Mới đây, một vụ cháy lớn tại Thanh Xuân, hà nội xảy ra để lại hậu quả hết sức nặng nề, rất nhiều nạn nhân đã thiệt mạng, nhiều tài sản bị thiêu rụi hoàn hoàn toàn. Mỗi hộ gia đình nên hiểu phòng cháy chữa cháy là gì, chủ động giảm thiểu nguy cơ cháy nổ, trang bị đầy đủ cho gia đình các thiết bị phòng cháy chữa cháy đặc biệt và các biện pháp phòng cháy chữa cháy khác khi xảy ra hỏa hoạn, đồng thời phải phối hợp hiệu quả với quân đội và các đơn vị chiến đấu. Nếu vi phạm quy định về phòng cháy chữa cháy có thể bị truy cứu hình sự về tội vi phạm quy định về phòng cháy chữa cháy. Vậy vi phạm quy định về phòng cháy chữa cháy đi tù bao nhiêu năm? Cùng LSX tìm hiểu nhé.
Dấu hiệu cấu thành tội vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy
Hỏa hoạn gây thiệt hại rất lớn về tài sản, tính mạng và sức khỏe của con người nên biện pháp phòng cháy, chữa cháy là hết sức quan trọng để ngăn ngừa sự cố cháy, nổ và giảm thiểu thiệt hại xảy ra. Người nào vi phạm quy định về phòng cháy chữa cháy thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu có đủ cấu thành tội phạm. Cấu thành tội phạm của tội vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy như sau:
Chủ thể: Chủ thể của tội phạm này là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự.
Khách thể: Hành vi nêu trên xâm phạm đến các vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy, đồng thời xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác.
Mặt chủ quan: Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý.
Mặt khách quan:Mặt khách quan của tội phạm này có dấu hiệu như sau:
– Về hành vi. Có hành vi vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy (như không chuẩn bị bình chữa cháy ở nhưng nơi như trạm xăng dầu…)
Nếu vi phạm về phòng cháy, chữa cháy rừng thì các hành vi sau đây là hành vi vi phạm:
+ Ở những khu rừng tập trung mà chủ rừng không có phương án phòng cháy, chữa cháy và công trình phòng cháy, chữa cháy;
+ Đốt lửa, sử dụng lửa trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt rừng đặc dụng, phân khu phòng hộ rất xung yếu;
+ Đốt lửa, sử dụng lửa ở các khu rừng dễ cháy, thảm thực vật khô nỏ vào mùa hanh khô;
+ Đốt lửa, sử dụng lửa gần kho, bãi gỗ khi có cấp dự báo cháy rừng từ cấp III đến cấp V;
+ Đốt lửa, sử dụng lửa để săn bắt động vật rừng, hạ cây rừng và đốt để lấy than ở trong rừng, lấy .mật ong, lấy phế liệu chiến tranh;
+ Đốt nương, rẫy, đồng ruộng trái phép ở trong rừng, ven rừng;
+ Không bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy rừng khi được phép sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, các thiết bị, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt và bảo quản, sử dụng chất cháy trong rừng và ven rừng;
+ Các hành vi khác trực tiếp gây ra nguy cơ cháy rừng.
– Dấu hiệu khác: Người thực hiện hành vi nêu trên chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp gây thiệt hại tính mạng được gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác. Đây là dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này.
Tội vi phạm quy định về phòng cháy chữa cháy bị xử lý như thế nào?
Khi một người có hành vi vi phạm quy định về phòng cháy chữa cháy mà gây hậu quả nghiêm trọng thì bị truy cứu hình sự về Tội vi phạm quy định về phòng cháy chữa cháy. Tội phạm này được quy định tại Điều 313 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi khoản 115 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) cụ thể có các khung hình phạt như sau:
* Người nào vi phạm quy định về phòng cháy chữa cháy gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
– Làm chết người;
– Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
– Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
– Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
* Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 08 năm:
– Làm chết 02 người;
– Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
– Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
* Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm:
– Làm chết 03 người trở lên;
– Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
– Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
* Hình phạt bổ sung:
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Bên cạnh đó, vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến một trong các hậu quả quy định tại một trong các điểm a, b và c khoản 3 Điều 313 Bộ luật Hình sự 2015, nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.
Xử phạt hành chính với vi phạm trong việc để xảy ra cháy, nổ
Mỗi người cần nhận thức được tầm quan trọng của công tác phòng cháy và chữa cháy trong đời sống hàng ngày, không giao trách nhiệm riêng cho lực lượng cứu hỏa và cảnh sát cứu hỏa. Nếu ai có hành vi vi phạm phòng cháy chữa cháy nhưng chưa đến mức xử lý hình sự thì bị phạt hành chính theo quy định tại Điều 51 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về các mức xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm trong việc để xảy ra cháy, nổ như sau:
– Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định an toàn về phòng cháy và chữa cháy để xảy ra cháy, nổ gây thiệt hại về tài sản dưới 20.000.000 đồng.
– Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định an toàn phòng cháy và chữa cháy để xảy ra cháy, nổ gây thiệt hại về tài sản từ 20.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.
– Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định an toàn phòng cháy và chữa cháy để xảy ra cháy, nổ gây thiệt hại về tài sản từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.
– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
+ Vi phạm quy định an toàn phòng cháy và chữa cháy để xảy ra cháy, nổ mà gây thiệt hại về tài sản trên 100.000.000 đồng;
+ Vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể dưới 61%;
+ Vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này dưới 61%.
* Biện pháp khắc phục hậu quả
Buộc chi trả toàn bộ chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với hành vi vi phạm sau:
+ Vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể dưới 61%;
+ Vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này dưới 61%.
Thông tin liên hệ LSX
LSX đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Tội vi phạm quy định về phòng cháy chữa cháy“. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến tư vấn pháp lý về Hợp thửa đất. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Câu hỏi thường gặp
tất cả các khu vực trong nhà, cụ thể là chung cư mini và công trình kể cả những nơi đã được trang bị hệ thống chữa cháy phải trang bị bình chữa cháy xách tay hoặc bình chữa cháy có bánh xe.
Bình chữa cháy trong chung cư mini được bố trí theo thiết kế, ở vị trí dễ thấy, dễ lấy và nên có màu đỏ, trường hợp khó nhận biết có thể sử dụng các chỉ dẫn vị trí và theo các quy định tại Điều 5 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7435-1.
Không được để bình chữa cháy tập trung một chỗ trừ trường hợp để trong kho dự trữ theo quy định.
Bình chữa cháy phải luôn sẵn sàng để sử dụng ngay lập tức và được bố trí tại:
Nơi mà những người theo đường thoát nạn sẽ dễ dàng nhìn thấy chúng;
Phù hợp nhất, gần lối ra vào phòng, cầu thang, hành lang và lối đi;
Ở các vị trí tương tự trên mỗi tầng, nơi các tầng có cấu trúc giống nhau.
Hành vi không báo cháy và gây cản trở việc thông tin báo cháy được quy định tại điểm a khoản 2 Điều 42 Nghị định 144/2021/NĐ-CP như sau:
Vi phạm quy định về thông tin báo cháy, sự cố, tai nạn
Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Không báo cháy, sự cố, tai nạn hoặc ngăn cản, gây cản trở việc thông tin báo cháy, sự cố, tai nạn;
b) Báo cháy giả; báo tin sự cố, tai nạn giả.
Theo đó, hành vi không báo cháy và gây cản trở việc thông tin báo cháy có thể bị phạt hành chính với mức phạt tiền từ từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng.
Đây là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân, trường hợp tổ chức có cùng hành vi vi phạm sẽ áp dụng mức phạt bằng 02 lần đối với cá nhân (Theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP).