Hiện nay có rất nhiều trường hợp giả danh, mặc đồng phục công an để lừa đảo xử phạt người dân, chính vì vậy người dân đã có nhận thức rõ hơn về vấn đề bảng tên của công an. Theo quy định, công an phải tuân thủ các yêu cầu về hành vi, tác phong, trang phục,… khi thực hiện nhiệm vụ, xử lý vi phạm. Vậy, công an không đeo bảng tên có được xử phạt không? Để giải đáp thắc mắc về vấn đề này, hãy theo dõi bài viết dưới đây của LSX nhé.
Căn cứ pháp lý
- Thông tư 32/2023/TT-BCA
- Thông tư 65/2020/TT-BCA
- Thông tư 45/2012/TT-BCA
Yêu cầu đối với cán bộ thực hiện nhiệm vụ tuần tra và kiểm soát giao thông đường bộ
Cán bộ CSGT khi thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm giao thông đường bộ cần tuân thủ các yêu cầu được quy định. Do đó, nếu CSGT không thực hiện đúng các yêu cầu đó sẽ bị xử lý theo quy định. Người dân cũng có quyền giám sát cán bộ CSGT khi thực hiện nhiệm vụ tuần tra và kiểm soát giao thông đường bộ. Dưới đây là yêu cầu đối với cán bộ CSGT thực hiện nhiệm vụ tuần tra và kiểm soát giao thông đường bộ mà mỗi cán bộ CSGT cũng như người dân cần nắm được.
Căn cứ quy định Điều 3 Thông tư 32/2023/TT-BCA (có hiệu lực từ ngày 15/09/2023) quy định về yêu cầu đối với cán bộ CSGT thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm như sau:
“Điều 3. Yêu cầu đối với cán bộ Cảnh sát giao thông thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm
1. Thực hiện đúng quy định của pháp luật giao thông đường bộ; pháp luật xử lý vi phạm hành chính; Thông tư này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Thực hiện đúng, đầy đủ, có trách nhiệm đối với nhiệm vụ được phân công theo quy định, kế hoạch tuần tra, kiểm soát đã được cấp có thẩm quyền ban hành; thực hiện dân chủ trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và Điều lệnh Công an nhân dân.
3. Khi tiếp xúc với Nhân dân và người có hành vi vi phạm pháp luật phải có lễ tiết, tác phong, thái độ, văn hóa ứng xử đúng mực và phù hợp.
4. Phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ và hành vi vi phạm pháp luật khác theo đúng trình tự, thủ tục, thẩm quyền quy định.
5. Bảo đảm các yêu cầu, quy định khác của Bộ Công an.”
Như vậy, từ ngày 15/09/2023 thì CSGT khi thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm cần phải đáp ứng các yêu nêu trên.
Quy định về trang phục của cảnh sát giao thông
Về trang phục của CSGT thì pháp luật có quy định cụ thể về trang phục của cảnh sát giao thông. CSGT khi thực hiện nhiệm vụ cần tuân thủ quy định về trang phục, số hiệu. Người dân có thể dựa vào trang phục và số hiệu của CSGT để xác định người có thẩm quyền xử phạt có tuân thủ quy định về trang phục hay không. Do đó, cần nắm rõ quy định về trang phục của cảnh sát giao thông hiện nay như thế nào?
Căn cứ vào Khoản 1 Điều 11 Thông tư 65/2020/TT-BCA quy định về trang phục của CSGT khi thực hiện nhiệm vụ như sau:
“1. Trang phục của Cảnh sát giao thông
a) Cảnh sát giao thông khi tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm sử dụng trang phục Cảnh sát, đeo số hiệu Công an nhân dân theo quy định của Bộ Công an. Khi kiểm soát vào buổi tối, ban đêm hoặc ban ngày trong điều kiện thời tiết sương mù, thời tiết xấu làm hạn chế tầm nhìn phải mặc áo phản quang;
b) Trường hợp kiểm soát thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, được bố trí một bộ phận Cảnh sát giao thông mặc thường phục để vận hành, sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, giám sát tình hình trật tự, an toàn giao thông, phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ và hành vi vi phạm pháp luật khác. Khi phát hiện vi phạm phải thông báo ngay cho bộ phận tuần tra, kiểm soát công khai để tiến hành kiểm soát, xử lý theo quy định của pháp luật;
Trưởng phòng Hướng dẫn tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ thuộc Cục Cảnh sát giao thông (sau đây viết gọn là Trưởng phòng Hướng dẫn tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ), Trưởng phòng Cảnh sát giao thông, Trưởng Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Trưởng Công an cấp huyện) trở lên quyết định việc mặc trang phục Cảnh sát hoặc thường phục khi sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ và phải ghi rõ trong kế hoạch tuần tra, kiểm soát.“
Như vậy, CSGT khi thực hiện nhiệm vụ thì phải đảm bảo về yếu tố trang phục khi thực hiện tuần tra, xử lý vi phạm giao thông. Do đó, bắt buộc khi xử lý vi phạm CSGT phải sử dụng trang phục Cảnh sát và phải đeo số hiệu Công an nhân dân theo quy định của Bộ Công an.
Công an không đeo bảng tên có được xử phạt không?
Việc kiểm tra trang phục và bảng tên của CSGT là bằng chứng để xác nhận xem đó là cán bộ CSGT đó là thật hay giả. Như vậy, bảng tên của công an là rất quan trọng khi đi thực hiện nhiệm vụ. Tuy nhiên, công an không đeo bảng tên có được xử phạt không? Để giải đáp thắc mắc về vấn đề này, hãy theo dõi nội dung dưới đây nhé.
Theo Điều 10 Thông tư 45/2012/TT-BCA quy định về trách nhiệm của cán bộ công an trong quản lý, sử dụng biển hiệu, giấy chứng nhận như sau:
“Điều 10. Trách nhiệm của cán bộ trong quản lý, sử dụng biển hiệu, giấy chứng nhận
3. Phải mang theo Giấy chứng nhận khi làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát trong lĩnh vực giao thông đường bộ và xuất trình khi có yêu cầu
4. Phải đeo biển hiệu khi làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Biển hiệu được đeo chính giữa phía trên nắp túi áo ngực bên trái (đối với cán bộ là nam), chính giữa ngực bên trái và ngang bằng cúc áo thứ nhất từ trên xuống (đối với cán bộ là nữ) và có giá trị thay thế số hiệu công an nhân dân.“
Theo đó, công an phải đeo thẻ xanh (biển hiệu) khi làm nhiệm vụ tuần tra, kiềm soát trong lĩnh vực giao thông đường bộ. (Biển hiệu được ngay chính giữa phía trên nắp túi áo ngực bên trái)
Theo quy định pháp luật, việc không đeo thẻ xanh không ảnh hưởng đến thẩm quyền xử phạt của công an theo Luật xử lý vi phạm hành chính 2012. Tuy nhiên, người dân có thể gửi ý kiến đến cơ quan có thẩm quyền để đề nghị xử lý kỷ luật công an đã vi phạm.
Như vậy, việc vi phạm về hình thức trang phục của công an không thể làm ảnh hưởng tới thẩm quyền xử lý vi phạm của họ trừ khi có văn bản quy định khác. Do đó, chỉ cần tiến hành theo đúng thủ tục thì việc xử lý vi phạm của công an sẽ được coi là hợp pháp. Do đó, người tham gia giao thông vẫn có nghĩa vụ phải hợp tác với cán bộ công an nếu được yêu cầu dừng phương tiện để kiểm tra. Nếu công an không thực hiện đúng quy định về trang phục thì người dân có quyền góp ý/ gửi ý kiến đến cơ quan có thẩm quyền để đề nghị xử lý kỷ luật với cán bộ công an đã vi phạm.
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Công an không đeo bảng tên có được xử phạt không năm 2023” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới điều kiện được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102.
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Thông tư 65/2020/TT-BCA thì CSGT khi thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát chỉ được phép dừng xe người đi đường trong 04 trường hợp sau:
– Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị nghiệp vụ phát hiện, ghi thu được các hành vi vi phạm giao thông và các hành vi vi phạm pháp luật khác.
– Thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tổng kiểm soát phương, kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm theo chuyên đề đã được phê duyệt.
– Có văn bản đề nghị của Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra; văn bản đề nghị của cơ quan chức năng về dừng phương tiện để bảo đảm an ninh, trật tự, đấu tranh phòng chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác.
– Tin báo, phản ánh, kiến nghị, tố cáo của tổ chức, cá nhân về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông.
Ngoài các trường hợp đã nêu, CSGT không được phép tùy tiện yêu cầu người tham gia giao thông dừng xe.
Việc kiểm soát người, phương tiện, đồ vật, tài liệu của cảnh sát cơ động được tiến hành trong các trường hợp được quy định khoản 1 Điều 15 Thông tư 58/2015/TT-BCA như sau:
– Khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự;
– Khi có căn cứ để cho rằng trong người, phương tiện có cất giấu đồ vật, tài liệu, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính, nếu không khám ngay thì đồ vật, tài liệu, phương tiện đó bị tẩu tán, tiêu hủy;
– Khi phát hiện người phạm tội quả tang, người đang bị truy nã, bị truy tìm.
Khi đó, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao nếu có liên quan đến trật tự an toàn giao thông, thì CSCĐ có quyền thẩm quyền kiểm tra hành chính các phương tiện đang lưu thông trên đường.