Vụ việc “Thuê người bắt cóc bạn gái rồi giả làm anh hùng giải cứu” đang gây xôn xao dư luận những ngày qua. Cụ thể anh Nguyễn Văn Đức sau nhiều lần tỏ tình thất bại; nên đã lên “kịch bản” thuê 3 thanh niên giả vờ bắt cóc bạn gái tống tiền rồi mang 500 triệu đến giải cứu nhằm khiến bạn gái rung động. Tưởng rằng cô gái sẽ xiêu lòng nhưng sau khi thoát ra ngoài; cô gái đã đi trình báo cảnh sát. Kế anh hùng cứu mỹ nhân bị bại lộ. Vậy với hành vi thuê người bắt cóc bạn gái của Đức sẽ bị xử phạt như thế nào? Hãy cùng Bộ phận tư vấn Luật hình sự của Luật sư X tìm hiểu nhé!
Căn cứ pháp lý
- Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).
Nội dung tư vấn về hành vi thuê người bắt cóc bạn gái
Với hành vi thuê người bắt cóc bạn gái của Nguyễn Văn Đức là hành vi vi phạm pháp luật. Bởi vì:
Thứ nhất, bắt, giữ người trái pháp luật được hiểu là hành vi ngăn cản; tước đoạt sự tự do dịch chuyển thân thể của người khác trái với quy định của pháp luật về căn cứ; thẩm quyền và thủ tục.
Cụ thể:
- Bắt người trái pháp luật là hành vi bắt người mà không có lệnh của người có thẩm quyền; không thuộc trường hợp phạm tội quả tang; không thuộc trường hợp bắt người có lệnh truy nã; hoặc có lệnh bắt người nhưng thực hiện không đúng thủ tục.
- Giữ người trái pháp luật là hành vi ra lệnh tạm giữ người không đúng với quy định của pháp luật; giữ người khi không có lệnh của người có thẩm quyền; tạm giữ người quá hạn; giữ người thuộc trường hợp không được tạm giữ.
Thứ hai, tính trái pháp luật của hành vi thuê người bắt cóc bạn gái là việc bắt; giữ ngoài những trường hợp được pháp luật cho phép. Do đó, hành vi này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Nhà nước.
Hành vi thuê người bắt cóc bạn gái của Đức là hành vi phạm tội bắt, giữ; hoặc giam người trái pháp luật được quy định tại Điều 157 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) như sau: Người nào bắt, giữ người trái pháp luật thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm; hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Trừ trường hợp phạm tội chiếm đoạt người dưới 16 tuổi tại Điều 153; và tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn bắt, giữ, giam người trái pháp luật (Điều 377).
“Điều 157. Tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật
1. Người nào bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 153 và Điều 377 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Đối với người đang thi hành công vụ;
d) Phạm tội 02 lần trở lên;
đ) Đối với 02 người trở lên;
e) Đối với người dưới 18 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;
g) Làm cho người bị bắt, giữ, giam hoặc gia đình họ lâm vào hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn;
h) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của người bị bắt, giữ, giam mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:
a) Làm người bị bắt, giữ, giam chết hoặc tự sát;
b) Tra tấn, đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục nhân phẩm của người bị bắt, giữ, giam;
c) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của người bị bắt, giữ, giam mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”
Như vậy, Đức sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi thuê người bắt cóc bạn gái với mức phạt cao nhất có thể phải nhận là 03 năm tù. Ba người bạn của Đức với vai trò là đồng phạm; thực hiện hành vi bắt cóc này cũng phải chịu trách nhiệm hình sự; nhưng mức phạt có thể nhẹ hơn.
Hi vọng rằng nội dung Luật sư tư vấn sẽ giúp ích được cho bạn đọc. Hãy liên hệ khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ luật sư hình sự: 0833 102 102
https://youtu.be/ZyZFGBvUy-8
Câu hỏi thường gặp
[sc_fs_multi_faq headline-0=”h4″ question-0=”Nếu bắt cóc mà còn gây thương tích thì phạm tội gì?” answer-0=”Việc gây thương tích từ 11% hoặc dưới 11% nhưng có sử dụng hung khí nguy hiểm thì có thể bị xử lý về tội cố ý gây thương tích (Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017)” image-0=”” count=”1″ html=”true” css_class=””]
[sc_fs_multi_faq headline-0=”h4″ question-0=”Bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản trị giá 100 triệu đồng thì bị phạt bao nhiêu năm tù?” answer-0=”Bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản trị giá 100 triệu đồng thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm” image-0=”” count=”1″ html=”true” css_class=””]
[sc_fs_multi_faq headline-0=”h4″ question-0=”Chiếm đoạt người dưới 16 tuổi và làm nạn nhân chết thì bị phạt tù bao nhiêu năm?” answer-0=”Chiếm đoạt người dưới 16 tuổi và làm nạn nhân chết thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm (Khoản 3 Điều 153 Bộ luật Hình sự)” image-0=”” count=”1″ html=”true” css_class=””]