Chào Luật sư, em năm nay lớp 8 và vừa được gia đình mua tặng xe đạp điện để thuận tiện việc đi học. Nhưng em thắc mắc em có cần phải tuân thủ việc đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp điện không? Mong Luật sư giải đáp giúp em.
Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về Luật sư X. Thông qua bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ làm sáng tỏ thắc mắc “Đi xe đạp điện có phải đội mũ bảo hiểm theo luật định không? Đồng thời cung cấp những nội dung liên quan về xe đạp điện được hệ thống pháp luật ban hành. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn!
Căn cứ pháp lý
Xe đạp điện là loại phương tiện gì?
Xe đạp điện đã trở thành một trong những phương tiện giao thông được ưa chuộng nhất với sự tiện lợi, gọn nhẹ cùng lợi ích về kinh tế. Tính năng vận tốc không quá lớn đảm bảo an toàn cho cá nhân sử dụng. Nhưng để hiểu rõ xe đạp điện là loại phương tiện gì, mời các bạn theo dõi thông tin dưới đây!
Theo điểm e khoản 1 Điều 3 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì xe đạp điện được hiểu như sau:
“Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Lĩnh vực giao thông đường bộ:
e) Xe đạp máy là xe thô sơ hai bánh có lắp động cơ, vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 25 km/h và khi tắt máy thì đạp xe đi được (kể cả xe đạp điện).”
Như vậy, xe đạp điện là xe đạp máy.
Đi xe đạp điện có phải đội mũ bảo hiểm theo luật định không?
Phần lớn đối tượng sử dụng xe đạp điện là học sinh, sinh viên, những người trẻ tuổi. Do sự hiểu biết cũng như thiếu kiến thức về luật giao thông, không nắm rõ luật đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông với phương tiện là xe đạp điện. Nên nhiều cá nhân không ý thức đội mũ bảo hiểm đảm bảo an toàn bản thân. Hệ thống pháp luật đưa ra mức xử phạt đối với hành vi không chấp hành đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp điện như sau:
– Khoản 19 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định “Phương tiện giao thông thô sơ đường bộ (sau đây gọi là xe thô sơ) gồm xe đạp (kể cả xe đạp máy), xe xích lô, xe lăn dùng cho người khuyết tật, xe súc vật kéo và các loại xe tương tự”.
– Điểm e khoản 1 Điều 3 Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 về xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt quy định: “Xe đạp máy là xe thô sơ hai bánh có lắp động cơ, vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 25 km/h và khi tắt máy thì đạp xe đi được (kể cả xe đạp điện).”
– Mục 1.3 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 68:2013/BGTVT về xe đạp điện ban hành kèm theo Thông tư 39/2013/TT-BGTVT có giải thích thuật ngữ xe đạp điện như sau: “Xe đạp điện – Electric bicycles (sau đây gọi là Xe): là xe đạp hai bánh, được vận hành bằng động cơ điện một chiều hoặc được vận hành bằng cơ cấu đạp chân có trợ lực từ động cơ điện một chiều, có công suất động cơ lớn nhất không lớn hơn 250 W, có vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 25 km/h và có khối lượng bản thân (bao gồm cả ắc quy) không lớn hơn 40 kg. Xe được vận hành bằng động cơ điện một chiều sau đây gọi tắt là xe vận hành bằng động cơ điện. Xe được vận hành bằng cơ cấu đạp chân có trợ lực từ động cơ điện một chiều sau đây được gọi là Xe trợ lực điện”.
– Khoản 2 Điều 31 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định “Người ngồi trên xe đạp máy phải đội mũ bảo hiểm và cài quai đúng quy cách”.
– Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung bởi điểm k khoản 34 Điều 2; khoản 6 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP ngày 28/12/2021 của Chính phủ sửa đổi các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải; giao thông đường bộ, đường sắt; hàng không dân dụng, quy định về xử phạt người điều khiển xe đạp máy (kể cả xe đạp điện) vi phạm quy tắc giao thông đường bộ như sau:
“Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
đ) Người điều khiển xe đạp máy (kể cả xe đạp điện) không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ;
e) Chở người ngồi trên xe đạp máy (kể cả xe đạp điện) không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật”.
– Điều 134 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (được sửa đổi bởi khoản 68 Điều 1 Luật xử lý vi phạm hành chính 2020) quy định việc xử lý vi phạm hành chính với người chưa thành niên chỉ được thực hiện trong trường hợp cần thiết nhằm giáo dục và giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh, trở thành công dân có ích:
“3. Việc áp dụng hình thức xử phạt, quyết định mức xử phạt đối với người chưa thành niên vi phạm hành chính phải nhẹ hơn so với người thành niên có cùng hành vi vi phạm hành chính.
Trường hợp người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi vi phạm hành chính thì không áp dụng hình thức phạt tiền.
Trường hợp người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi vi phạm hành chính bị phạt tiền thì mức tiền phạt không quá 1/2 mức tiền phạt áp dụng đối với người thành niên; bị buộc phải nộp một khoản tiền tương đương trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính vào ngân sách nhà nước theo quy định tại khoản 1 Điều 126 của Luật này thì số tiền nộp vào ngân sách nhà nước bằng 1/2 trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Trường hợp không có tiền nộp phạt hoặc không có khả năng thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả thì cha mẹ hoặc người giám hộ phải thực hiện thay”.
– Điều 22 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định: “Cảnh cáo được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không nghiêm trọng, có tình tiết giảm nhẹ và theo quy định thì bị áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo hoặc đối với mọi hành vi vi phạm hành chính do người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện. Cảnh cáo được quyết định bằng văn bản.”
Theo quy định của pháp luật thì người ngồi trên xe đạp máy phải đội mũ bảo hiểm và cài quai đúng quy cách. Nếu vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.
Tuy nhiên, hiện nay người điều khiển xe đạp điện hầu hết là các em học sinh hoặc các bạn sinh viên, người trẻ tuổi nên pháp luật cũng quy định việc xử lý vi phạm hành chính với người chưa thành niên chỉ được thực hiện trong trường hợp cần thiết nhằm giáo dục và giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh, trở thành công dân có ích, cụ thể: Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi vi phạm hành chính thì không áp dụng hình thức phạt tiền, tùy theo mức độ thì bị áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo hoặc đối với mọi hành vi vi phạm hành chính do người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi; Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi vi phạm hành chính bị phạt tiền thì mức tiền phạt không quá 1/2 mức tiền phạt áp dụng đối với người thành niên (từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng). Trường hợp không có tiền nộp phạt hoặc không có khả năng thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả thì cha mẹ hoặc người giám hộ phải thực hiện thay.
Đi xe đạp điện có phải đội mũ bảo hiểm theo luật định không?
Xe đạp điện có cần phải đăng ký biển số hay không?
Hiện nay có rất nhiều người thắc mắc rằng: Xe đạp điện có cần phải đăng ký biển số hay không? Theo quy định tại khoản 3 Điều 53 Luật Giao thông đường bộ 2008 thì xe cơ giới phải đăng ký và gắn biển số do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp
Theo quy định tại khoản 18 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ 2008 thì: “Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (sau đây gọi là xe cơ giới) bao gồm xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô tô ba bánh; xe gắn máy (chế tạo cả xe máy) và các loại xe tương tự.”
Như vậy, theo quy định này thì xe đạp điện không phải là xe cơ giới nên vì thế nó sẽ không được xếp vào xe cơ giới vì thế đối với trường hợp của bạn thì khi mua xe đạp điện bạn sẽ không phải đăng ký xe nhưng đối với xe máy thì bạn phải tiến hành đăng ký xe và gắn biển số.
Mời các bạn xem thêm bài viết
- Lỗi không mang bằng lái ô tô bị phạt bao nhiêu tiền?
- Thủ tục đăng ký sang tên xe từ ngày 15/8/2023 thay đổi ra sao?
- Lỗi không gương xe máy bị phạt bao nhiêu tiền năm 2023
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Đi xe đạp điện có phải đội mũ bảo hiểm theo luật định không?”. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ tư vấn pháp lý như Mẫu hợp đồng hợp tác kinh doanh cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Có thể đây là câu hỏi mà rất nhiều người sử dụng xe đạp điện để làm phương tiện di chuyển tham gia giao thông quan tâm. Với những phương tiện như: xe máy, oto… để có thể lái xe tham gia giao thông thì nhất thiết phải có bằng lái xe. Riêng đối với xe đạp điện, hiện nay vẫn chưa có một quy định rõ ràng nào về việc người đi xe đạp điện cần phải có bằng lái. Tham gia giao thông, sử dụng phương tiện tiện ích là xe đạp điện thì không cần bằng lái.
Tuy nhiên, người sử dụng cần thực hiện hành động đội mũ bảo hiểm và các quy định về an toàn giao thông theo đúng quy định. Tuy nhiên, đối với xe máy để điều khiển thì người điều khiển phải đủ 16 tuổi trở lên theo quy định.
Trước hết, khoản 19 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 định nghĩa xe thô sơ gồm xe đạp (kể cả xe đạp máy). Điểm e khoản 1 Điều 3 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP vi phạm hành chính lĩnh vực giao thông đường bộ đường sắt cũng định nghĩa xe đạp máy bao gồm xe đạp điện.
Do đó, xe thô sơ bao gồm cả xe đạp điện. Và điều 31 Luật giao thông đường bộ năm 2008 cũng điều chỉnh cả người điều khiển xe đạp điện.
“Điều 31. Người điều khiển, người ngồi trên xe đạp, người điều khiển xe thô sơ khác
1. Người điều khiển xe đạp chỉ được chở một người, trừ trường hợp chở thêm một trẻ em dưới 7 tuổi thì được chở tối đa hai người.“
Ngoài ra, Nghị định số 100/2019/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực giao thông đường bộ đã loại trừ hành vi chở quá số người khi chở người bệnh đi cấp cứu tại điểm o khoản 1 điều 8.
Như vậy, có hai trường hợp người đi xe đạp điện được chở quá số người. Đó là trường hợp chở hai người trong đó có ít nhất một trẻ em dưới 7 tuổi; và chở người bệnh đi cấp cứu thì sẽ không bị xử phạt vi phạm hành chính.
Tuy nhiên, trên thực tế thì chở người bệnh đi cấp cứu chỉ cần chở một người bệnh và thêm một người ngồi sau để chú ý người bệnh, tránh người bệnh bị ngất xỉu, hoặc ngã khỏi xe. Vì thế, không có trường hợp nào người đi xe đạp điện được chở 3 người mà không bị xử phạt vi phạm hành chính.
Theo điểm khoản 2 Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử lý vi phạm giao thông đường bộ đối với người điều khiển xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện) và xe thô sơ như sau:
“2. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
đ) Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông.”
Như vậy, theo quy định trên thì khi người đi xe đạp điện có hành vi vượt đèn đỏ có thể bị xử phạt với mức phạt là 100.000 đồng đến 200.000 đồng. Việc bạn nộp phạt 200.000 đồng là đúng theo luật.