước như sau:
- Bước 1: Phòng Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn người xin giao đất lập hồ sơ xin giao đất, thuê đất và thực hiện nghĩa vụ tài chính: tiền sử dụng đất, tiền hạ tầng cơ sở (nếu có).
- Bước 2: Phòng Tài nguyên và Môi trường trình UBND cấp huyện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
- Bước 3: Cấp có thẩm quyền (UBND huyện hoặc UBND xã (được uỷ quyền)) trao quyết định cấp đất giãn dân, làm thủ tục cắm mốc ranh giới khu đất và bàn giao đất.
- Bước 4: Phòng Tài nguyên và Môi trường đề nghị chỉ đạo cập nhật, chỉnh lý cơ sở dữ liệu đất đai, hồ sơ địa chính.
Đất giãn dân có bị thu hồi không?
Hiện nay Luật Đất đai quy các trường hợp bị thu hồi đất gồm:
– Thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh:
- Xây dựng căn cứ quân sự;
- Xây dựng công trình phòng thủ quốc gia, trận địa và công trình đặc biệt về quốc phòng, an ninh;
- Xây dựng ga, cảng quân sự;
- Xây dựng công trình công nghiệp, khoa học và công nghệ, văn hóa, thể thao phục vụ trực tiếp cho quốc phòng, an ninh;
- Xây dựng kho tàng của lực lượng vũ trang nhân dân;
- Làm trường bắn, thao trường, bãi thử vũ khí, bãi hủy vũ khí…
– Thu hồi đất để phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng:
- Thực hiện các dự án quan trọng quốc gia do Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư mà phải thu hồi đất;
- Thực hiện các dự án do Thủ tướng Chính phủ chấp thuận, quyết định đầu tư mà phải thu hồi đất…
– Thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai:
- Người sử dụng đất cố ý hủy hoại đất;
- Đất được Nhà nước giao để quản lý mà để bị lấn, chiếm;
- Đất không được chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này mà người sử dụng đất do thiếu trách nhiệm để bị lấn, chiếm…
– Thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người.
- Cá nhân sử dụng đất chết mà không có người thừa kế;
- Người sử dụng đất tự nguyện trả lại đất;
- Đất được Nhà nước giao, cho thuê có thời hạn nhưng không được gia hạn;
- Đất ở trong khu vực bị ô nhiễm môi trường có nguy cơ đe dọa tính mạng con người…
Như vậy, nếu đất giãn dân thuộc một trong các trường hợp nêu trên thì vẫn có thể bị Nhà nước thu hồi theo quy định của pháp luật.
Tại sao đất giãn dân lại rẻ? Có nên mua đất giãn dân?
Đất giãn dân có giá rẻ bởi đa số đều chưa có sổ đỏ. Đất giãn dân là loại đất được nhà nước cấp giấy chứng nhận sử dụng đất nên hoàn toàn có thể chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, khi muốn thực hiện việc chuyển nhượng, bạn phải đảm bảo đầy đủ các điều kiện:
- Thứ nhất, người chuyển nhượng phải có đầy đủ giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng đất do các cơ quan có thẩm quyền cấp.
- Thứ hai, đất chuyển nhượng đang không có tranh chấp, kiện tụng.
- Thứ ba, đất phải còn thời hạn sử dụng, không bị kê biên để đảm bảo việc thi hành án.
Sau khi đã nắm được đất giãn dân là gì, các quy định liên quan đến đất giãn dân, bạn vẫn băn khoăn có nên mua đất giãn dân hay không?
Để giải đáp được băn khoăn này, trước hết, bạn hãy trả lời các câu hỏi dưới đây:
- Mảnh đất bạn định mua là để đầu tư hay để ở?
- Vị trí của mảnh đất có phù hợp với mục đích của bạn hay không?
- Vị trí giao thông của mảnh đất đó hiện nay ra sao? Trong tương lai, hệ thống đường xá, hạ tầng tại khu vực đó có gì phát triển, cải thiện không?
- Mảnh đất giãn dân đó có gần các công trình tiện ích như: chợ, siêu thị, bệnh viện, trường học, ngân hàng, các cơ quan Nhà nước, xã hội,… không?
- Tính pháp lý của mảnh đất đó có minh bạch, rõ ràng?
- Mảnh đất đó có đang thuộc diện giải tỏa hay không?
Nếu bạn có thể trả lời được tất cả các câu hỏi này với những câu trả lời tích cực: Vị trí tốt, đường xá thuận tiện, nhiều dịch vụ tiện ích xung quanh, đất không vướng quy hoạch giải tỏa, tranh chấp và có tính pháp lý rõ ràng. Thì chẳng có lý do gì bạn lại từ chối cơ hội đầu tư mảnh đất đó cả.
Tuy nhiên, nếu bạn tìm được một mảnh đất “rẻ bèo” nhưng đang “chờ sổ đỏ” thì hãy tỉnh táo và cảnh giác. Việc mua bán đất viết tay đất chưa có sổ đỏ ẩn chứa nhiều rủi ro. Trên thực tế đã có không ít trường hợp người mua đã đặt cọc tiền rồi lại bị “lật kèo” bởi lý do “giá đất lên cao so với thời điểm giao dịch”.
Bên cạnh đó, nếu bạn vẫn còn một vài băn khoăn chưa giải đáp được hãy đi thực địa kỹ càng. Hoặc đến trực tiếp Sở Tài nguyên và Môi trường cấp xã, huyện để xác nhận những thông tin về mảnh đất đó.
Thông tin liên hệ:
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Năm 2023 quy định đất giãn dân có bị thu hồi không?“. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến tư vấn pháp lý về Sang tên sổ đỏ. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Mời bạn xem thêm:
- Bồi thường khi nhà nước thu hồi đất được bao nhiêu tiền?
- Thu hồi đất theo quy định của pháp luật hiện hành
- Giá đất đền bù giải phóng mặt bằng năm 2022
Câu hỏi thường gặp:
Đất giãn dân có pháp lý tương tự như đất thổ cư. Vì vậy, nếu tìm được mảnh đất giãn dân phù hợp, bạn hoàn toàn có thể mạnh dạn “xuống tiền” mua ngay. Tuy nhiên việc mua đất giãn dân cần có sự cân nhắc và không nên bỏ qua một vài lưu ý sau:
Tìm hiểu kỹ thông tin mảnh đất bạn dự định mua: Pháp lý rõ ràng, có sổ đỏ, có tranh chấp gì không,…
Vị trí mảnh đất: Ưu tiên vị trí có giao thông thuận tiện, gần các tiện ích chợ, trường học, bệnh viện, công viên,… có xu hướng phát triển trong tương lai.
Tìm hiểu xem mảnh đất có nằm trong diện quy hoạch, giải tỏa hay không bằng cách kiểm tra hồ sơ địa chính tại UBND cấp xã, huyện hoặc Sở Tài nguyên và Môi trường.
Tham khảo các mức giá bán phù hợp để tránh bị mua “hớ”.
Đất giãn dân là một hình thức đất tái định cư, có tính pháp lý tương đương với đất thổ cư với mục đích chính là để ở. Do đó, bạn hoàn toàn có thể xây nhà trên đất giãn dân.
Đất giãn dân có thể tách thửa bình thường. Tuy nhiên, người dân cần lưu ý những quy định về việc tách thửa sau đây:
Diện tích đất >= 30m2
Đất có chiều rộng mặt tiền và chiều sâu tính từ chỉ giới xây dựng >=3m
Bên cạnh đó, việc tách thửa cần phải diễn ra dưới sự chứng kiến của các cơ quan có thẩm quyền và những đối tượng trực tiếp liên quan. Cần ghi lại biên bản chi tiết, rõ ràng để đảm bảo tính pháp lý.