Chuyển nhầm tiền từ thiện, rồi đòi Thủy Tiên trả lại. Câu chuyện đang gây tranh cãi nhiều trong làn sóng dư luận vừa qua. Theo đó, liên quan đến việc Thủy Tiên bị một tài khoản nói chưa giải quyết vụ chuyển nhầm 30 triệu tiền từ thiện; thay vì 300.000 đồng trong đợt hỗ trợ đồng bào miền Trung chịu ảnh hưởng do lũ vào tháng 10/2020. Vậy dưới góc độ pháp lý, vấn đề này được nhìn nhận như thế nào? Bài viết dưới đây Luật Sư X sẽ giải đáp cho bạn đọc về vấn đề này.
Phía Thủy Tiên đưa ra nhiều căn cứ lý giải cho việc chưa hoàn tiền lại cho người chuyển nhầm tiền từ thiện
Cho đến tối ngày 30/5, FC của Thuỷ Tiên đã đăng tải lời phản hồi đến từ chính quản lý của Thuỷ Tiên về sự việc chuyển nhầm tiền từ thiện. Theo như phần giải thích của quản lý. Do ekip không xác minh được thông tin cá nhân của khán giả tên T.H và đối chiếu có nhiều điểm sai lệch nên đã không thể chuyển lại 30 triệu đồng như yêu cầu. Ngoài ra, phía Thuỷ Tiên cho biết số tiền từ thiện hiện đã giải ngân hết. Nếu hoàn lại sẽ do nữ ca sĩ tự bỏ tiền túi ra trả lại cho khán giả. Ngoài ra, phía Thuỷ Tiên vô cùng bức xúc vì bạn khán giả kia tự tung thông tin cá nhân của ekip. Hậu quả cuộc sống của quản lý và trợ lý bị ảnh hưởng nhiều.
Trên thực tế, T.H đã có những trao đổi với chị Quỳnh (quản lý ca sĩ Thủy Tiên) về việc chuyển khoản nhầm tiền từ thiện. Phía bên quản lý của chị Quỳnh cũng đồng ý chuyển hoàn. Song do quá trình xác minh vẫn còn thiếu căn cứ nên chưa thể hoàn trả lại số tiền T.H chuyển nhầm. Cụ thể, phía ekip của Thuỷ Tiên đã đưa ra lời phản hồi về sự việc này như sau:
Thứ nhất
T.H đã gửi sao kê, thông tin cho chị Quỳnh về việc chuyển nhầm tiền từ thiện và được chị đồng ý hỗ trợ chuyển hoàn. Dù số tiền trên đã được sử dụng hết cho các đợt từ thiện ở miền Trung. Song sẽ chuyển hoàn bằng tiền cá nhân. Tuy nhiên việc xác thực có xảy ra vấn đề là hình CMND và hình ảnh T.H gửi không trùng khớp. Sự khác nhau ở đây là khác biệt hoàn toàn chứ không phải do ảnh cũ; ảnh mới hay sử dụng app chỉnh sửa. Trong cuộc điện thoại mà bạn liên hệ với chị Quỳnh. T.H đã giải thích là vì có phẫu thuật thẩm mỹ nên ảnh chụp mặt khác với CMND. Tuy nhiên, không cung cấp được hình ảnh nào chứng minh thêm, ví dụ như hình trước khi PTTM.
Thứ hai
Sau khi FC nhận được thông tin trên Facebook đã chủ động cung cấp email liên hệ để một lần nữa hỗ trợ T.H xác minh về việc chuyển nhầm tiền từ thiện để chuyển hoàn. Tuy nhiên, T.H đã tự động public email đó lên trang cá nhân và một số group anti mà chưa xin phép khi đó là thông tin cá nhân… Để lại hậu quả là chị Quỳnh, chủ sở hữu của mail đó nhận được rất nhiều mail chửi rủa, thóa mạ. Sau đó lại im ắng đến giờ vẫn chưa nhận được thêm bất kỳ thông tin nào từ T.H. Ngoài ra còn lên mạng và nói không biết có ý đồ gì xấu để tấn công hay không? Dùng nick ảo để đăng bài tố cáo gây ảnh hưởng Thủy Tiên và ekip.
Chuyển nhầm tiền từ thiện có đòi lại được không?
Quy định của pháp luật về việc chuyển nhầm tiền từ thiện
Theo quy định tại Điều 126 Bộ luật dân sự. Giao dịch có thể bị tuyên bố vô hiệu do nhầm lẫn bất kể lỗi của bên nào gây ra. Nếu bên nào có lỗi sẽ phải bồi thường thiệt hại cho bên kia, tức là các bên hoàn trả nhau những gì đã nhận. Trường hợp các bên không thỏa thuận được thì đưa sự việc ra tòa án có thẩm quyền giải quyết.
Nếu bên chuyển tiền chứng minh được đã chuyển tiền nhầm thông qua xác nhận giao dịch, sao kê chứng từ giao dịch từ ngân hàng… Căn cứ vào Điều 167 Bộ luật dân sự 2015. T.H có thể đến trực tiếp kiện bất kỳ người nào mà ca sĩ Thủy Tiên trao tiền và trao quà trong đợt lũ vừa qua để đòi lại số tiền từ thiện đã chuyển nhầm. Song, nếu theo hướng này thì e rằng bế tắc. Còn nếu bây giờ T.H kiện ca sĩ Thủy Tiên thì ngoài vấn đề phải chứng minh được rằng mình chuyển nhầm. Người này còn phải yêu cầu tòa án triệu tập những người được lợi thông qua hợp đồng không có đền bù như đã nói ở trên, để họ hoàn trả cho ca sĩ Thủy Tiên. Từ đó ca sĩ Thủy Tiên mới có số tiền này để trả lại cho T.H.
Chuyển nhầm tiền từ thiện về mặt từ thiện
Từ thiện vốn không phải một câu chuyện minh bạch có hợp đồng giao dịch, có thoả thuận với nhau rõ ràng. Đây chỉ đơn giản là một thủ tục xuất phát từ tình thương, yếu tố tâm tình. Là giúp đỡ những người hoạn nạn hoặc là người cho và người nhận giùm chứ không có giao dịch cụ thể nào. Việc T.H chuyển nhầm tiền từ thiện cho ca sĩ Thủy Tiên chính là một giao dịch dân sự. Bản chất ở đây là giao dịch đơn phương tồn tại trên quan hệ hợp đồng tặng cho tài sản. Tức việc chuyển tiền của T.H là hành vi tự nguyện của người này. Không hề có bất kỳ sự thỏa thuận hay bàn bạc giữa T.H và ca sĩ Thủy Tiên. Tất cả đều xuất phát từ việc từ thiện và xuất phát từ trên tinh thần tự nguyện của mỗi cá nhân. Và điều này không vi phạm quy định của pháp luật, không trái đạo đức xã hội.
Trên thực tế, Thuỷ Tiên đã trao hết số tiền quyên góp được hỗ trợ đồng bào miền Trung. Người hưởng lợi trong giao dịch này là những bà con vùng lũ. Bản thân Thủy Tiên không là người thụ hưởng, cũng không hề có lỗi trong chuyện này. Ca sĩ Thủy Tiên nếu trả lại trong trường hợp chuyển nhầm tiền từ thiện thì đó là xuất phát từ tâm của cô ấy.
Mời bạn đọc xem thêm bài viết sau:
- Cài ứng dụng phòng dịch trên điện thoại smartphone hoặc sẽ bị phạt
- Nghệ sĩ “quên” chuyển tiền từ thiện có bị xử phạt không?
- Dịch vụ xin giấy phép lao động cho người nước ngoài
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là nội dung tư vấn về vấn đề Chuyển nhầm tiền từ thiện, trách nhiệm thuộc về ai? Xử lý như thế nào?. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833102102.
Câu hỏi thường gặp
Quỹ từ thiện: Là quỹ được tổ chức, hoạt động với mục đích hỗ trợ khắc phục sự cố do thiên tai; hỏa hoạn, dịch bệnh, tai nạn. Hỗ trợ các đối tượng khác thuộc diện khó khăn, yếu thế cần sự trợ giúp của xã hội. Không vì mục tiêu lợi nhuận.
Điều 21 Nghị định 64/2008 quy định. Các tổ chức, cá nhân huy động, quản lý; phân phối sử dụng tiền, hàng cứu trợ trái với quy định tại Nghị định này. Tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý hành chính; hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
– Cản trở hoặc ép buộc tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động cứu trợ nhân đạo.
– Báo cáo sai sự thật, gian lận, chiếm đoạt, sử dụng trái phép tiền, hàng do các tổ chức, cá nhân trong nước, ngoài nước ủng hộ, đóng góp.
– Lợi dụng hoạt động cứu trợ để vụ lợi.
Điều 7 Nghị định 64/2008/NĐ-CP đã quy định về thời gian vận động đóng góp, tiếp nhận; phân phối tiền, hàng cứu trợ. Thời gian phân phối tiền, hàng cứu trợ được thực hiện ngay trong quá trình vận động đóng góp; kết thúc chậm nhất không quá 20 ngày. Kể từ ngày kết thúc thời gian vận động đóng góp được quy định tại khoản 2 Điều này.