Xin chào Luật sư X, tôi có vấn đề thắc mắc mong nhận được giải đáp. Tôi có đọc trên mạng vụ “những cô gái Tây tố bị sàm sỡ ở Hồ Tây“; và cảm thấy rất bức xúc với hành vi này. Việc này không những gây ảnh hưởng đến trật tự xã hội; mà còn tạo hình ảnh xấu về đất nước Việt nam trong mắt bạn bè quốc tế. Vậy tôi muốn hỏi hành vi quấy rối tình dục, xúc phạm; hay sàm sỡ du khách nước ngoài sẽ bị xử lý như thế nào? Rất mong nhận được câu trả lời của Luật sư, tôi xin cảm ơn!
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi của mình đến Bộ phận hỏi đáp Luật hành chính của Luật sư X. Về câu hỏi của bạn chúng tôi xin tư vấn như sau:
Căn cứ pháp lý
- Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020).
- Nghị định 167/2013/NĐ-CP.
Nội dung tư vấn
Thế nào được coi là hành vi “quấy rối tình dục“?
Có thể nói tình trạng “quấy rối tình dục” đang là vấn đề nhức nhối trong xã hội hiện nay. Những hành vi quấy rối tình dục được hiểu là hành vi có tính chất tình dục; gây ảnh hưởng tới nhân phẩm của người khác. Đây là hành vi không được chấp nhận; không mong muốn và không hợp lý làm xúc phạm đối phương. “Quấy rối tình dục” được biểu hiện ở nhiều dạng khác nhau:
- Dạng hành vi tác động đến thể chất như sờ mó; tiếp xúc cơ thể; cấu véo; thậm chí tấn công;…
- Dạng lời nói: những lời nói khiếm nhã có ngụ ý về tình dục; đề nghị yêu cầu không mong muốn một cách liên tục;…
- Dạng phi lời nói: thể hiện dưới dạng ngôn ngữ cơ thể không đúng đắn; phô bày tài liệu khiêu dâm;…
Với những dấu hiệu trên, hành vi sàm sỡ du khách nước ngoài được coi là “quấy rối tình dục“.
Ngoài ra, những trường hợp buông lời xúc phạm du khách nước ngoài như chê bai, miệt thị, chửi bới,… cũng là những hành vi vi phạm pháp luật.
Những hành vi quấy rối tình dục, xúc phạm du khách nước ngoài bị xử lý như thế nào?
Căn cứ tại Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình:
“Điều 5. Vi phạm quy định về trật tự công cộng
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Có cử chỉ, lời nói thô bạo; khiêu khích, trêu ghẹo; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;
b) Gây mất trật tự ở rạp hát, rạp chiếu phim, nhà văn hóa, câu lạc bộ; nơi biểu diễn nghệ thuật, nơi tổ chức các hoạt động thể dục, thể thao; lễ hội, triển lãm, hội chợ; trụ sở cơ quan, tổ chức, khu dân cư, trường học, bệnh viện; nhà ga, bến tàu, bến xe, trên đường phố, ở khu vực cửa khẩu, cảng; hoặc ở nơi công cộng khác;
c) Thả rông động vật nuôi trong thành phố, thị xã; hoặc nơi công cộng.”
Theo đó, hành vi quấy rối tình dục, xúc phạm khiếm nhã đối với du khách nước ngoài bị xử lí vi phạm hành chính; với mức phạt từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng.
Mức xử phạt này tương tự những vụ sàm sỡ trong thang máy bị dư luận lên án; tuy nhiên mức phạt này không thấm vào đâu. Rõ ràng Bộ Công an đã đề xuất những dự thảo nghị định về tăng mức xử phạt đối với các hành vi lên 5 triệu; nhưng thực tế dự thảo này vẫn chưa có hiệu lực; và đi vào thực tế.
Để khởi tố theo tội làm nhục; hay những tội danh khác trong pháp luật hình sự rất khó vì chưa đủ yếu tố cấu thành.
Để áp dụng biện pháp đưa đi trường giáo dưỡng cũng chưa đủ điều kiện; khi Điều 92 Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định:
“Điều 92. Đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng
1. Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại Bộ luật Hình sự.
2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng; hoặc một tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại Bộ luật Hình sự; trừ những tội phạm quy định tại khoản 2 Điều 12 của Bộ luật Hình sự.
3. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 90 của Luật này; và trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
4. Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 4 Điều 90 của Luật này; nhưng không phải là tội phạm và trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
5. Không áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng đối với các trường hợp sau đây:
a) Người không có năng lực trách nhiệm hành chính;
b) Người đang mang thai có chứng nhận của cơ sở khám bệnh; chữa bệnh từ tuyến huyện trở lên;
c) Phụ nữ hoặc người duy nhất đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi; được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận.”
Về bản chất, những đối tượng này đều chưa thành niên; khi độ tuổi chỉ khoảng 15, 16 tuổi; và thường sẽ không có tài sản để chịu trách nhiệm nộp phạt. Vì vậy, gia đình chính là người chịu hậu quả cho hành vi quấy rối tình dục của con trẻ. Do đó, nếu nói rằng không trực tiếp chịu trách nhiệm với hậu quả mình gây ra cũng đúng phần nào đó.
Hi vọng rằng nội dung Luật sư tư vấn sẽ giúp ích được cho bạn đọc. Hãy liên hệ khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ hành chính: 0833 102 102
Câu hỏi thường gặp
[sc_fs_multi_faq headline-0=”h4″ question-0=”Hành vi gạ tình trong công ty bị xử lý như thế nào?” answer-0=”Căn cứ Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ- CP thì hành vi gạ tình sẽ bị xử lý vi phạm hành chính với mức phạt từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng. Nếu người lao động trong quá trình làm việc mà bị “quấy rối tình dục” thì có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng theo quy định tại Điều 35 Bộ luật Lao động 2019″ image-0=”” count=”1″ html=”true” css_class=””]
[sc_fs_multi_faq headline-0=”h4″ question-0=”Hành vi quấy rối qua điện thoại bị xử lý như thế nào?” answer-0=”Hành vi quấy rối qua điện thoại có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng hoặc có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm nhục người khác (Điều 155 Bộ luật Hình sự 2015) hoặc vu khống người khác (Điều 156 Bộ luật Hình sự 2015)” image-0=”” count=”1″ html=”true” css_class=””]