Tự ý lập chốt thu tiền trái phép bị xử phạt như thế nào theo quy định?

bởi VinhAn
Tự ý lập chốt thu tiền trái phép bị xử phạt như thế nào theo quy định?

Hành vi tự ý lập chốt thu tiền trái phép là một hành vi vi phạm pháp luật và sẽ có những chế tài xử lý thật nghiêm minh. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về quy định các chế tài này. Liên quan tới chủ đề này, chúng tôi sẽ đề cập tới một vụ việc đang gây xôn xao dư luận gần đây. Đây là vụ việc một người đàn ông đã tự ý lập chốt thu tiền trái phép.

Tóm tắt vụ việc:

Một đối tượng tại Quảng Bình đã tự ý lập chốt chặn ô tô, xe máy của người đi đường để đe dọa, thu tiền bất hợp pháp khiến nhiều người bất bình. Đối tượng này hiện đã bị cơ quan công an tạm giữ.

Theo kết quả điều tra ban đầu, vào khoảng 9h30 ngày 17/9, Công an huyện Quảng Ninh nhận được tin báo phản ánh, tại đường liên xã Võ Ninh – Hàm Ninh, thuộc địa phận thôn Trúc Ly, xã Võ Ninh có đối tượng Lê Văn Hải tự ý lập chốt chặn các phương tiện ô tô, xe máy của người đi đường đe dọa, thu tiền bất hợp pháp.

Ngay sau khi nhận được thông tin, Công an huyện Quảng Ninh đã triển khai lực lượng nắm tình hình và thu thập tài liệu để làm rõ hành vi của Lê Văn Hải. Bước đầu cơ quan Công an đã xác định được hành vi cưỡng đoạt tài sản của đối tượng Hải, thu giữ số tiền liên quan, một côn nhị khúc và một số tang vật khác.

Vậy hành vi tự ý lập chốt thu tiền trái phép này sẽ bị xử lý thế nào? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu.

Căn cứ pháp lý

Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017

Nghị định 167/2013/NĐ-CP

Hành vi tự ý lập chốt thu tiền trái phép bị khép vào tội gì?

Trong trường hợp này, hành vi vi phạm của người đang ông có các dấu hiệu đe doạ sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản.

Đây lại là những dấu hiệu đặc trưng của hành vi cưỡng đoạt tài sản; với đặc trưng cơ bản là người vi phạm có hành vi uy hiếp tinh thần của người có trách nhiệm về tài sản bằng những thủ đoạn đe doạ sẽ dùng vũ lực; hoặc thủ đoạn khác làm cho người có trách nhiệm về tài sản lo sợ mà phải giao tài sản cho người phạm tội.

Ngoài ra, theo điều 170, BLHS 2015, người nào đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản sẽ bị xử lý hình sự theo quy định.

Như vậy với hành vi tự ý lập chốt thu tiền trái phép này; người đàn ông vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội danh cưỡng đoạt tài sản người khác.

Cấu thành tội phạm tội cưỡng đoạt tài sản

Tội cưỡng đoạt tài sản được cấu thành từ bốn yếu tố gồm:

Mặt khách quan của tội phạm, mặt của quan của tội phạm, chủ thể của tội phạm, khách thể của tội phạm.

Nếu hành vi tự ý lập chốt thu tiền trái phép có đầy đủ các yếu tố sau thì người vi phạm sẽ bị xử lý hình sự.

Mặt khách quan của tội cưỡng đoạt tài sản

Thể hiện ở hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản.

Về hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực là hành vi thể hiện thái độ, cử chỉ; lời nói tạo cho người bị đe dọa cảm giác sợ và tin rằng người phạm tội sẽ dùng bạo lực nếu không để cho lấy tài sản. Giữa thời điểm đe dọa sẽ dùng vũ lực với thời điểm dùng vũ lực có một khoảng cách nhất định về thời gian. Cho nên, người bị đe dọa có điều kiện suy nghĩ, cân nhắc để quyết định hành động.

Về hành vi dùng thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản là hành vi đe dọa sẽ làm một việc gây thiện hại về tài sản; danh dự, uy tín nếu người bị uy hiếp không thỏa mãn yêu cầu chiếm đoạt tài sản của người phạm tội (như đe dọa hủy hoại tài sản, loan tin về đời tư, tố giác hành vi phạm pháp…của người bị đe dọa).

Lưu ý, tội cưỡng đoạt tài sản là tội có cấu thành hình thức và được coi là hoàn thành từ thời điểm người phạm tội thực hiện một trong các hành vi phân tích ở trên chứ không phụ thuộc vào việc có chiếm đoạt được tài sản hay không.

Mặt chủ quan của tội cưỡng đoạt tài sản

Tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp. Mục đích chiếm đoạt tài sản là yếu tố bắt buộc của cấu thành tội phạm này.

Chủ thể của tội cưỡng đoạt tài sản

Chủ thể của tội phạm là người từ đủ 16 tuổi trở lên (phạm tội thuộc khoản 1); hoặc từ đủ 14 tuổi trở lên đối với tội rất nghiêm trọng; đặc biệt nghiêm trọng và có năng lực trách nhiệm hình sự.

Khách thể của tội cưỡng đoạt tài sản

Khách thể của tội cưỡng đoạt tài sản cùng lúc xâm hại đến hai khách thể (quan hệ sở hữu và quan hệ nhân thân); nhưng chủ yếu là quan hệ sở hữu. Trong đó, việc xâm hại đến quan hệ nhân thân không phải mục đích của tội phạm mà chỉ đe dọa tinh thần làm cho người bị cưỡng đoạt phải giao tài sản.

Hành vi tụ ý lập chốt thu tiền trái phép bị xử phạt như thế nào?

Tùy vào mức độ và tính chất vi phạm; người vi phạm sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc xử phạt hành chính như sau:

Truy cứu trách nhiệm hình sự

Điều 170, BLHS 2015 về tội cưỡng đoạt tài sản quy định các khung hình phạt sau:

1. Người nào đe dọa sẽ dùng vũ lực; hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản; thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu; hoặc người không có khả năng tự vệ;

d) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

đ) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

e) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

b) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

b) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng; hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.”

Xử phạt hành chính

Người từ đủ 14 đến dưới 16 chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội “Cưỡng đoạt tài sản” áp dụng khung hình phạt từ 03 – 10 năm trở lên căn cứ theo Điều 12 Bộ luật Hình sự 2015. Người dưới 16 tuổi nếu không bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì vẫn có thể bị phạt hành chính về hành vi cưỡng đoạt tài sản.

Hành vi cưỡng đoạt tài sản được xếp vào các hành vi dùng thủ đoạn để buộc người khác đưa tiền, tài sản. Theo điểm c khoản 2 Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP:

Điều 15. Vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của người khác

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Trộm cắp tài sản;

b) Công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác;

c) Dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản của người khác;

d) Sử dụng trái phép tài sản của người khác.

Như vậy, người phạm tội cưỡng đoạt tài sản có thể bị truy cứu hình sự với mức phạt tù lên đến 20 năm, người dưới 16 tuổi thực hiện hành vi cưỡng đoạt tài sản có thể bị phạt hành chính đến 5.000.000 triệu đồng.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Hành vi gây thất thoát tài sản bị xử lý ra sao theo quy định pháp luật?
Hành vi trộm cắp tài sản khi chờ việc bị xử lý ra sao theo quy định?
Youtuber cưỡng đoạt tài sản gần 2 tỷ sẽ đối mặt với mức án nào?

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về “Tự ý lập chốt thu tiền trái phép bị xử phạt như thế nào theo quy định?“. Nếu có thắc mắc gì về vấn đề này xin vui lòng liên hệ: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Hành vi uy hiếp tỉnh thần được hiểu là gì?

Hành vi uy hiếp tỉnh thần là hành vi dọa gây thiệt hại về tài sản, danh dự, uy tín bằng bất cứ thủ đoạn nào nếu người bị uy hiếp không thoả mãn yêu cầu chiếm đoạt tài sản của người phạm tội. Những hành vi này xét về tính chất cũng giống như hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực vì cùng có khả năng khống chế ý chí của người bị đe dọa.

Tội cưỡng đoạt tài sản có quy định về hình phạt giành cho trường hợp chuẩn bị phạm tội?

Căn cứ điều 170 bộ luật hình sự 2015; quy định về hình phạt đối với tội cưỡng đoạt tài sản không quy định về hình phạt cho trường hợp chuẩn bị phạm tội.

Chuẩn bị phạm tội là gì?

Chuẩn bị phạm tội là tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện khác để thực hiện tội phạm hoặc thành lập, tham gia nhóm tội phạm, trừ trường hợp thành lập hoặc tham gia nhóm tội phạm quy định tại Điều 109, điểm a khoản 2 Điều 113 hoặc điểm a khoản 2 Điều 299 của Bộ luật này.

5/5 - (2 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm