Trong cuộc sống hằng ngày, việc xảy ra tai nạn giao thông xảy ra không ít, bao gồm cả tai nạn bị thương nặng và bị thương nhẹ. Thông thường những tai nạn, va chạm giao thông chỉ bị thương nhẹ và không nghiêm trọng thì hai bên thường tự thỏa thuận bồi thường. Tuy nhiên có nhiều người vẫn lo lắng về việc bị cảnh sát giao thông điều tra và xử phạt. Vậy, tự thỏa thuận tai nạn giao thông có được không? Để giải đáp thắc mắc về vấn đề này, hãy theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi nhé.
Tự thỏa thuận tai nạn giao thông có được không?
Xảy ra tai nạn giao thông xảy ra tương đối nhiều, tuy nhiên trong đó va chạm nhẹ chiếm khá nhiều. Trong vụ va chạm, tai nạn giao thông bị thương nhẹ thì hai bên thương chỉ tự thỏa thuận với nhau về việc bồi thường. Tuy nhiên vẫn có nhiều lo lằng về việc có được tự thỏa thuận tai nạn giao thông hay không? Vậy, tự thỏa thuận tai nạn giao thông có được không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về vấn đề này qua nội dung dưới đây nhé.
Căn cứ theo Bộ luật Dân sự 2015 quy định thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi có tai nạn giao thông xảy ra được thực hiện như sau:
“ Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.”
Thỏa thuận được hiểu là việc các bên trong vụ việc trao đổi, bàn bạc với nhau đi đến thống nhất giải quyết một vấn đề nào đó.
Trên thực tế thì số vụ tai nạn giao thông vô cùng lớn, thường sẽ có một bên có lỗi gây ra thiệt hại cho các bên còn lại, thiệt hại có thể là thiệt hại về người hoặc vật chất. Để tránh những tranh chấp dẫn đến việc phải có cơ quan có thẩm quyền tiến hành giải quyết thì các bên có thể tự thỏa thuận với nhau về phương án bồi thường thiệt hại.
Quá trình thỏa thuận tai nạn giao thông như thế nào?
Để đi đến một phương án thỏa thuận bồi thường về tai nạn giao thông thì hai bên cần trải qua một quá trình thỏa thuận tai nạn giao thông với nhau. Có thể nhiều người chưa biết quá trình thỏa thuận tai nạn giao thông như thế nào? Để nắm được quá trình thỏa thuận tai nạn giao thông, hãy theo dõi nội dung dưới đây của chúng tôi nhé.
Toàn bộ quá trình đàm phán thỏa thuận tai nạn giao thông được được ghi lại thành biên bản. Biên bản thỏa thuận tai nạn giao thông được lập ra sau khi xảy ra một vụ tai nạn giao thông để thống nhất giữa các bên về việc giải quyết các vấn đề phát sinh liên quan đến vụ tai nạn đó. Trong đó gồm các nội dung:
– Thời gian, địa điểm lập biên bản;
– Thông tin của các bên (bên bồi thường, bên nhận bồi thường, người làm chứng): Họ tên, địa chỉ thường trú, chỗ ở hiện tại, số Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân…
– Tóm tắt diễn biến vụ va chạm đã xảy ra và thiệt hại thực tế;
– Nội dung thỏa thuận (Ví dụ: Bên thiệt hại đồng ý với mức bồi thường của bên gây thiệt hại,…);
– Cam kết của các bên về việc thực hiện bồi thường thiệt hại…
Một số mục đích của việc lập biên bản thỏa thuận tai nạn giao thông bao gồm:
– Xác định nguyên nhân và trách nhiệm của các bên liên quan trong vụ tai nạn giao thông.
– Thống nhất về việc giải quyết các thiệt hại phát sinh trong tai nạn giao thông, bao gồm thiệt hại về tài sản và thiệt hại về sức khỏe của các bên tham gia.
– Tạo điều kiện cho các bên tham gia giải quyết vụ tai nạn giao thông một cách minh bạch và công bằng.
– Giảm thiểu thời gian và chi phí cho các bên liên quan trong quá trình giải quyết các vấn đề phát sinh từ tai nạn giao thông.
Như vậy, việc lập biên bản thỏa thuận tai nạn giao thông giúp cho các bên giải quyết các vấn đề trong vụ tai nạn một cách nhanh chóng, minh bạch và công bằng, đồng thời giúp cho quá trình xử lý các tranh chấp sau tai nạn trở nên dễ dàng hơn.
Trách nhiệm bồi thường tai nạn giao thông thế nào?
Trong một vụ tai nạn giao thông, thường sẽ có một bên có lỗi dẫn đến sự việc tai nạn. Theo đó, bên có lỗi sẽ có trách nhiệm bồi thường tai nạn giao thông. Để đảm bảo quyền lợi của mình thì các bên cần nắm được trách nhiệm bồi thường tai nạn giao thông theo quy định như thế nào? Để nắm được trách nhiệm bồi thường tai nạn giao thông, hãy theo dõi nội dung dưới đây nhé.
Tại khoản 1 Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:
“Điều 584. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
Theo đó, khi va chạm giao thông và có thiệt hại xảy ra, bên có lỗi phải chịu trách nhiệm bồi thường. Về mức bồi thường, hình thức bồi thường sẽ do các bên thỏa thuận.
Cụ thể, trách nhiệm bồi thường gồm:
– Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm: Tài sản bị hủy hoại hoặc hư hỏng; Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị hư hỏng…
– Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm:
+ Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
+ Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;
+ Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị, nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;
+ Thiệt hại khác do luật quy định.
– Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm: Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm; Chi phí hợp lý cho việc mai táng; Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng;
– Thiệt hại khác do luật quy định…
Tải xuống biên bản thỏa thuận tai nạn giao thông
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Tự thỏa thuận tai nạn giao thông có được không năm 2023?” đã được LSX giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty LSX chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới các vấn đề pháp lý. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Thông thường biên bản thỏa thuận tai nạn giao thông thường có các nội dung sau đây:
+ Phần đầu là Quốc hiệu tiêu ngữ;
+ Tên biên bản là: “Biên bản thỏa thuận tai nạn giao thông
+ Phần tiếp theo sẽ ghi ngày tháng, địa điểm lập biên bản bồi thường tai nạn giao thông, cũng như các bên có mặt.
+ Thông tin về bên bồi thường và bên được bồi thường: Nhìn chung các thông tin này gồm có tên, số chứng minh nhân dân hoặc là căn cước công dân, địa chỉ, số điện thoại…
+ Nội dung sự việc dẫn đến việc bồi thường: Trình bày đầy đủ sự việc
+ Phần nội dung thỏa thuận: phần này ghi rõ các nội dung mà các bên đã thỏa thuận với nhau về vấn đề bồi thường thiệt hại, bồi thường bằng tiền hay bằng hiện vật, số tiền bồi thường là bao nhiêu hoặc bằng hiện vật thì hiện vật gì, phương thức bồi thường theo từng giai đoạn hay bồi thường một lần, thời hạn thực hiện trách nhiệm bồi thường.
+ Cam kết của các bên về việc thực hiện bồi thường thiệt hại
+ Cuối văn bản các bên ký và ghi rõ họ tên.
Theo quy định của Bộ Công an, CSGT có nhiệm vụ điều tra, giải quyết tai nạn giao thông khi đến hiện trường phải kiểm tra giấy tờ, nồng độ cồn, khám nghiệm phương tiện giao thông… của người điều khiển phương tiện.
Nếu người điều khiển phương tiện không có lỗi và không vi phạm các quy định pháp luật khác thì phải trao trả phương tiện ngay. Nếu có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì bàn giao hồ sơ cho Cơ quan cảnh sát điều tra để tiến hành điều tra, giải quyết.
Các bên vẫn có thể thỏa thuận mức bồi thường và hình thức bồi thường với nhau. Có 1 số trường hợp va chạm nhẹ vẫn được các chiến sĩ CSGT đề nghị 2 bên tự thỏa thuận giải quyết với nhau, vừa tránh được nhiều thủ tục vừa đỡ vướng rắc rối pháp lý.