Trước tình hình dịch bệnh COVID-19; ngày càng diễn biến phức tạp, các tỉnh thành phía Nam và Hà Nội; đã quyết định tiếp tục giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16. Với nguyên tắc, “gia đình cách ly với gia đình; thôn buôn cách ly với thôn buôn; xã cách ly với xã, huyện cách ly với huyện, tỉnh cách ly với tỉnh”. Như vậy, có một số độc giả đặt câu hỏi rằng: “Trong trường hợp nào được di chuyển ra ngoài?”; “Về quê chịu tang người thân có phải chịu cách ly theo Chỉ thị 16 không?”. Hãy cùng tìm hiểu vấn đề này cùng Luật sư X thông qua bài viết dưới đây.
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Về quê chịu tang người thân có thuộc trường hợp được di chuyển ra khỏi địa phương?
Theo quy định Chỉ thị 16/CT-TTg; nhằm giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm cộng đồng; yêu cầu người dân ở nhà, hạn chế tối đa ra ngoài, trừ các trường hợp thật sự cần thiết:
- Mua lương thực, thực phẩm, dược phẩm và hàng hóa, dịch vụ thiết yếu khác;
- Các trường hợp khẩn cấp như: Cấp cứu, khám chữa bệnh; thiên tai, hỏa hoạn,…
- Làm việc tại các cơ quan, đơn vị nhà nước, lực lượng vũ trang, cơ quan ngoại giao và tại các cơ sở nêu tại mục 2 trong Chỉ thị 16/CT-TTg.
Như vậy, Chỉ thị 16/CT-TTg quy định theo hướng hướng dẫn cách hiểu trường hợp cần thiết là trường hợp như thế nào. Tức là, trong trường hợp về quê chịu tang người thân; có thể được coi là trường hợp khẩn cấp được phép ra ngoài.
Ngoài ra, hiện nay; tại một số địa phương có diễn biến dịch bệnh phức tạp như tại TP Hà Nội; đã có Công điện hỏa tốc số 17; về việc thực hiện các biện pháp cấp bách phòng chống dịch Covid-19. Theo đó, yêu cầu tuyệt đối không để người dân ra khỏi thành phố, trừ những người được chính quyền cho phép. Cho nên, người dân muốn về quê chịu tang từ Hà Nội cần chuẩn bị các giấy tờ cần thiết để lưu thông qua các chốt.
Về quê chịu tang người thân có phải chịu cách ly
Bộ Y tế vừa có Công văn 5015/BYT-MT về cách ly y tế đối với người đến từ vùng đang có dịch. Cụ thể như sau:
- Yêu cầu tất cả những người đến từ các tỉnh, thành phố ghi nhận trường hợp mắc COVID-19 trong cộng đồng bắt buộc phải khai báo y tế trung thực, chịu trách nhiệm về các thông tin khai báo để phân loại các đối tượng nguy cơ.
- Thực hiện theo dõi sức khỏe và yêu cầu hạn chế tiếp xúc với những người xung quanh, không tham gia các hoạt động tập trung đông người trong vòng 14 ngày đối với những người từng đến các địa điểm có người mắc COVID-19 ở, lưu trú, khu vực phong toả (cách ly vùng) do có trường hợp mắc COVID-19 trong thời gian theo thông báo của UBND cấp tỉnh.
- Đối với những người không thuộc đối tượng nêu trên, thực hiện nghiêm các biện pháp phòng bệnh chung theo quy định.
Như vậy, trường hợp đi từ các địa phương đang có dịch bệnh thì cần khai báo y tế bắt buộc; và phải thực hiện cách ly tại gia đình trong vòng 14 ngày. Còn trong trường hợp đi từ các địa phương không có lây nhiễm cộng đồng thì cần thực hiện nghiêm các biện pháp phòng dịch chung.
Bên cạnh đó, người dân cũng cần liên hệ trực tiếp với chính quyền xã để có sự hướng dẫn cụ thể, do đây là trường hợp khẩn cấp, để đảm bảo sự phòng chống dịch theo đúng quy định.
Liên hệ Luật sư X
Trên đây là toàn bộ nội dung về Về quê chịu tang người thân có phải chịu cách ly theo Chỉ thị 16? ; của Luât Sư X. Để sử dụng dịch vụ của chúng tôi mời quý khách hàng liên hệ đến 0833102102 để được tiếp nhận.
Xem thêm:
- Không khai báo y tế bị xử phạt như thế nào?
- Hỗ trợ đối với trẻ em đang điều trị hoặc cách ly do Covid-19
Câu hỏi thường gặp
Việc chạy bộ nói riêng và tập thể dục ngoài trời nói chung không được xếp vào mục các trường hợp thiết yếu; và là hoạt động được yêu cầu tạm ngừng. Vì vậy, việc chạy bộ trong thời gian giãn các do Covid-19 ở Hà Nội là vi phạm pháp luật.
Có. Căn cứ Nghị quyết 68/2021/NQ-CP và Quyết định 23/2021/QĐ-TTg quy định về các đối tượng trẻ em được hỗ trợ theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền
Được hỗ trợ thêm một lần mức 1.000.000 đồng/trẻ em.
Ngân sách nhà nước đảm bảo chi phí đối với các chi phí ngoài phạm vi chi trả của bảo hiểm y tế;
Ngân sách nhà nước đảm bảo chi phí khám, chữa bệnh đối với trẻ em không có thẻ bảo hiểm y tế.