“Bí mật kinh doanh” đối với mọi doanh nghiệp đều phải xây dựng các phương thức chặt chẽ; và an toàn nhất để bảo vệ chúng. Bí mật kinh doanh bị bại lộ có thể làm mất lợi thế cạnh tranh trực tiếp của doanh nghiệp. Vậy những hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh sẽ bị xử lý như thế nào? Hãy cùng Bộ phận hỏi đáp luật sở hữu trí tuệ của Luật sư X tìm hiểu vấn đề này nhé!
Căn cứ pháp lý
- Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2015).
Nội dung tư vấn
Bí mật kinh doanh là gì? Xâm phạm bí mật kinh doanh là gì?
Thông thường bí mật kinh doanh được hiểu như một thông tin liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh; được giữ bí mật và có một giá trị kinh tế nhất định; bởi nó tạo cho người nắm giữ thông tin một lợi thế trước những đối thủ cạnh tranh.
Đối với Luật Sở hữu trí tuệ, khái niệm bí mật kinh doanh được quy định tại Khoản 23 Điều 4 như sau: “Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh doanh“.
Xâm phạm bí mật kinh doanh là hành vi tiếp cận, thu thập thông tin; tiết lộ, sử dụng thông tin thuộc bí mật kinh doanh; bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của người sở hữu hợp pháp bí mật kinh doanh đó; nhằm mục đích kinh doanh, mục đích xin cấp giấy phép liên quan đến kinh doanh; hoặc lưu hành sản phẩm.
Điều kiện bảo hộ đối với bí mật kinh doanh
Căn cứ Điều 84 Luật Sở hữu trí tuệ quy định:
“Bí mật kinh doanh được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
1. Không phải là hiểu biết thông thường và không dễ dàng có được;
2. Khi được sử dụng trong kinh doanh sẽ tạo cho người nắm giữ bí mật kinh doanh lợi thế so với người không nắm giữ hoặc không sử dụng bí mật kinh doanh đó;
3. Được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để bí mật kinh doanh đó không bị bộc lộ và không dễ dàng tiếp cận được.”
Như vậy, điều kiện bảo hộ bí mật kinh doanh bao gồm:
Không phải hiểu biết thông thường hoặc không dễ dàng có được:
Các thông tin chứa đựng bí mật kinh doanh không phải là hiểu biết thông thường; và không dễ dàng có được. Đây là thành quả của quá trình đầu tư cả trí tuệ lẫn tài chính của chủ sở hữu. Một người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực tương ứng không thể thu nhận; và tạo ra một cách dễ dàng.
Tính thương mại kinh tế:
Bí mật kinh doanh cần có khả năng sử dụng trong kinh doanh; và khi được sử dụng trong hoạt động kinh doanh thực tiễn sẽ tạo lợi thế cho người nắm giữ bí mật này so với không nắm giữ; hoặc không sử dụng bí mật kinh doanh đó.
Nó phải tạo ra giá trị kinh tế, thương mại cho ai nắm giữ và sử dụng chúng; dựa trên 2 yếu tố:
- Đối với các đối thủ cạnh tranh thể hiện giá trị kinh tế mà đối thủ cạnh tranh phải trả để có được thông tin đó như đầu tư tài chính; nhân lực để thu được thông tin đó một cách hợp pháp.
- Đối với chủ thể nắm giữ thông tin thể hiện ở các giá trị kinh tế cho công việc kinh doanh hiện tại; hoặc tạo ra cho mình một lợi thế cạnh tranh với các đối thủ không biết; hoặc không sử dụng thông tin đó.
Tính bảo mật:
Chủ sở hữu sẽ bảo mật bằng bất kì biện pháp cần thiết nào để thông tin đó không bị bộc lộ; và không tiếp cận được dễ dàng. Các biện pháp như:
- Biện pháp hạn chế việc biết được; hoặc tiếp cận thông tin đối với các nhân viên trong doanh nghiệp cũng như các chủ thể khác.
- Biện pháp chống việc bộc lộ thông tin.
Một thông tin cũng được coi là có tính bí mật nếu như chỉ có một phạm vi hạn chế những người trực tiếp sử dụng thông tin đó trong doanh nghiệp biết được thông tin; và có trách nhiệm giữ bí mật.
Những hành vi nào được coi là xâm phạm bí mật kinh doanh?
Theo Điều 127 Luật Sở hữu trí tuệ quy định những hành vi xâm phạm quyền đối với bí mật kinh doanh như sau:
- Tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của người kiểm soát hợp pháp bí mật kinh doanh đó;
- Bộc lộ, sử dụng thông tin thuộc bí mật kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu bí mật kinh doanh đó;
- Vi phạm hợp đồng bảo mật hoặc lừa gạt, xui khiến, mua chuộc, ép buộc, dụ dỗ, lợi dụng lòng tin của người có nghĩa vụ bảo mật nhằm tiếp cận, thu thập hoặc làm bộc lộ bí mật kinh doanh;
- Tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh của người nộp đơn theo thủ tục xin cấp phép kinh doanh hoặc lưu hành sản phẩm bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của cơ quan có thẩm quyền;
- Sử dụng, bộc lộ bí mật kinh doanh dù đã biết hoặc có nghĩa vụ phải biết bí mật kinh doanh đó do người khác thu được có liên quan đến một trong các hành vi quy định tại các điểm a, b, c và d khoản này;
- Không thực hiện nghĩa vụ bảo mật quy định tại Điều 128 của Luật này.
Trường hợp xâm phạm thì bị xử lý như thế nào?
Người vi phạm thực hiện một trong các hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh nêu trên sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Người vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu:
- Sử dụng bí mật kinh doanh để sản xuất và lưu thông hàng hoá; cung ứng dịch vụ trên phạm vi từ hai tỉnh; thành phố trực thuộc trung ương trở lên;
- Những thông tin quan trọng của doanh nghiệp bị tiết lộ, cung cấp cho đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp đó.
Ngoài việc bị phạt tiền, người vi phạm còn có thể bị tịch thu tang vật; phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm bao gồm cả tịch thu toàn bộ khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm.
Hi vọng rằng nội dung Luật sư tư vấn sẽ giúp ích được cho bạn đọc. Hãy liên hệ khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ luật sư sở hữu trí tuệ: 0833 102 102