Vừa qua có một số vụ án xảy ra liên quan đến người tàn tật. Người tàn tật là một chủ thể đặc biệt trong hình sự, khả năng nhận thức và làm chủ hành vi của họ ít nhiều bị ảnh hưởng khi họ là người tàn tật. Vậy khi phải chịu trách nhiệm hình sự, người khuyết tật có được giảm nhẹ án tù không?. Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu sau đây
Xin chào Luật sư! Luật sư cho tôi hỏi: Bác tôi bị khuyết tật nghe nói. Vừa rồi bác tôi có đánh nhau với hàng xóm khiến người đó bị thương nặng. Vậy nếu bác tôi bị đi tù thì bác có được giảm nhẹ tội không? Rất mong nhận được sự phản hồi của Luật sư. Tôi xin cảm ơn
Cảm ơn câu hỏi của bạn đến chúng tôi. Luật sư X xin giải đáp câu hỏi của bạn như sau:
Căn cứ pháp lý
Bộ Luật Hình Sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017
Luật người khuyết tật (51/2010/QH12) ban hành 17/06/2010
Nghị định 28/2012/NĐ-CP
Thế nào là người khuyết tật
Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể; hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn.
Xác định dạng tật người khuyết tật được giảm nhẹ án tù
Điều 2 Nghị định 28/2012/NĐ-CP quy định cụ thể về các dạng tật; từ đó xác định một người bị tật mang đặc điểm như thế nào.
Khuyết tật vận động là tình trạng giảm hoặc mất chức năng cử động đầu, cổ, chân, tay, thân mình; dẫn đến hạn chế trong vận động, di chuyển.
Khuyết tật nghe, nói là tình trạng giảm hoặc mất chức năng nghe, nói hoặc cả nghe và nói, phát âm thành tiếng và câu rõ ràng; dẫn đến hạn chế trong giao tiếp, trao đổi thông tin bằng lời nói.
Khuyết tật nhìn là tình trạng giảm hoặc mất khả năng nhìn và cảm nhận ánh sáng, màu sắc, hình ảnh, sự vật trong điều kiện ánh sáng và môi trường bình thường.
Khuyết tật thần kinh, tâm thần là tình trạng rối loạn tri giác, trí nhớ, cảm xúc, kiểm soát hành vi, suy nghĩ và có biểu hiện với những lời nói, hành động bất thường.
Khuyết tật trí tuệ là tình trạng giảm hoặc mất khả năng nhận thức, tư duy biểu hiện bằng việc chậm; hoặc không thể suy nghĩ, phân tích về sự vật, hiện tượng, giải quyết sự việc.
Khuyết tật khác là tình trạng giảm hoặc mất những chức năng cơ thể khiến cho hoạt động lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn mà không thuộc các trường hợp được quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này.
Căn cứ xác định người khuyết tật được giảm nhẹ án tù
Từ việc xác định mức độ khuyết tật nặng hay nhẹ có thể làm căn cứ giúp những người khuyết tật phạm tội được giảm nhẹ án tù, án treo.
Người khuyết tật đặc biệt nặng là người do khuyết tật dẫn đến không thể tự thực hiện việc phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày;
Người khuyết tật nặng là người do khuyết tật dẫn đến không thể tự thực hiện một số việc phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày;
Người khuyết tật nhẹ là người khuyết tật không thuộc trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này.
Người khuyết tật phạm tội có phải đi tù không
Cấu thành quan trọng của tội phạm là chủ thể của tội phạm và mặt chủ quan của tội phạm. Xét về chủ thể, người khuyết tật nếu khuyết tật về tinh thần; thì khi xét đến yếu tố chủ quan có thể xử lý theo các hướng khác nhau. Nếu khuyết tật tinh thần hoàn toàn không thể làm chủ hành vi; thì sẽ được miễn trách nhiệm hình sự và đưa vào cơ sở chữa bệnh. Nếu khuyết tật tinh thần ở mức độ hạn chế và vẫn nhận thức được một phần mức độ nguy hiểm của hành vi; thì vẫn bị chịu trách nhiệm hình sự.
Căn cứ Điều 21 Bộ luật Hình sự 2015 quy định cụ thể về tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự
Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình; thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.
Người khuyết tật được giảm nhẹ án tù không
Theo Điểm p Khoản 1 Điều 51 Bộ luật hình sự (BLHS) hiện hành; nếu người phạm tội là người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng thì sẽ là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Theo đó, mức hình phạt có thể sẽ nhẹ hơn bình thường cho người phạm tội; tức có thể sẽ được giảm nhẹ án tù, án treo. Khi xét xử người tàn tật phạm tội có tỷ lệ thương tật càng cao; thì việc xem xét mức độ giảm nhẹ hình phạt cho họ có thể sẽ càng nhiều. Người khuyết tật nhẹ sẽ không là yếu tố giảm nhẹ tội theo quy định của bộ luật hình sự. Vậy người khuyết tật có thể được giảm nhẹ án tù, án treo tùy theo mức độ khuyết tật của người khuyết tật.
Giải quyết tình huống
Bác của bạn là người khuyết tật nghe nói thì trong trường hợp này nếu bác bạn là người khuyết tật tặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng thì sẽ được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự; còn nếu là người khuyết tật nhẹ sẽ được xem xét giảm nhẹ một phần trách nhiệm. Bạn nên đưa bác bạn đi khám sẽ xác định rõ mức độ khuyết tật của bác bạn để xem bác bạn có đủ điều kiện, cơ sở giảm nhẹ tội không.
Thông tin liên hệ
Trên đây bài viết tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Người khuyết tật có được giảm nhẹ án tù hay không?”. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc có vấn đề pháp lý khó khăn cần giải đáp; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.
Có thể bạn quan tâm
- Người khuyết tật có được hưởng các chế độ khi bị phạt tù?
- Đơn đề nghị xác định mức độ khuyết tật theo mẫu mới nhất
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ vào các yếu tố theo quy định pháp luật và quan sát trực tiếp người khuyết tật thông qua thực hiện hoạt động đơn giản phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày, sử dụng bộ câu hỏi theo tiêu chí về y tế, xã hội và phương pháp khác theo quy định để xác định mức độ khuyết tật, từ đó Hội đồng sẽ xác định mức độ khuyết tật.
Gia đình có trách nhiệm giáo dục, bảo vệ, nuôi dưỡng, chăm sóc người khuyết tật, tạo điều kiện để người khuyết tật được chăm sóc sức khỏe và thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình;
– Nhà nước tạo điều kiện để người khuyết tật phục hồi chức năng lao động, được tư vấn việc làm miễn phí, có việc làm và làm việc phù hợp với sức khỏe và đặc điểm của người khuyết tật.
– Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân không được từ chối tuyển dụng người khuyết tật có đủ tiêu chuẩn tuyển dụng vào làm việc hoặc đặt ra tiêu chuẩn tuyển dụng trái quy định của pháp luật nhằm hạn chế cơ hội làm việc của người khuyết tật.
– Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân sử dụng lao động là người khuyết tật tùy theo điều kiện cụ thể bố trí sắp xếp công việc, bảo đảm điều kiện và môi trường làm việc phù hợp cho người khuyết tật.