Hiện nay, Nhà nước đã tạo điều kiện cho công dân có thể làm thẻ CCCD gắn chip tại chính nơi cư trú của mình.Tuy nhiên; không phải ai cũng có điều kiện cũng như thời gian để làm thẻ CCCD gắn chip tại địa phương. Câu hỏi được đặt ra là có thể đăng ký làm thẻ CCCD gắn chip tại tỉnh thành khác không? Đăng ký làm thẻ CCCD tại tỉnh thành khác như vậy có ảnh hưởng gì đến những giấy tờ đã làm trước đó tại nơi cư trú không? Những câu hỏi trên sẽ được Luật sư X giải đáp trong bài viết dưới đây.
* Cơ sở pháp lý:
- Luật Căn cước công dân năm 2014.
- Thông tư 07/2016/ TT- BCA Quy định chi tiết một số điều của Luật Căn cước công dân và Nghị định 137/2015/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2015 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật căn cước công dân.
1. Thẻ CCCD gắn chip và nhưng vấn đề liên quan.
Thẻ CCCD gắn chip là gì?
Thẻ CCCD gắn chip điện tử, còn gọi là thẻ căn cước điện tử (e-ID) là một loại giấy tờ tùy thân của công dân Việt Nam, có thể đóng vai trò thiết bị nhận diện, xác thực danh tính và chìa khóa truy cập thông tin công dân trong hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia. Nó có giá trị chứng minh về căn cước công dân và cho phép người dùng tiếp cận nhiều dịch vụ vốn đòi hỏi hàng loạt giấy tờ khác nhau.
Ưu điểm của thẻ CCCD gắn chip.
Thẻ CCCD gắn chip điện tử về cơ bản cũng giống như thẻ CCCD mã vạch. Tuy nhiên, trên thẻ không có các dòng trạng thái thể hiện mã vạch mà nó sẽ thay thế bằng chip điện tử dung lượng lớn. Thẻ CCCD gắn chip sẽ lưu trữ những đặc điểm nhận dạng bằng hình ảnh, vân tay và sinh trắc học.
Xem thêm tại:
2.Có bắt buộc phải làm thẻ căn cước tại nơi cư trú không?
Không bắt buộc phải làm thẻ CCCD tại nơi cư trú. Luật Căn cước công dân năm 2014 quy định:
Điều 26. Nơi làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân
Công dân có thể lựa chọn một trong các nơi sau đây để làm thủ tục cấp;đổi; cấp lại thẻ Căn cước công dân:
1. Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Bộ Công an;
2. Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
3. Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương;
4. Cơ quan quản lý căn cước công dân có thẩm quyền tổ chức làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân tại xã, phường, thị trấn, cơ quan, đơn vị hoặc tại chỗ ở của công dân trong trường hợp cần thiết.
Như vậy, công dân có thể đến Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội; Công an cấp tỉnh ở bất cứ tỉnh, thành nào để làm thủ tục cấp đổi; cấp lại thẻ. Về bản chất; khi công dân đã có thẻ CCCD hoặc CMND 12 số trước đó thì thông tin đã được cập nhật trên cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Ngoại lệ: trường hợp được cấp CMND 9 số hoặc chưa từng được cấp CMND/CCCD; thì phải quay về nơi đăng ký hộ khẩu thường trú để làm thẻ CCCD gắn chip. Trái với trường hợp trên; việc chưa được cấp CMND 9 số hoặc chưa từng được cấp CMND/CCCD đồng nghĩa với việc những thông tin chưa được cập nhật trên cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Như vậy, để bảo đảm tính xác thực công dân cần về nơi cư trú để đăng ký.
Xem thêm:
3. Làm thẻ CCCD gắn chip tại tỉnh thành phố khác có ảnh hưởng gì tới những giấy tờ đã làm trước đó không?
Như đã đề cập ở trên; những trường hợp có khả năng làm thẻ CCCD gắn chip tại tỉnh; thành khác không hề ảnh hưởng đến những giấy tờ đã làm trước đó tại địa bàn cư trú của công dân.
Theo Bộ Công an; việc gắn chip điện tử trên thẻ CCCD nhằm lưu trữ các thông tin của công dân với mục đích tạo điều kiện thuận tiện cho công dân thực hiện các giao dịch hành chính; đi lại; nâng cao hiệu quả của chính phủ điện tử, chính phủ số.
Chip gắn trên thẻ CCCD không có chức năng định vị; theo dõi để xác định vị trí của công dân. Việc tích hợp; sử dụng thông tin trên chip tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam, đảm bảo an ninh, an toàn thông tin.
Cũng theo Bộ Công an; thẻ CCCD gắn chíp điện tử có độ bảo mật cao, dung lượng lưu trữ lớn; cho phép tích hợp nhiều ứng dụng đi kèm như ứng dụng chữ ký số, hạ tầng khóa bảo mật công khai, ứng dụng sinh trắc học; ứng dụng mật khẩu một lần…
Những giấy tờ cần thiết khi đi đăng ký làm thẻ CCCD gắn chip tại tỉnh thành khác gồm:
- Sổ hộ khẩu, sổ tạm trú;
- Chứng minh nhân dân/căn cước công dân cũ (nếu có).
Xem thêm tại:
Đổi sang CCCD gắn chip có phải sửa lại thông tin trên sổ đỏ không?(Mở trong cửa số mới)
4. Mất bao lâu để lấy được thẻ CCCD gắn chip làm tại tỉnh thành khác?
Theo quy định tại Điều 25 Luật Căn cước công dân.
Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định tại Luật này, cơ quan quản lý căn cước công dân gắn chip phải cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân gắn chip cho công dân trong thời hạn sau đây:
Trường hợp cấp mới, cấp đổi:
- Tại thành phố, thị xã không quá 07 ngày làm việc;
- Tại các huyện miền núi vùng cao, biên giới, hải đảo không quá 20 ngày làm việc;
- Tại các khu vực còn lại không quá 15 ngày làm việc.
Trường hợp cấp lại:
- Tại thành phố, thi xã không quá 15 ngày làm việc;
- Tại các huyện miền núi vùng cao, biên giới, hải đảo không quá 20 ngày làm việc;
- Tại các khu vực còn lại không quá 15 ngày làm việc.
Tuy nhiên; vì số lượng người yêu cầu cấp thẻ Căn cước công dân gắn chip quá lớn; cùng với đó là máy móc kỹ thuật ở nước ta vãn chưa hoàn thiện dẫn đến cơ quan thẩm quyền quá tải. Vì thế, thời gian trả thẻ căn cước công dân gắn chip có thể kéo dài hơn so với Luật quy định.
Câu hỏi liên quan
[sc_fs_multi_faq headline-0=”h4″ question-0=”Có những cách nào để nhận thẻ CCCD gắn chip tại tỉnh, thành khác?” answer-0=”Theo điểm e khoản 1 Điều 12 Thông tư 07/2016/ TT- BCA ; (được sửa đổi bổ sung bởi Khoản 3 Điều 1 Thông tư 40/2019/TT- BCA; người dân có thể nhận thẻ căn cước công dân gắn chip qua 02 cách:Cách 1: Nhận trực tiếp tại nơi thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước công dân gắn chip; Cách 2: Nhận thẻ qua bưu điện. Với cách này; người dân cần ghi rõ địa chỉ nơi trả thẻ tại Tờ khai Căn cước công dân gắn chip ; khi nhận phải tự thanh toán phí chuyển phát. Trường hợp nhận thẻ qua bưu điện thì Công an vẫn phải đảm bảo đúng thời gian theo quy định. ” image-0=”” headline-1=”h4″ question-1=”Có thể đặt lịch đi làm thẻ CCCD gắn chip online tại tỉnh thành khác không?” answer-1=”Giống như việc đăng ký thục tục làm thẻ CCCD gắn chip tại địa bàn nơi cư trú, công dân hoàn toàn có thể thực hiện đăng ký đặt lịch làm thẻ CCCD gắn chip tại tỉnh thành khác online qua ứng dụng zalo. Tuy nhiên, việc đăng ký thực hiện thủ tục này còn phụ thuộc rất nhiều vào cơ quan có thẩm quyền tại tỉnh thành đăng ký.” image-1=”” headline-2=”h4″ question-2=”Việc làm CCCD gắn chip tại tỉnh thành khác có mất thêm phí?” answer-2=”Việc cấp thể CCCD dù là tại địa bàn cư trú hay địa bàn bán trú đều có một mức giá chung. Theo đó trước ngày 01/07/2021 lệ phí của việc đổi thẻ CMND 9 số, 12 số sang thẻ CCCD là 15.000 đồng. Và sau ngày 01/07/2021 là 30.000 đồng. Trong trường hợp có sai sót về thông tin hoặc công dân có yêu cầu thì mức lệ phí là 25.000 đồng đối với những đối tượng đi làm lại trước ngày 01/07/2021 và 50.000 đồng đối với những đối tượng đi làm sau ngày 01/07/2021.Cấp lại thẻ khi bị mất, trở lại quốc tịch Việt Nam là 35.000 đồng đối với những trường hợp đi đăng ký trước ngày 01/07/2021; 70.000 đồng đối với những trường hợp đi đăng ký sau ngày 01/07/2021 T.” image-2=”” count=”3″ html=”true” css_class=””]
Trên đây là tư vấn của luật sư X về vấn đề CCCD gắn chip, chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn,giúp đỡ của luật sư, hãy sử dụng dịch vụ tư vấn luật hành chính hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.