Thời gian vừa qua xuất hiện nhiều trường hợp bạo lực gia đình gây nhức nhối trong dư luận; khi những người cha, người mẹ có thể ra tay đánh đập, bạo hành chính con đẻ của mình; và những đứa trẻ bị bạo hành một cách tàn bạo suốt một thời gian dài. Mới đây công an đã vào cuộc điều tra người mẹ ruột bạo hành con cái đang gây bức xúc dư luận:
“Chiều 21/2, tại căn nhà cấp bốn của Huyền ở tổ dân phố Cầu Đơ 4; phường Hà Cầu, quận Hà Đông, cảnh sát thực nghiệm hiện trường vụ án với Huyền. Hoàng Thị Minh Huyền 34 tuổi, bị cáo buộc đánh đập con gái 12 tuổi trong thời gian dài. Nạn nhân 12 tuổi cho biết nhiều lần bị mẹ dùng ống nước; móc quần áo, thép bện thành sợi dây… đánh mỗi khi nổi cáu.
Sau khi ly hôn, Huyền sống còn ba con trong đó có bé gái 12 tuổi. Trong thời gian sống cùng các con; Huyền thường ngược đãi, dùng các vật dụng như ông nhựa, gậy gỗ; dây điện để đánh đập bé gái 12 tuổi khiến nạn nhân bị nhiều vết bầm tím trên người.
“Trận đòn gần đây nhất vào giữa tháng 1. Lúc tôi đi qua nghe rõ tiếng Huyền đánh con và quát nạt. Thông qua camera của một nhà hàng xóm; chúng tôi thấy chị ta dán băng dính vào mồm; trói tay, chân đứa trẻ 12 tuổi”, người hàng xóm nói. Sự việc được phát hiện hôm 25/1; báo công an khi một người họ hàng thấy cơ thể bé gái 12 tuổi nhiều vết bầm tím.“
Căn cứ pháp lý
Nghị định 144/2013/NĐ-CP ngày 29/10/2013 của Chính phủ
Bộ Luật Hình Sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017
Luật phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007
Luật Hiến pháp Việt Nam 2013 mới nhất hiện hành
Trường hợp mẹ ruột bạo hành con cái có bị xử phạt không?
Theo Tổ chức Sức khỏe Thế giới WHO; bạo hành trẻ em là tất cả những hành vi đối xử tệ bạc với trẻ em về cả thể chất và tinh thần như đánh đập, xâm hại tình dục, lợi dụng hay bỏ bê… dẫn đến những mối nguy hiện tiềm năng; hay hiện hữu đối với sức khỏe, nhân phẩm và sự phát triển của trẻ.
Căn cứ theo khoản 2 Điều 1 Luật phòng; chống bạo lực gia đình năm 2007 thì “Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất; tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình”.
Điều 37 Hiến pháp năm 2013; khẳng định: “Nghiêm cấm xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em”. Tuy nhiên trên thực tế, tình trạng xâm hại, ngược đãi trẻ em vẫn liên tiếp diễn ra, ảnh hưởng nghiêm trọng đến thể chất, tinh thần của trẻ em.
Vậy theo những quy định trên; thì mẹ ruột bạo hành con cái sẽ bị xử phạt theo quy định pháp luật; cụ thể ở đây là người mẹ có hành vi bạo lực gia đình; là hành vi bị cấm theo quy định pháp luật.
Xem thêm: Hành vi ngược đãi hành hạ cha mẹ được quy định thế nào?
Xử phạt hành chính mẹ ruột bạo hành con cái
Điều 27 của Nghị định 144/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính về bảo trợ; cứu trợ xã hội và bảo vệ, chăm sóc trẻ em quy định phạt tiền từ 5 – 10 triệu đồng đối với các hành xâm phạm thân thể; gây tổn hại về sức khỏe đối với trẻ em:
“Điều 27. Vi phạm quy định về cấm ngược đãi trẻ em; lợi dụng trẻ em vì mục đích trục lợi; ngăn cản trẻ em tham gia hoạt động xã hội
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Xâm phạm thân thể, gây tổn hại về sức khỏe đối với trẻ em;
b) Bắt nhịn ăn, nhịn uống, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân; bắt sống ở nơi có môi trường độc hại, nguy hiểm hoặc các hình thức đối xử tồi tệ khác với trẻ em;
c) Gây tổn thương về tinh thần, xúc phạm nhân phẩm, danh dự, lăng nhục, chửi mắng, đe dọa, làm nhục, cách ly, sao nhãng ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ em;
d) Dùng các biện pháp trừng phạt để dạy trẻ em làm trẻ em tổn thương, đau đớn về thể xác, tinh thần;
đ) Thường xuyên đe dọa trẻ em bằng các hình ảnh, âm thanh, con vật, đồ vật làm trẻ em sợ hãi, tổn thương tinh thần.”
Ngoài bị phạt tiền từ 5 – 10 triệu đồng; người có các hành vi nêu trên còn phải chịu mọi chi phí khám, chữa bệnh cho trẻ em.
Truy cứu trách nhiệm hình sự mẹ ruột bạo hành con cái
Tùy tính chất của từng sự việc; mẹ ruột bạo hành con cái có thể sẽ bị xử lý về một trong các tội sau đây:
– Tội cố ý gây thương tích: Theo Điều 134 Bộ luật Hình sự, người cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng đối với người dưới 16 tuổi thì sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
– Về tội hành hạ con theo Khoản 2 điều 185 Bộ luật Hình sự.
“Điều 185. Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình
1. Người nào đối xử tồi tệ hoặc có hành vi bạo lực xâm phạm thân thể ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Thường xuyên làm cho nạn nhân bị đau đớn về thể xác, tinh thần;
b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu;”
Như vậy nếu mẹ có hành vi thường xuyên làm cho con dưới 16 tuổi bị đau đớn về thể xác, tinh thần; đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà còn vi phạm thì sẽ bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm.
Có thể bạn quan tâm
- Hành vi bạo lực gia đình đối với vợ, chồng bị xử phạt ra sao?
- Thế nào là hành vi bạo lực gia đình theo quy định pháp luật?
- Hành vi bạo hành con vợ của cha dượng có thể chỉ bị phạt 10 triệu đồng
- Hướng dẫn thủ tục chấm dứt nuôi con nuôi
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Mẹ ruột bạo hành con cái bị xử phạt như thế nào?“. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại điều 4 Luật Trẻ em 2016, Bạo lực trẻ em là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khỏe; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của trẻ em. Bạo lực không chỉ là hành vi xâm hại sức khỏe mà còn về cả tinh thần của trẻ em.
Điều 31 Nghị định 144/2013/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về cấm lăng nhục, chửi, mắng và bắt làm những việc có tính chất xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm đối với trẻ em vi phạm pháp luật
“Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi lăng nhục, chửi, mắng, bắt làm những việc có tính chất xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm đối với trẻ em vi phạm pháp luật.”