Sống ở Hà Nội nhưng vẫn có người nhầm lẫn rằng phở Thìn Bờ Hồ; và phở Thìn Lò Đúc là một. Thực chất đây là 2 hàng phở hoàn toàn khác nhau. Vậy hãy cùng Luật sư X tìm hiểu thêm về 2 hàng phở này; cũng như tra cứu nhãn hiệu “Phở Thìn” nhé!
Lịch sử “Phở Thìn”
Có lẽ ở Hà Nội, gần như ai cũng sẽ biết đến cái tên phở Thìn. Và đặc biệt hơn nữa là có đến tận 2 hàng phở Thìn cùng nổi tiếng; vang danh một thời với rất nhiều câu chuyện đặc biệt.
Phở Thìn Bờ Hồ được ra đời vào năm 1954; do ông Bùi Chí Thìn (1928-2001) làm chủ. Vào khoảng thời gian đó, đây là hàng phở duy nhất nằm trên khu vực bờ hồ. Dù nép mình trong con ngõ nhỏ; nhưng vẫn trở thành một “huyền thoại” với những người mê phở thời gian đó. Từ đó đến nay, đã qua 3 thế hệ cha truyền con nối; dù vậy phở Thìn Bờ Hồ vẫn giữ nét giản dị khi xưa. Vào năm 2019, phở Thìn Bờ Hồ còn tự hào trở thành cái tên được lựa chọn để phục vụ cho 3.000 phóng viên quốc tế; và trong nước trong dịp Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều.
Có thể xem là “sinh sau đẻ muộn” hơn phở Thìn Bờ Hồ; đến năm 1979 thì phở Thìn Lò Đúc mới ra đời. Hàng phở này do ông Nguyễn Trọng Thìn gây dựng nên; từ một hàng phở nhỏ đến thương hiệu nổi tiếng có thể nuôi sống cả gia đình. Đầu năm 2019, phở Thìn Lò Đúc gây được tiếng vang khắp nơi khi “xuất ngoại” sang Nhật Bản. Đích thân ông Thìn đã có mặt tại xứ sở hoa anh đào để truyền lại công thức; và giúp đỡ chuẩn bị cho thời gian đầu mở cửa. Sau đó không lâu, phở Thìn Lò Đúc lại tiếp tục có mặt ở Úc; đánh dấu một cột mốc tiếp theo trong hành trình mở rộng trên thế giới.
Tra cứu nhãn hiệu “Phở Thìn”
Khi Luật sư X thử tra cứu nhãn hiệu “Phở Thìn” thì thấy rằng đây là thương hiệu có thiết kế Logo khá đơn giản; chỉ có phần chữ là “Phở Thìn”. Và chủ văn bằng của nhãn hiệu “Phở Thìn” là ông Bùi Chí Đạt – con trai của ông Bùi Chí Thìn. Như vậy, chỉ có Phở Thìn ở Bờ Hồ là được cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu “Phở Thìn“.
Thông tin về mẫu nhãn hiệu
Mẫu nhãn hiệu có 01 màu chính là màu đen. Gồm phần chữ là “Phở Thìn” và nhãn hiệu được bảo hộ tổng thể. Không bảo hộ riêng “Phở”.
Tra cứu nhóm dịch vụ đăng ký
Nhóm dịch vụ được nhãn hiệu “Phở Thìn” đăng ký là nhóm 43; về dịch vụ nhà hàng ăn uống. Thực tế nhóm hàng hóa dịch vụ về sản xuất theo bảng Nice phiên bản 11 là chính xác, bao gồm:
Theo Luật sư X đây là phạm vi bảo hộ đủ đề sử dụng. Nhưng với thương hiệu khá nổi tiếng này thì nên đăng ký thêm những nhóm ngành khác; để tăng phạm vi bảo hộ hơn, bao gồm:
- Nhóm 300196: Thực phẩm ăn nhanh trên cơ sở gạo.
Việc đăng ký thêm nhóm sản phẩm dịch vụ sẽ giúp gia tăng phạm vi được bảo hộ của thương hiệu; thay vì chỉ nhà hàng, quán ăn thì sẽ bảo hộ những sản phẩm tương tự như mỳ gói; phở gói để tránh bị xâm phạm.
Ngoài ra, cũng có thể đăng ký nhãn hiệu “Phở Thìn” tại nước ngoài để có thể gia tăng phạm vi bảo hộ; bởi Viêt Nam là thành viên của cả hai văn kiện quốc tế là Thỏa ước và Nghị định thư Madrid. Do vậy, các cá nhân; pháp nhân; tổ chức của Việt Nam có thể tiến hành đăng ký nhãn hiệu quốc tế theo quy định của cả hai văn kiện này.
Xem thêm: Tra cứu nhãn hiệu “Phở 10 Lý Quốc Sư”
Tình trạng pháp lý của nhãn hiệu “Phở Thìn“
Hiện nay, nhãn hiệu Phở Thìn đã được cấp văn bằng bảo hộ. Khi tra cứu về tình trạng pháp lý có thể thấy:
(18/03/2004) 221: QĐ chấp nhận đơn.
(09/03/2005) 151: Hóa đơn phí/ lệ phí cấp bằng, đăng bạ và công bố.
(28/01/2005) 251: Thông báo cấp văn bằng bảo hộ.
Như vậy, chỉ mất 1 năm thông qua rất nhiều thủ tục pháp lý thì nhãn hiệu này đã được cấp văn bằng bảo hộ.
Tuy nhiên, đến ngày 20/11/2013 thì nhãn hiệu “Phở Thìn” đã hết hiệu lực. Và ngay sau đó, ông Bùi Chí Đạt – con trai ông Bùi Chí Thìn đã tiếp tục nộp đơn để được cấp văn bằng bảo hộ cho nhãn hiệu “Phở Thìn”.
(26/01/2015) 221: QĐ chấp nhận đơn.
(29/11/2016) 251: Thông báo cấp văn bằng bảo hộ.
(20/02/2017) 151: Hóa đơn phí/ lệ phí cấp bằng, đăng bạ và công bố.
Và ngày hết hiệu lực: 26/12/2024.
Hi vọng, bài viết “Tra cứu nhãn hiệu phở Thìn” này sẽ có ích đối với độc giả.
Hãy liên hệ Luật sư X khi có nhu cầu đăng ký nhãn hiệu: 0833 102 102