Giấy phép lái xe hay bằng lái xe là một loại giấy chứng chỉ lái xe do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho một người cụ thể, cho phép người đó được lái xe, di chuyển và tham gia giao thông bằng tất cả các loại phương tiện cơ giới như mô tô, xe máy , ô tô, xe tải, xe buýt, ô tô con, xe container hoặc các loại phương tiện khác trên đường. Khi tham gia giao thông, chủ phương tiện phải có giấy phép lái xe. Nếu không thực hiện sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật. Vậy theo quy định Không có giấy phép lái xe nghị định 123/2021 phạt bao nhiêu tiền? Cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau nhé
Các giấy tờ cần mang khi tham gia giao thông
Giấy tờ xe là giấy tờ chứng minh quyền sở hữu của xe. Đó cũng là cơ sở pháp lý để tránh tranh chấp tài sản công. Đáng tiếc, trong trường hợp xảy ra tranh chấp, cơ quan có thẩm quyền sẽ xác định đúng chủ sở hữu phương tiện dựa trên thông tin về cà vẹt. Khi tham gia giao thông, người điều khiển xe máy, ô tô phải mang theo đầy đủ giấy tờ theo đúng quy định và phải xuất trình khi CSGT yêu cầu kiểm tra, nếu thiếu sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định.
Tại Điều 58 Luật Giao thông đường bộ quy định người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo các giấy tờ cụ thể như sau:
– Đăng ký xe
– Giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới tham gia giao thông.
– Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới theo quy định (đối với ô tô).
– Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
Như vậy, nếu người điều khiển ô tô, xe máy thiếu một trong những loại giấy tờ trên khi CSGT kiểm tra mà không xuất trình được thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính.
Nghị định số 100/2019 và Nghị định 123/2021 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt có nêu rõ các mức phạt liên quan
Không có giấy phép lái xe nghị định 123/2021 phạt bao nhiêu?
Mặc dù giấy phép lái xe rõ ràng là một trong những giấy tờ bắt buộc phải mang theo khi điều khiển phương tiện trên đường, nhưng không phải lúc nào người lái xe cũng tuân thủ nghĩa vụ mang theo giấy phép đó. Điều này có thể là do chưa được đào tạo lái xe, chưa đủ điều kiện để cấp giấy phép lái xe hoặc chưa được cấp giấy phép lái xe.
Đối với xe máy
Theo khoản 11 điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP; quy định tăng mức phạt đối với người điều khiển các loại xe sau đây không có giấy phép lái xe hoặc sử dụng giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, giấy phép lái xe bị tẩy xóa:
Phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 2 triệu đồng; đối với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh dưới 175 cm3 và các loại xe tương tự mô tô;
Phạt tiền từ 4 triệu đồng đến 5 triệu đồng; đối với người điều khiển mô tô hai bánh có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên, mô tô ba bánh;
Đồng thời, Nghị định 123/2021/NĐ-CP vẫn giữ nguyên mức phạt từ 100.000 đến 200.000 đồng đối với người điều khiển mô tô và các loại xe tương tự mô tô không mang theo giấy phép lái xe; và mức phạt 200.000 đến 400.000 đồng đối với người điều khiển ôtô, máy kéo và các loại xe tương tự ôtô không mang theo giấy phép lái xe.
Đối với ô tô
Căn cứ theo Điểm b khoản 9 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP thì người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô mà không có bằng lái xe thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng.
Tạm giữ phương tiện:
Ngoài ra, người vi phạm còn bị tạm giữ phương tiện trong thời hạn 07 ngày trước khi ra quyết định xử phạt đối với những hành vi vi phạm phải tuân thủ theo quy định xử phạt theo quy định tại khoản 2 Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012.
Như vậy, đối với người điều khiển xe mô tô khi tham gia giao thông mà không có giấy phép lái xe thì ngoài bị phạt tiền còn bị tạm giữ phương tiện đến 07 ngày.
Nộp phạt vi phạm giao thông ở đâu?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 78 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 sửa đổi, bổ sung 2020, khoản 1 Điều 20 Nghị định 118/2021/NĐ-CP thì cá nhân, tổ chức vi phạm giao thông thực hiện việc nộp tiền phạt theo một trong các hình thức sau:
Nộp tiền mặt trực tiếp tại Kho bạc Nhà nước hoặc tại ngân hàng thương mại nơi Kho bạc nhà nước mở tài khoản được ghi trong quyết định xử phạt;
Chuyển khoản vào tài khoản của Kho bạc nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt thông qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia hoặc dịch vụ thanh toán điện tử của ngân hàng hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán;
Nộp phạt trực tiếp cho người có thẩm quyền xử phạt nếu rơi vào các trường hợp tại mục (1) hoặc nộp trực tiếp cho cảng vụ hoặc đại diện cảng vụ hàng không đối với trường hợp người bị xử phạt là hành khách quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam để thực hiện chuyến bay quốc tế xuất phát từ lãnh thổ Việt Nam; thành viên tổ bay làm nhiệm vụ trên chuyến bay quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam; thành viên tổ bay của hãng hàng không nước ngoài thực hiện chuyến bay quốc tế xuất phát từ lãnh thổ Việt Nam;
Nộp vào Kho bạc nhà nước thông qua dịch vụ bưu chính công ích (Bưu điện, …).
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Không có giấy phép lái xe nghị định 123/2021 phạt bao nhiêu?” Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, LSX với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như mẫu sơ yếu lý lịch 2023…. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại điểm đ khoản 5 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm d khoản 17 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP như sau:
đ) Giao xe hoặc để cho người không đủ điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 58 của Luật Giao thông đường bộ điều khiển xe tham gia giao thông (bao gồm cả trường hợp người điều khiển phương tiện có Giấy phép lái xe nhưng đã hết hạn sử dụng hoặc đang trong thời gian bị tước quyền sử dụng);
Theo đó, người giao xe cho người không đủ điều kiện điều khiển xe tham gia giao thông (bao gồm cả trường hợp người điều khiển phương tiện có Giấy phép lái xe nhưng đã hết hạn sử dụng hoặc đang trong thời gian bị tước quyền sử dụng) thì bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với cá nhân. Trường hợp bạn giao xe gắn máy cho em họ bạn chưa có Giấy phép lái xe thì bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 2.000.000 theo quy định nêu trên.
Căn cứ khoản 2 Điều 37 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định về đối tượng được đổi giấy phép lái xe:
“Điều 37. Đổi giấy phép lái xe
Người có giấy phép lái xe có thời hạn thực hiện việc đổi giấy phép lái xe trước khi hết thời hạn sử dụng; người có giấy phép lái xe bị hỏng còn thời hạn sử dụng được đổi giấy phép lái xe.”
Theo đó người có giấy phép lái xe có thời hạn được thực hiện việc đổi giấy phép lái xe trước khi hết thời hạn sử dụng. Như vậy, giấy phép của bạn sắp hết hạn thì bạn có thể đi xin đổi giấy phép lái xe.