Trồng cây anh túc bị phạt như thế nào theo quy định mới 2023?

bởi Trà Ly
Trồng cây anh túc bị phạt như thế nào theo quy định mới 2023?

Cây anh túc được biết đến là một loại cây thuốc phiện, do đó pháp luật đã quy định cấm trồng anh túc. Do đó, chủ thể thực hiện hành vi trồng cây anh túc sẽ bị xử phạt theo quy định pháp luật về vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Vậy, trồng cây anh túc bị phạt như thế nào theo quy định mới? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của LSX để nắm rõ hơn về vấn đề này nhé.

Trồng cây hoa anh túc có bị cấm không?

Tại một số địa phương do hiểu biết pháp luật còn chưa cao nên nhiều người đã tự ý trồng cây hoa anh túc để sử dụng hoặc để bán. Do đó mà nhiều người hoài nghi về việc pháp luật có cho phép trông cây anh túc hay không? Vậy, trồng cây hoa anh túc có bị cấm không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua nội dung sau đây nhé.

Cây anh túc còn có các tên gọi khác như là cây thuốc phiện, cây á phiến hay cây phù dung. Theo một số nguồn thông tin, trong quả thuốc phiện có chứa những hoạt chất gây nghiện như: Morphin, Nicotine, Codein…

Căn cứ vào khoản 6 Điều 2 Luật Phòng chống ma túy 2021 quy định về cây có chứa chất ma túy như sau:

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

6. Cây có chứa chất ma túy là cây thuốc phiện, cây côca, cây cần sa và các loại cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định.

Theo đó, cây thuốc phiện được quy định là cây chứa chất ma túy.

Căn cứ theo khoản 1 Điều 5 Luật Phòng chống ma túy 2021 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm như sau:

Điều 5. Các hành vi bị nghiêm cấm

1. Trồng cây có chứa chất ma túy, hướng dẫn trồng cây có chứa chất ma túy.

Như vậy, câu anh túc được xem là một loài cây thuốc phiện và việc trồng cây anh túc là một hành vi bị cấm trong quy định pháp luật.

Trồng cây anh túc bị phạt như thế nào?

Vì việc trồng cây anh túc là hành vi vi phạm pháp luật nên người nào thực hiện hành vi này sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc thậm chí là bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Vậy, mức xử phạt đối với hành vi trồng cây anh túc như thế nào? Dưới đây là quy định xử phạt hành chính và xử lý hình sự đối với hành vi trồng cây anh túc, bạn có thể tham khảo.

Xử phạt hành chính với hành vi trồng cây anh túc

Đối với hành vi trồng cây anh túc nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền tương đối lớn. Hãy theo dõi nội dung dưới đây để nắm rõ hơn về mức phạt hành vi trồng cây anh túc như thế nào nhé.

Căn cứ theo quy định tại Điều 23 Nghị định 144/2021/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi trông cây anh túc như sau:

Điều 23. Vi phạm các quy định về phòng, chống và kiểm soát ma túy

“…

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi trồng các loại cây thuốc phiện, cây cần sa, cây coca, cây khát và các loại cây khác có chứa chất ma túy.

8. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều này;

d) Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều này.

9. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 6 Điều này.”

Như vậy, việc trồng cây anh túc bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng ngoài ra còn áp dụng hình thức phạt bổ sung là tịch thu tang toàn bộ số lượng cây anh túc đang trồng. Và trong trường hợp người vi phạm là người nước ngoài thì sẽ bị trục xuất.

Trong trường hợp nếu như tổ chức thực hiện hành vi trông cây anh túc thì mức phạt sẽ gấp đôi so với mức phạt quy định trên.

Trồng cây anh túc bị phạt như thế nào theo quy định mới 2023?

Xử lý hình sự đối với hành vi trồng cây anh túc

Nếu xét thấy hành vi trồng cây anh túc đủ yếu tố để truy cứu trách nhiệm hình sự thì người thực hiện hhànhvi này sẽ phải chịu mức án tù và phạt tiền. Hãy theo dõi nội dung dưới đây để nắm rõ hơn về mức phạt đối với tội trồng cây anh túc như thế nào nhé.

Căn cứ theo quy định tại Điều 247 Bộ luật Hình sự 2015 và điểm n khoản 1 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định như sau:

“Điều 247. Tội trồng cây thuốc phiện, cây côca, cây cần sa hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy

1. Người nào trồng cây thuốc phiện, cây côca, cây cần sa hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã được giáo dục 02 lần và đã được tạo điều kiện ổn định cuộc sống;

b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Với số lượng từ 500 cây đến dưới 3.000 cây.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Với số lượng 3.000 cây trở lên;

c) Tái phạm nguy hiểm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

4. Người nào phạm tội thuộc khoản 1 Điều này, nhưng đã tự nguyện phá bỏ, giao nộp cho cơ quan chức năng có thẩm quyền trước khi thu hoạch, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự.”

Theo đó, người nào trồng cây anh túc sẽ bị phạt tù từ 06 tháng đến 07 năm. Nhưng nếu người vi phạm đã tự nguyện phá bỏ, giao nộp cho cơ quan chức năng có thẩm quyền trước khi thu hoạch thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự.

Hậu quả của hành vi trồng cây anh túc

Việc trồng cây anh túc là hành vi bị nghiêm cấm bởi pháp luật với bất kỳ số lượng nhiều hay ít và sử dụng vào mục đích gì. Vì thể mà người thực hiện hành vi này sẽ phải chịu trách nhiệm hành chính hoặc hình sự nếu bị phát hiện.

Trong tường hợp trồng cây anh túc bị phát hiện thì có thể bị xử phạt hành chính số tiền từ 5 – 10 triệu đồng. Hoặc có thể bị phạt tù lên đến 7 năm, đồng thời người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 5 – 50 triệu đồng.

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Trồng cây anh túc bị phạt như thế nào theo quy định mới 2023?“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như mục đích sử dụng đất. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Ngâm rượu cây anh túc để uống có bị phạt không?

Người nào có hành vi uống rượu ngâm chất ma túy và ra kết quả xét nghiệm là dương tính thì cũng được coi là hành vi sử dụng trái phép chất ma túy.
Như vậy, nếu người nào có hành vi uống rượu ngâm quả anh túc và kết quả xét nghiệm là dương tính với ma túy thì sẽ bị coi là hành vi sử dụng trái phép chất ma túy. Mức phạt được áp dụng trong trường hợp này là phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 01 – 02 triệu đồng.
Trong trường hợp sử dụng rượu ngâm cây anh túc để uống với hàm lượng ma túy có trong rượu cao có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội tàng trữ trái phép chất ma túy theo Điều 249 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017.

Trồng cây anh túc cho gà ăn có được không?

Theo Điều 5 Luật Phòng, chống ma túy 2021 cấm các hành vi sau:
“1. Trồng cây có chứa chất ma túy, hướng dẫn trồng cây có chứa chất ma túy.
Theo đó, việc trồng cây có chứa chất ma túy có chứa chất ma túy cho dù trồng với mục đích để làm gì đều bị nghiêm cấm. Nên việc trồng cây anh túc cho gà ăn là hành vi vi phạm pháp luật.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm